IMF: Nền kinh tế Mỹ có thể né được một cuộc suy thoái kinh tế trong gang tấc
BÀI LIÊN QUAN
Một loại hàng hóa ghi nhận đà lao dốc “khủng khiếp”, dù trước đó có giá tăng phi mã4 nước G7 cấm vận vàng Nga, thị trường vàng biến động ra sao?Phương Tây đang tự "mua dây buộc mình" từ lệnh trừng phạt NgaTheo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), nền kinh tế số 1 thế giới có thể tăng trưởng chậm lại trong 2 năm 2022 và 2023 nhưng vẫn có khả năng không rơi vào tình trạng suy thoái.
"Chính sách ưu tiên của Mỹ ở thời điểm hiện tại là làm giảm đà tăng trưởng của thu nhập và giá cả mà không kích hoạt một cuộc suy thoái". Trong một báo cáo được công bố vào hôm 24/6, IMF cho biết "Đó sẽ là một nhiệm vụ khó" trong bối cảnh chuỗi cung ứng toàn cầu đang tồn tại nhiều nút thắt, tình trạng thiếu hụt người lao động trong nước tiếp tục kéo dài xung đột tại Ukraine đang tạo ra nhiều bất ổn.
Kế hoạch nâng lãi suất lên ngưỡng 3,5-4% của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) "sẽ giúp đẩy nhanh tốc độ siết chặt điều kiện tài chính từ trước đó, hỗ trợ sớm việc kéo giảm lạm phát về ngưỡng mục tiêu", đây chính là nhận định của bà bà Kristalina Georgieva, Giám đốc điều hành IMF sau khi báo cáo của cơ quan này được công bố.
Bà Georgieva cho biết, dựa trên lộ trình đã được vạch ra trong cuộc họp tháng 6 mới diễn ra của Ủy ban Thị trường mở Liên bang và triển vọng thâm hụt tài khóa giảm, IMF dự báo nền kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng chậm lại. IMF "đã có những phiên thảo luận hết sức hiệu quả" với Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen và Chủ tịch Fed Jerome Powell, bà Georgieva tiết lộ.
"Chúng tôi đưa ra dự báo rằng nước Mỹ có thể né được một cuộc suy thoái. Tuy nhiên, tình trạng bất ổn hiện tại không thể bị coi nhẹ", bà Georgieva nói.
Trong một cuộc họp báo, bà Georgieva đưa ra dự báo rằng rủi ro nền kinh tế Mỹ giảm tốc trong năm nay, đặc biệt là trong năm 2023 là "rất lớn". Trong trường hợp suy thoái xảy ra thì nó cũng không thể tồn tại quá lâu, đây chính là nhận định của Nigel Chalk, Phó Giám đốc phụ trách các quốc gia ở khu vực Tây bán cầu của IMF.
Trước đó, Fed đã tăng lãi suất thêm 0,75 điểm phần trăm trong ngày 15/6, đây là mức tăng cao nhất kể từ năm 1994 đến nay và ông Powell đang phát đi những tín hiệu về một đợt tăng lãi suất mới với mức tăng tương tự hoặc ít nhất là 0,5 điểm phần trăm trong tháng 7.
Khi lãi suất tham chiếu tăng sẽ gây ảnh hưởng đến hàng triệu hộ gia đình cũng như các doanh nghiệp Mỹ. Do nó sẽ kéo hàng loạt lãi suất lên cao như lãi vay để mua nhà, mua ô tô, lãi thẻ tín dụng và vay kinh doanh, từ đó làm giảm tốc nền kinh tế.
Mới đây, trong một bài báo, CNN đã dẫn kết quả khảo sát của Đại học Michigan cho thấy, tâm lý của người tiêu dùng xứ sở cờ hoa với nền kinh tế nước ngày trong tháng 6/2022 đã xuống tới mức kỷ lục, giảm 50% so với cùng kỳ năm ngoái vì nỗi lo lạm phát ngày càng tăng cao. Bất chấp những điểm sáng như báo cáo việc làm tháng 5/2922 tăng khá mạnh cùng với đó là tỷ lệ thất nghiệp chỉ còn ở mức 3,6%, "cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt", cùng các đợt bán tháo trên thị trường chứng khoán và các dự đoán liên tục về suy thoái đang bào mòn niềm tin của người dân vào nền kinh tế Mỹ.
Theo Giám đốc phụ trách cuộc khảo sát trên, Tiến sĩ kinh tế học Joanna Hsu nhận định, lạm phát đang là mối quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng Mỹ trong thời điểm này. Theo khảo sát, có đến 47% người tiêu dùng Mỹ đổ lỗi cho việc giá cả tăng mạnh làm suy giảm mức sống của họ. Khi giá cả ngày một tăng cao, người dân chỉ còn cách là điều chỉnh kế hoạch chi tiêu của bản thân, đồng thời sẽ thắt chặt chi tiêu, điều này sẽ góp phần dẫn đến suy thoái kinh tế và gây ra nhiều nỗi lo hơn.
Người đứng đầu của ngân hàng trung ương Mỹ cùng với đồng nghiệp đã tỏ rõ quyết tâm kéo giảm lạm phát xuống, khi mà lạm phát đang ở mức cao nhất trong hơn 40 sau một thời gian dài nới lỏng chính sách tiền tệ nhằm hỗ trợ nền kinh tế vượt qua được đại dịch Covid-19. Từ năm 2022, Fed đã nâng lãi suất trong 3 cuộc học liên tiếp với mức tăng đến 1,25%. Nhiều quan chức dự báo Fed sẽ tăng lãi suất thêm khoảng 1,75% tính tới cuối năm nay.
Kể từ khi Nga bắt đầu tiến hành chính sách quân sự trên lãnh thổ của Ukraine, giá dầu toàn cầu ngày một tăng cao, làm cho tình hình lạm phát của Mỹ ngày một tăng thêm trong bối cảnh thế giới đang dần hồi phục chuỗi cung ứng toàn cầu đã bị đứt gãy do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Tại Mỹ, lạm phát còn bắt nguồn từ những gói hỗ trợ khổng lồ trong đại dịch Covid-19.
Trong một cuộc họp báo, Giám đốc của IMF, bà Georgieva cho biết IMF nhận định nước Mỹ cần xây dựng thêm một khung chính sách nhằm hạn chế gia tăng áp lực lên giá dầu cao, đây cũng là điều bà đã trao đổi với Bộ trưởng Yellen trong tuần trước.
Việc áp lực giá cả tại Mỹ đã vượt qua đà tăng chi phí năng lượng và thực thực, bà bà Georgieva nhận định người đứng đầu bộ tài chính và Fed đều "không có lựa chọn nào khác" ngoài góp sức vào mục tiêu giúp kéo giảm lạm phát.
IMF đã đưa ra gợi ý với Tổng thống Joe Biden bằng cách dỡ bỏ các hàng rào thuế quan, đối với các mặt hàng như thép và nhôm, bệnh cạnh đó là những loại hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Trước đó, Katherine Tai cho biết hàng rào thuế quan nhằm vào 330 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc luôn đem lại lợi ích cho Mỹ trên bàn đàm phán. IMF chia sẻ việc ủng hộ chương trình hành động Build-back-better của Tổng thống Mỹ, cơ quan này cho rằng, chiến lược này sẽ giúp gỡ các nút thắt về nguồn cung, giúp cải thiện tỷ lệ người dân tham gia vào lực lượng lao động thúc đẩy việc đầu tư và sáng tạo.
Bà Georgieva chia sẻ, "nếu không được Quốc hội thông qua, nước Mỹ sẽ bỏ lỡ một cơ hội quý giá".
"Chính phủ Mỹ nên tiếp tục nghiên cứu sự thay đổi của chính sách thuế, chi tiêu và nhập cư, giúp tạo ra việc làm đồng thời giúp gia tăng nguồn cung hàng hóa và hỗ trợ người yếu thế", bà Georgieva nói.