meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Nga cắt nguồn cung khí đốt, Đức lâm vào khủng hoảng

Thứ ba, 28/06/2022-08:06
Sau khi nguồn cung khí đốt từ Nga bị cắt giảm, người tiêu dùng Đức phải đối mặt với giá khí đốt tăng gấp 3 lần trong những tháng tới.

Tờ Guardian dẫn lời một quan chức năng lượng cấp cao của Đức cho biết, người tiêu dùng Đức có thể sẽ phải đối mặt với việc giá khí đốt tăng gấp 3 lần trong những tháng tới sau khi Nga chính thức “siết van” khí đốt tới châu Âu.

Ông Klaus Müller, người đứng đầu cơ quan mạng lưới liên bang Đức cho biết, Moscow đã giảm dòng khí đốt từ đường ống Nord Stream 1 xuống còn 40% công suất vào tuần trước với lý do vấn đề kỹ thuật. Berlin cho rằng lý do này chỉ là cái cớ vớ vẩn. Và điều này đã khiến giá khí đốt trên thị trường tăng vọt gấp 4 đến 6 lần.

Theo ông Müller,  sự nhảy vọt về giá như vậy khó có thể chuyển hoàn toàn cho người tiêu dùng, nhưng sự thật là người dân Đức đã phải gồng mình gánh chịu giá khí đốt tăng chóng mặt. "Giá có thể gấp đôi hoặc gấp 3", ông Müller nói trên đài truyền hình ARD của Đức.

Ông cho biết hóa đơn năng lượng của người dân đã tăng hơn so với mùa thu năm ngoái.


Người dân Đức có thể sẽ phải đối mặt với sự tăng chóng mặt của giá khí đốt
Người dân Đức có thể sẽ phải đối mặt với sự tăng chóng mặt của giá khí đốt

Ngày 23/06, Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck cho biết nền kinh tế lớn nhất châu Âu đã chính thức kích hoạt giai đoạn 2 hay còn gọi là “giai đoạn báo động” của kế hoạch khẩn cấp 3 giai đoạn về năng lượng, tiến gần hơn tới việc phân bổ nguồn cung khí đốt cho ngành công nghiệp. Bước đi này được cho là sẽ giáng đòn mạnh vào trung tâm sản xuất của nền kinh tế Đức.

Mặc dù ông Habeck hy vọng sẽ không phải sử dụng tới biện pháp phân bổ khí đốt để vượt qua mùa đông sắp tới, nhưng ông cho biết sẽ "không loại trừ điều đó". "Kể từ bây giờ, Đức đang thiếu hụt khí đốt", ông nói.

Kế hoạch 3 giai đoạn

Nền kinh tế số 1 châu Âu, hiện tại, đã chuyển sang giai đoạn 2 của kế hoạch khẩn cấp 3  giai đoạn về năng lượng khi có sự gián đoạn nguồn cung hoặc nhu cầu sử dụng khí đốt tăng cao. 

Theo đó, ở giai đoạn này, chính phủ Đức sẽ cung cấp 1 khoản vay 15 tỷ euro để làm đầy các cơ sở lưu trữ khí đốt và bắt đầu bán đấu giá khí đốt cho các ngành công nghiệp để khuyến khích các doanh nghiệp lớn sử dụng ít khí đốt hơn.

Việc chính phủ chuyển sang giai đoạn 2 của kế hoạch 3 giai đoạn đã đặt ra nhiều áp lực hơn cho các nhà cung cấp và khai thác năng lượng trong việc cân bằng sự gián đoạn bằng cách tìm kiếm các nguồn cung khí đốt thay thế.

Để thực hiện được điều này, các công ty khí đốt sẽ phải đảm bảo được nguồn cung trong giai đoạn đầu của kế hoạch, trong khi các nhà khai thác mạng lưới khí đốt sẽ phải báo cáo với Bộ Kinh tế Đức ít nhất mỗi ngày một lần, còn các nhà khai thác lưới điện phải đảm bảo ổn định lưới điện.

“Giai đoạn báo động” này cũng cho phép các công ty tiện ích chuyển chi phí tăng cao cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, theo BBC, rất có thể giới chức Đức sẽ không áp dụng cách này.


Giới chức Đức đang khẩn trương thực hiện các biện pháp đối phó nếu Nga cắt nguồn cung khí đốt
Giới chức Đức đang khẩn trương thực hiện các biện pháp đối phó nếu Nga cắt nguồn cung khí đốt

Sự can thiệp của nhà nước sẽ xuất hiện nếu kế hoạch bước vào giai đoạn 3, thời kỳ nguồn cung đã bị gián đoạn đáng kể mà thị trường không thể đối phó được. Điều đó cũng đồng nghĩa nguồn cung khí đốt sẽ được phân bổ.

Trong giai đoạn 3 này, trước tiên các nguồn cung khí đốt phục vụ ngành công nghiệp sẽ bị ảnh hưởng và hạn chế đầu tiên. Các hộ gia đình, bệnh viện sẽ được ưu tiên. Tuy nhiên, nếu biện pháp này kéo dài có thể gây ảnh hưởng tới ngành công nghiệp Đức. Bởi sức mạnh công nghiệp nước này lâu nay được hỗ trợ đáng kể nhờ khả năng tiếp cận năng lượng giá rẻ của Nga, nhưng giờ đây đang bị Nga "siết" lại.

Diễn biến đáng lo ngại 

Tình hình khí đốt tại Đức được đánh giá là có những diễn biến đáng lo ngại khi tuần trước, Nga đã cắt giảm dòng chảy khí đốt qua đường ống Nord Stream 1 xuống còn 40% công suất với lý do trục trặc kỹ thuật. Nguồn cung khí đốt qua đường ống này sẽ ngừng hẳn trong 10 ngày từ 11/7 đến 21/7 khi Nord Stream 1 đóng cửa bảo dưỡng.

Trước đó, Fatih Birol, người đứng đầu Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đã đưa ra cảnh báo Nga có thể cắt đứt hoàn toàn nguồn cung khí đốt cho châu  u và khuyến cáo EU cần có những chuẩn bị trước cho tình huống này càng sớm càng tốt.

Chia sẻ với BBC, ông Nathan Piper, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu dầu khí tại Investec, cho rằng việc tiếp tục hạn chế nguồn cung khí đốt từ Nga sang châu Âu là một "diễn biến đáng lo ngại".

Theo đó, nếu Đức dừng nhập khẩu khí đốt từ Nga hoặc Nga cắt hoàn toàn nguồn khí đốt cung cấp cho Đức nền kinh tế Đức sẽ đảo lộn. Bởi 46% nhu cầu tiêu thụ khí đốt của nước này được đáp ứng bởi Nga. Khí đốt Nga là nguồn năng lượng chủ lực để sưởi ấm cho các hộ gia đình, làm đầu vào cho các nhà máy phát điện, và duy trì hoạt động của các nhà máy ở Đức.


46% nhu cầu tiêu thụ khí đốt của Đức được đáp ứng bởi Nga
46% nhu cầu tiêu thụ khí đốt của Đức được đáp ứng bởi Nga

Sau khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra, EU nhận thấp sự cấp bách phải “cai” khí đốt Nga. Khối này đã lên một chiến lược nhằm cắt giảm 66% nhập khẩu khí đốt từ Nga trong năm nay và đến năm 2027 chấm dứt hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn cung năng lượng Nga.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Đức Christian Lindner cũng nói rằng nước này đang “hành động nhanh nhất có thể” để có thể từ bỏ nguồn cung năng lượng từ Nga, nhưng loại trừ khả năng chấm dứt sử dụng năng lượng Nga một cách đột ngột.

“Câu hỏi đặt ra là đến mức độ nào thì chúng ta có thể gây tổn thất cho Nga nhiều hơn gây tổn thất cho chính mình”, ông Lindner nói trong một cuộc trả lời phỏng vấn tờ Die Zeit. “Nếu tôi có thể đi theo sự mách bảo của trái tim, thì có lẽ ngay lập tức sẽ có lệnh cấm vận đối với tất cả mọi thứ từ Nga. Nhưng làm vậy chưa chắc có thể khiến cỗ máy chiến tranh dừng lại ngay lập tức”.

Tháng trước, theo Văn phòng Thống kê Liên bang Đức, lạm phát ở Đức tăng lên mức cao nhất trong hơn 40 năm, với chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 7,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân chính dẫn tới lạm phát ở Đức cao như vậy là giá dầu thô và khí đốt đã tăng khoảng 40% trong vòng 1 năm. Nếu nguồn cung khí đốt Nga gián đoạn, lạm phát ở Đức gần như chắc chắn sẽ lập thêm đỉnh mới.

Tuần trước, hiệp hội các nhà cung cấp năng lượng Đức BDEW tuyên bố “đã sẵn sàng vạch ra một kế hoạch chi tiết” để nhanh chóng loại bỏ khí đốt Nga, nhưng đồng thời cũng kêu gọi các chính trị gia hành động thận trọng.

“Xét cho cùng, việc cắt khí đốt Nga chẳng khác gì chuyển đổi toàn bộ nền công nghiệp của nước Đức”, bà Marie-Luise Wolff, Chủ tịch BDEW, nói trong một tuyên bố.

Bởi vậy, ngành công nghiệp Đức đang xem xét sẽ đối phó với tình trạng nguồn cung thắt chặt ra sao. Một số công ty đang cân nhắc sử dụng lại các nguồn năng lượng trước đây đã bị loại bỏ dần như than và dầu.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

15 giờ trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

2 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

3 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

3 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

3 ngày trước