meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Đức cảnh báo hậu quả nếu tiếp tục thiếu khí đốt của Nga: Các cơ sở sản xuất phải đóng cửa, chuỗi cung ứng ở châu Âu sụp đổ

Thứ hai, 27/06/2022-16:06
Trong thời điểm hiện nay, nước Đức đang rơi vào tình trạng thiếu khí tự nhiên nghiêm trọng và các ngành công nghiệp có khả năng sẽ phải hạn chế lượng tiêu thụ vì động thái mới đây của Nga. Ngoài Đức thì hàng chục nước khác cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. 

Theo Doanh nghiệp & Kinh doanh, đại diện ngành công nghiệp Đức lo ngại các cơ sở sản xuất của nước ngày phải đóng cửa dẫn đến sụp đổ chuỗi cung ứng ở châu Âu nếu Nga chấm dứt nguồn cung khí đốt.

Sau các lệnh trừng phạt chưa từng có của phương Tây vào Nga do ảnh hưởng của cuộc xung đột Ukraine - Nga, hàng chục quốc gia châu Âu trong đó có Đức đã chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi việc cắt giảm dòng khí đốt đến từ Nga. 

Bộ trưởng kinh tế Đức ông Robert Habeck cảnh báo rằng nước này sẽ thiếu khí đốt nếu như nguồn cung của Nga vẫn thấp như thời điểm hiện tại và một số ngành công nghiệp của Đức sẽ phải đóng cửa khi mùa đông đến. Theo kế hoạch này thì các hộ gia đình và bệnh viện ở Đức sẽ được ưu tiên phân bổ khí đốt hơn so với các doanh nghiệp trong trường hợp nguồn cung tiếp tục bị hạn chế.

Lãnh đạo các doanh nghiệp và nghiệp đoàn Đức cũng đưa ra cảnh báo rằng, dù có bất kỳ một gián đoạn nào trong việc cung cấp khí đốt đều có thể tàn phá nặng nề nền kinh tế lớn nhất châu Âu, vốn còn chưa hồi phục hoàn toàn sau cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng sau đại dịch Covid-19. 

Trong phỏng vấn trả lời báo Handelsblatt, ông Muller - người đứng đầu Cơ quan Mạng lưới Liên bang Đức, đã thừa nhận khả năng cao Đức sẽ phải đưa ra những quyết định sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho các doanh nghiệp, việc làm, chuỗi cung ứng và toàn bộ các địa phương ở nước này. Đây cũng là lý do khiến cơ quan này tiến hành thu thập các dữ liệu nhằm đưa ra các quyết định chính xác nhất. Ông còn nhấn mạnh, người dân cần phải giảm tiêu thụ khí đốt ngay từ bây giờ nhằm giảm nguy cơ phải kích hoạt mức độ ba trong kế hoạch khẩn trương trong trường hợp cần cắt điện. 


Một đoạn đường ống dẫn khí tự nhiên từ Nga sang phương Tây nặng 24 tấn. Ảnh: Nord Stream 2
Một đoạn đường ống dẫn khí tự nhiên từ Nga sang phương Tây nặng 24 tấn. Ảnh: Nord Stream 2

Nguy cơ nền kinh tế Đức bị suy sụp

Theo CNN đưa tin, vào ngày 23/6 vừa qua, nước Đức đã kích hoạt hai trong ba giai đoạn của chương trình khẩn cấp về khí tự nhiên, đưa nền kinh tế lớn nhất châu Âu đến gần hơn với việc hạn chế sử dụng khí trong hoạt động công nghiệp. 

Bộ trưởng Kinh tế Đức, ông Robert Habeck cho biết, ông hy vọng nước này sẽ không phải hạn chế tiêu thụ để có thể vượt qua được mùa đông sắp đến, nhưng ông cũng không thể cam kết chắc chắn được điều đó.

"Từ giờ trở đi, nguồn cung khí tự nhiên tại Đức sẽ bị thiếu hụt. Có thể các bạn chưa cảm nhận được nhưng trên thực tế chúng ta đang trong một cuộc khủng hoảng khí tự nhiên", Bộ trưởng Habaek phát biểu trước giới báo chí tại Berlin.


Đức được coi là "anh cả" của châu Âu, đồng thời phụ thuộc vào nguồn cung năng lượng đến từ Nga
Đức được coi là "anh cả" của châu Âu, đồng thời phụ thuộc vào nguồn cung năng lượng đến từ Nga

Nếu tiếp tục bị hạn chế tiêu thụ khí tự nhiên, lĩnh vực sản xuất của nước Đức sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề. Trong ngành sản xuất phân bón, khí tự nhiên đóng vai trò không thể thiếu, vừa đóng vai trò là nguyên liệu, vừa đóng vai trò là nhiên liệu cung cấp nhiệt lượng cho cả quá trình sản xuất.

Ngoài ra, khí tự nhiên còn được sử dụng để sản xuất ra nhiều loại hóa chất khác, khí hydro và phát điện. Nếu không có điện thì sẽ không có ngành công nghiệp nào tại Đức vận hành được. Chưa kể đến, khí tự nhiên còn được sử dụng trong sưởi ấm giúp các gia đình vượt qua được mùa đông lạnh lẽo.

"Các doanh nghiệp sẽ phải dừng sản xuất, sa thải lao động, chuỗi cung ứng sẽ bị sụp đổ, người dân sẽ phải lâm vào tình trạng nợ nần chỉ để chi trả cho việc sưởi ấm, mọi người sẽ nghèo đi", đây là những lời mà Bộ trưởng Habeck chia sẻ với tạp chí Der Spiegel vào hôm 24/6 vừa qua. Ông còn cho rằng, việc Nga giảm cung cấp khí đốt cho Đức là một phần trong chiến lược của ông Putin để chia rẽ nước này.

Khí tự nhiên từ các nhà sản xuất ở Nga được vận chuyển thông qua hệ thống đường ống, đi qua biển Baltic hoặc nhiều nước trên đất liền như Belarus, Ukraine, Thổ Nhĩ Kỳ,... để đến các kho chứa ở châu Âu, sau đó lại theo các đường ống nhỏ hơn để đi tới từng hộ gia đình.


Một cơ sở trên hệ thống đường ống Nord Stream 1 tại Lubmin, Đức ngày 8/3. Ảnh: Reuters.
Một cơ sở trên hệ thống đường ống Nord Stream 1 tại Lubmin, Đức ngày 8/3. Ảnh: Reuters.

Quá trình xây dựng đường ống dẫn khí đốt tự nhiên tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc. Ví dụ điển hình là dự án Nord Stream 2 nằm trên biển Baltic xây dựng trong vòng 10 năm và đã tiêu tốn khoảng 11 tỷ USD. Chính vì thế, hợp đồng mua bán khí tự nhiên giữa châu Âu và Nga thường có thời hạn dài đến hàng chục năm để đảm bảo việc thu hồi vốn.

Hơn nữa, các bên cũng khó có thể tìm được người mua và hoặc người bạn nằm ngoài hệ thống đường ống dẫn đã được xây dựng. 

Tuy nhiên, kể từ khi xung đột giữa Nga - Ukraine nổ ra thì hồi cuối tháng 2, nguy cơ khủng hoảng năng lượng ngày càng cao khi phương Tây vẫn tăng cường các lệnh trừng phạt với Nga, khiến cho các giao dịch mua bán khí tự nhiên giữa Nga và các nước châu Âu trở nên khó khăn hơn. Ngoài ra, Nga cũng có lý do để trả đũa phương Tây thông qua việc dùng cung cấp nhiên liệu hóa thạch cho các nước này.

Vào tuần trước, tập đoàn Gazprom của Nga đã cắt giảm khoảng 60% lượng khí tự nhiên qua Nord Stream 1 sang Đức. Phía Nga đã đổ lỗi cho các lệnh cấm vận của phương Tây khiến nước này không nhận được một động cơ tuabin quan trọng trong quá trình vận hành đường ống. 

Trong khi đó, tập đoàn năng lượng ENI của Italia cho biết, tập đoàn Gazprom đã cắt giảm khoảng 15% nguồn cung khí tự nhiên chảy tới nước này.


Hầu hết nền kinh tế của các nước châu Âu phụ thuộc lớn vào năng lượng của Nga
Hầu hết nền kinh tế của các nước châu Âu phụ thuộc lớn vào năng lượng của Nga

Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu nhận định Nga đã vũ khí hóa năng lượng

Theo Reuters, vào hôm 24/6, Bộ trưởng Công nghệ Czech, ông Jozef Sikela phát biểu: "Chúng ta đang ở trong một giai đoạn mới của cuộc chiến tranh năng lượng mà ông Putin khơi mào. Chúng ta không biết được cuộc chiến này sẽ leo thang đến đâu. Không thể loại trừ khả năng nguồn cung sẽ giảm hoặc thậm chí ngừng hẳn."

Trong Liên minh châu Âu (EU), đã có ít nhất 12 nước thành viên chịu ảnh hưởng của việc Nga giảm nguồn cung khí đốt, Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu Frans Timmermans phát biểu hôm hôm 23/6.

Ông Timmermans phát biểu trước các nhà lập pháp của EU: "Nga đã biến năng lượng thành vũ khí, và chúng ta đang trông thấy ngày càng nhiều quyết định dừng cung cấp khí tự nhiên được thông báo trong những ngày gần đây. Tất cả điều này đều nằm trong chiến lược của Nga nhằm phá hoại sự đoàn kết của chúng ta."

"Rủi ro đứt hoàn toàn mạch cung ứng khí tự nhiên hiện nay đang lớn hơn bao giờ hết", ông nhấn mạnh.

Hôm 23/6, người phát ngôn điện Kremlin, ông Dmitry Peskov cho biết, lượng khí tự nhiên từ Nga đến châu Âu đang giảm sút là do các vấn đề liên quan đến kỹ thuật chứ không phải lý do chính trị, qua đó khẳng định Nga không hề có "toan tính bí mật" nào.

"Những đối tác người Đức của chúng tôi hiểu rất rõ chu kỳ kỹ thuật của việc bảo dưỡng đường ống dẫn khí. Chu kỳ này đã vận hành nhiều năm nay một cách chính xác và không hề có bất kỳ sai sót nào. Vậy nên tôi thất rất lạ khi thấy mọi người lôi chuyện chính trị vào việc này", ông Peskov nói thêm.

Hiện tại, Nga đang có lịch bảo dưỡng định kỳ đường ống Nord Stream 1 trong khoảng thời gian 10 ngày từ ngày 11 đến 21/7. Tuy nhiên, châu Âu lại lo sợ rằng, sau khi đóng van để bảo dưỡng, Nga sẽ không mở lại sẽ khiến cho châu Âu không thể tích trữ được nhiên liệu cho mùa đông đang tới.


Hiện nay giá khí đốt không còn ở đỉnh nhưng vẫn ở mức cao hơn nhiều so với năm 2021 khi xung đột Nga - Ukraine chưa nổ ra
Hiện nay giá khí đốt không còn ở đỉnh nhưng vẫn ở mức cao hơn nhiều so với năm 2021 khi xung đột Nga - Ukraine chưa nổ ra

Ông Fatih Birol, Tổng giám đốc Tổ chức Năng lượng Quốc tế (IEA), hôm 22/6 đã cảnh báo rằng Nga có thể cắt đứng hoàn toàn nguồn cung khí tự nhiên đến châu Âu để nâng vị thế đàm phán của mình trong cuộc xung đột với Ukraine.

Nga sẽ mất đi một nguồn thu quan trọng đến từ việc xuất khẩu năng lượng nến dừng hẳn việc bán khí đốt cho phương Tây, nhưng đối với châu Âu thì hậu quả sẽ khủng khiếp hơn nhiều. 

Các nhà phân tích tại Goldman Sachs cho rằng, nếu đường ống dẫn khí Nord Stream 1 không hoàn tất việc bảo dưỡng và vận hành trở lại vào tháng 7 thì châu Âu sẽ không có đủ nguồn cung khí tự nhiên để dùng cho mùa đông năm nay, tức là có thể sẽ có người chết vì lạnh. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Tin mới cập nhật

Hàn Quốc: Phát triển robot “Iron Man”, giúp người bị liệt nửa người có thể đi lại

14 giờ trước

Người Hà Nội ưu tiên chung cư, TP.HCM chọn nhà riêng

14 giờ trước

Bất động sản bất ngờ dẫn đầu lợi nhuận của quý IV/2024

14 giờ trước

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

14 giờ trước

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

1 ngày trước