meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Tàu chở dầu của Nga ‘lúc ẩn lúc hiện’, chúng cung cấp nhiên liệu cho thế giới như thế nào?

Thứ bảy, 25/06/2022-14:06
Những con tàu chở dầu của Nga trên Đại Tây Dương dần biến mất đầy “bí ẩn” trong bối cảnh Mỹ và đồng minh áp dụng các lệnh trừng phạt nhằm vào Moscow.

Theo Bloomberg, khi các con tàu chở dầu của Nga di chuyển đến hòn đảo nhỏ Azores, cách đất liền Bồ Đào Nha khoảng 1.500 km về phía tây, đã có ít nhất 3 chiếc tàu thoát khỏi sự kiểm soát của hệ thống hàng hải một cách huyền bí trong 10 ngày qua. Có thể, những chiếc tàu này đã vận chuyển thùng dầu sang những con tàu khác để di chuyển. Trước khi xảy ra chiến tranh giữa Nga - Ukraine, điều này chưa từng xảy ra, vì vậy các vệ tinh dùng để theo dõi các hoạt động trên biển chưa được thay đổi để kiểm soát được những vấn đề này.

Cho đến hiện tại, không ai có thể hiểu rõ được lý do tại sao những người điều khiển con tàu lại tắt định vị. Cũng có thể suy đoán rằng do người mua và người bán không muốn những giao dịch của họ bị chú ý đến. Mặc dù, phía Liên minh châu Âu (EU) đưa ra các lệnh cấm nhập khẩu đối với dầu của Nga, tuy nhiên trong tháng 12 tới thì các lệnh này mới có hiệu lực đầy đủ.


Tàu chở dầu của Nga mất tích bí ẩn
Tàu chở dầu của Nga mất tích bí ẩn

Vận chuyển dầu bằng đường biển là con đường phổ biến nhất đối với các quốc gia trên thế giới. Nga nhiều năm qua đã vận chuyển nhiều hàng hóa qua đường thủy cho Đan Mạch và gần đây là Địa Trung Hải. Nhưng hầu như không bắt gặp tình trạng mất định vị các tàu này, mà chủ yếu là các tàu của  Iran và Venezuela do chịu áp lực từ các biện pháp trừng của Mỹ và phương Tây.

Các con tàu chở dầu này sẽ đi đến cạnh những con tàu to lớn hơn và thực hiện hành động bơm dầu. Các con tàu lớn sau đó sẽ di chuyển đến khắp các nước trên thế giới để giao dịch mua bán dầu, trước khi được đưa vào lọc dầu tại các nhà máy để tạo ra nhiên liệu, theo Bloomberg.

Theo Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí sạch (CREA), tổng lượng nhiên liệu hóa thạch mà châu Âu thu vào từ Nga là 61%. Nga tiếp liên tiếp được hưởng lợi khi giá dầu toàn cầu leo thang nhanh chóng. Mặc dù, chiến tranh của Nga và Ukraine khiến cho nhiều thị trường trên thế giới giảm lượng dùng trên lý thuyết. Nhưng thực tế, không dễ dàng để thay thế được nhiên liệu của Nga. 

Bắt đầu từ khi Nga tiến hàng chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, 98 tỷ USD từ việc xuất khẩu nhiên liệu đã được Moscow thu về. Đây là con số khá ấn tượng khi Nga đang chịu tác động bởi các biện pháp trừng phạt của phương Tây.

Trong bối cảnh giá dầu liên tiếp ở trên mức 100 USD/thùng, tận dụng thời cơ này, các nền kinh tế tỷ dân như Ấn Độ và Trung Quốc đã nhanh chóng thực hiện việc thu mua nguồn dầu giá rẻ của Nga và đem về nhiều lợi ích kinh tế.

Nga cũng đã lên kế hoạch và thúc đẩy việc xuất khẩu dầu cho các nước châu Á và coi đây là thị trường “tiềm năng” để ứng phó với trường hợp châu Âu thành công trong việc ngừng sử dụng năng lượng của quốc gia này. Tuy nhiên, giá cả ở châu Âu sẽ tăng mạnh nếu họ tiếp tục từ chối sử dụng nguồn năng lượng của Nga, thậm chí sẽ có nhiều hoạt động bị ảnh hưởng nặng nề từ việc thiếu dầu.

Ngoài ra, theo một bài báo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đưa ra, năm 2021 việc đầu tư khai thác than tăng 10% so với năm 2020 và trong năm nay hoạt động này sẽ tiếp tục tăng lên. Mặc dù, việc đốt than tạo ra nhiều khí thải hơn, độc hại hơn các nhiên liệu khác, nhưng dữ liệu lại cho thấy rằng thế giới đang ngày càng phụ thuộc hơn vào nguồn nhiên liệu này.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Tin mới cập nhật

Hàn Quốc: Phát triển robot “Iron Man”, giúp người bị liệt nửa người có thể đi lại

13 giờ trước

Người Hà Nội ưu tiên chung cư, TP.HCM chọn nhà riêng

13 giờ trước

Bất động sản bất ngờ dẫn đầu lợi nhuận của quý IV/2024

13 giờ trước

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

13 giờ trước

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

1 ngày trước