meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

4 nước G7 cấm vận vàng Nga, thị trường vàng biến động ra sao?

Thứ ba, 28/06/2022-08:06
Cấm vận vàng là biện pháp tiếp theo của phương Tây nhằm cắt đứt nguồn thu ngoại tệ thông qua xuất khẩu của Nga, đồng thời ngăn Moscow dùng vàng để tránh né các lệnh trừng phạt của châu Âu đối với mình.

Theo Dân trí, thị trường vàng không có quá nhiều biến động khi 4 thành viên của nhóm 7 nền kinh tế phát triển nhất thế giới (G7) gồm Anh, Mỹ, Nhật Bản, Canada cấm nhập khẩu vàng của Nga.

Cấm vận vàng Nga là bước tiến tiếp theo của Mỹ và các đồng minh trong nỗ lực sử dụng các công cụ kinh tế để gây sức ép lên Nga để buộc nước này phải chấm dứt chiến dịch quân sự tại Ukraine.

Vai trò của xuất khẩu vàng đối với nền kinh tế Nga

Quyết định cấm vận vàng Nga được Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Anh Boris Johnson công bố ngay trước thềm hội nghị thượng đỉnh nhóm các nước công nghiệp G7 diễn ra vào ngày 26/6.

Theo Reuters, Bộ Tài chính Mỹ đã công bố quyết định chi tiết về việc cấm vận hoạt động nhập khẩu vàng của Nga vào Mỹ từ ngày 28/6, sau khi các nước G7 chính thức đưa ra thông báo lệnh trừng phạt tập thể.


Mỹ, Anh và các đồng minh thuộc nhóm G7 sẽ công bố lệnh cấm vận tập thể với vàng Nga vào ngày 28/6. Ảnh: Reuters.
Mỹ, Anh và các đồng minh thuộc nhóm G7 sẽ công bố lệnh cấm vận tập thể với vàng Nga vào ngày 28/6. Ảnh: Reuters.

Phương Tây đã đưa ra nhiều lệnh trừng phạt vào Nga nhưng vẫn chưa trực tiếp nhắm tới hoạt động thương mại liên quan tới vàng của nga. Tuy nhiên, từ sau khi xung đột với Ukraine xảy ra thì nhiều ngân hàng, các công ty luyện kim và vận chuyển quốc tế đã lần lượt dừng các giao dịch liên quan đến vàng từ Nga. 

Vàng là một trong những tài sản dự trữ không thể thiếu mà Ngân hàng Trung ương Nga đang nắm giữa. Nó cũng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Nga trong bối cảnh nước này đang đối mặt với lệnh cấm vận quốc tế.


Vàng là mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Nga. Ảnh: BBC
Vàng là mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Nga. Ảnh: BBC

Mỗi năm, Nga sản xuất khoảng 10% tổng lượng vàng khai thác toàn cầu mỗi năm. Từ sau khi đơn phương sáp nhập Crimea của Ukraine vào năm 2014, Nga đã tăng gấp 3 lần lượng dự trữ vàng trên thế giới. 

Hiện tại, Ngân hàng Trung ương Nga đang dự trữ khoảng 2.000 tấn vàng với giá trị ròng vào khoảng 140 tỷ USD. Theo World Gold Council, khoản dự trữ bằng vàng này lớn thứ 5 thế giới. 

Vào năm 2020, Nga xuất khẩu lượng vàng có giá trị lên đến 19 tỷ USD. Trong đó, hơn 90% giá trị vàng được bán cho Anh. Trong khi đó, vào năm 2019, lượng vàng Mỹ nhập khẩu từ Nga có giá trị khoảng 200 triệu USD. 

Năm 2021, giá trị vàng xuất khẩu của Nga giảm nhẹ xuống gần 16 tỷ USD, tuy nhiên, nhóm G7 vẫn tiếp tục chiếm khoảng 90% giá trị xuất khẩu vàng của Nga. 

Gần đây, để giảm thiểu tác động từ các lệnh trừng phạt của phương Tây, giới nhà giàu Nga đã tăng cường mua vào vàng miếng. Theo CBS News, chính phủ Mỹ cho biết Nga đã và đang sử dụng vàng để có thể hỗ trợ duy trì giá trị của đồng ruble. Một trong các cách thức duy trì đó là dùng vàng để đối lấy các ngoại tệ không thuộc các nước đã áp lệnh cấm vận lên Moscow. Một cách làm khác chính là Nga đem bán vàng miếng, thông qua các thị trường chính thức, chợ đen hoặc môi giới, cho các đối tác để thu về loại ngoại tệ mạnh. 

Vàng cũng có thể được Nga sử dụng trong các giao dịch mua hàng hóa, dịch vụ trực tiếp từ các đối tác sẵn sàng trao đổi bằng hình thức này. 

Thị trường vàng không có nhiều biến động

Sáng ngày 27/6, doanh nghiệp vàng lớn tại Hà Nội đã niêm yết giá vàng miếng SJC tại 67,95 - 68,67 triệu đồng/lượng, tăng 100.000 đồng/lượng ở chiều mua và giữ nguyên giá ở chiều bán so với phiên trước đó. Tại TP.HCM, giá thu gom tương đương Hà Nội nhưng bán ra với giá rẻ hơn 20.000 đồng/lượng. Chênh lệch giữa mua và bán dao động trong khoảng 800.000 - 820.000 đồng/lượng.

Trên thị trường quốc tế, giá vàng giao ngay trên sàn Kitco ở mức 1.835 USD/ounce (tương đương với giá 51,5 triệu đồng/lượng), tăng khoảng 8 USD so với hôm qua. Quy đổi theo tỷ giá USD tự do chưa tính thuế hay phí, giá vàng trên thế giới vẫn đang ở mức rẻ hơn trong nước khoảng 17,17 triệu đồng/lượng.


Giá vàng thế giới không có quá nhiều biến động sau khi Anh, Canada, Mỹ và Nhật Bản cấm nhập khẩu vàng Nga. Ảnh. Dân trí
Giá vàng thế giới không có quá nhiều biến động sau khi Anh, Canada, Mỹ và Nhật Bản cấm nhập khẩu vàng Nga. Ảnh. Dân trí

Sau khi 4 thành viên của nhóm 7 nước có nền kinh tế phát triển nhất thế giới (G7) bao gồm Anh, Canada, Mỹ, Nhật Bản cấm vận vàng Nga. Đây là biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Moscow nhằm phản đối chiến sự đang xảy ra ở Ukraine. Vì vàng chính là mặt hàng xuất khẩu mang về cho mang về nguồn lợi lớn thứ 2 cho Nga, chỉ sau năng lượng.

Mỹ cho biết, Nga chiếm khoảng 5% tổng lượng vàng xuất khẩu trên thế giới trong năm 2020 và 90% lượng vàng từ Nga được xuất khẩu sang các nước trong nhóm G7. Trong năm 2021, vàng là một trong những mặt hàng xuất khẩu chính của Nga với giá trị đạt 15,5 tỷ USD. 

Trên Twitter, Tổng thống Mỹ Biden viết: "Chúng tôi sẽ cấm nhập khẩu vàng của nga, từ một hàng xuất khẩu chính đem về hàng chục tỷ USD cho quốc gia này". Thủ tướng Anh cũng đưa ra quan điểm tương tự, theo ông lệnh cấm này sẽ tác động trực tiếp đến nền kinh tế Nga.

Tuy nhiên, có một số nhà phân tích đặt vấn đề nghi ngờ về tác động của lệnh trừng phạt này. Trước đó hồi tháng 3, sau khi xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine bùng nổ, Hiệp hội Thị trường vàng thỏi London (LBMA) đã lại bỏ các nhà máy tinh chế vàng của Nga ra khỏi danh sách giao hàng của mình. Vào thời điểm đó, cơ quan này cũng đã thừa nhận, lệnh cấm vận vàng không ảnh hưởng đến thị trường vàng toàn cầu vì sản lượng vàng từ Nga chủ yếu là trong nước.

Hiện tại, lệnh cấm mới dành cho Nga chỉ áp dụng cho các quốc gia trong nhóm G7. Trong khi, 2 quốc gia tiêu thụ vàng lớn nhất là Trung Quốc và Ấn Độ vẫn tiếp tục mua kim loại quý của Nga. 

Ông Byron King từ Agora Financial nhận định, các biện pháp trừng phạt mà phương Tây áp lên Nga có thể phản tác dụng khi giá dầu và lương thực vẫn tiếp tục tăng. Đặc biệt "sự thổi phồng giá của USD" để chống lại Nga có thể gây ra những hậu quả lớn đối với kinh tế Mỹ.

Nguồn thu của Nga sẽ giảm bao nhiêu khi lệnh cấm vận vàng được thực thi?

Mỹ và các nước đồng minh áp đặt lệnh cấm vận vàng lên Nga nhằm nỗ lực đánh vào một trong những mặt hàng xuất khẩu thu về ngoại thế lớn nhất của Nga chỉ sau năng lượng là dầu mỏ và khí đốt.

Theo AFP, tác động trực tiếp của lệnh cấm vận này chính là vàng của Nga sẽ không còn cơ hội để tiếp cận thị trường nhóm G7, vốn chiếm 90% giá trị xuất khẩu vàng hàng năm của Nga. Điều này sẽ khiến cho Nga đánh mất hàng chục tỷ mỗi năm. 

Hơn nữa, khi lệnh cấm vận này được thực thi thì các cá nhân và tổ chức trước đây vẫn trao đổi hàng hóa, dịch vụ, ngoại tệ lấy vàng Nga sẽ dần chùn tay vì số vàng họ mua với giá rẻ từ Nga sẽ không thể tiêu thụ tại thị trường của các nước thuộc nhóm G7.

Trong bối cảnh bị cấm vận trên thị trường tài chính quốc tế, công cụ hiếm hoi để Nga thu mua ngoại tệ là vàng cũng bị cấm vận sẽ khiến Nga bị mất khả năng huy động vốn quốc tế.

Rachel Ziemba, chuyên gia của tổ chức tư vấn chính sách Center for a New American Security, đánh giá: "Biện pháp này được đưa ra nhằm xóa bỏ các lỗ hổng trong hệ thống trừng phạt, đồng thời tăng cường sức ép kinh tế lên Nga".


Hội nghị thượng đỉnh nhóm G7 năm nay diễn ra tại Bavarian Alps, Đức. Ảnh: Kiyoshi Ota/EAP
Hội nghị thượng đỉnh nhóm G7 năm nay diễn ra tại Bavarian Alps, Đức. Ảnh: Kiyoshi Ota/EAP

Sau khi chính phủ các nước công bố hướng dẫn cụ thể về các vận hành của cơ chế trừng phạt nhằm vào vàng Nga sẽ thấy rõ hơn tác động từ lệnh cấm vận này. 

Tổng thống Joe Biden viết trên Twitter: "Cùng nhau, G7 sẽ thông báo lệnh cấm vận tập thể đối với vàng Nga, mặt hàng xuất khẩu mang về hàng chục tỷ USD mỗi năm".

Trong khi đó Thủ tướng Anh Boris Johnson còn tuyên bố, lệnh cấm vận tập thể này sẽ đánh thẳng vào giới tài phiệt cũng như gây thiệt hại cho bộ máy quân sự của Nga.

Một quan chức cấp cao của Nhà Trắng cho biết, đây chỉ là một phần trong chuỗi các biện pháp trừng phạt bổ sung với mục tiêu ngăn chặn Moscow né tránh các lệnh trừng phạt đang được áp dụng.

Trong bối cảnh các bộ phận của nền kinh tế Nga đang phải chịu sức ép nặng nề từ trừng phạt quốc tế, ngân hàng, hàng không, năng lượng và hàng tiêu dùng. Do đó, việc cấm cửa vàng Nga khỏi thị trường quốc tế sẽ gây tác động lớn đối với nền kinh tế nước này.

Khi mà London đóng vai trò là trung tâm trong giao dịch vàng quốc tế, lệnh cấm vận này được thi hành sẽ "có tác dụng ở quy mô toàn cầu, loại vàng Nga khỏi thị trường giao dịch chính thức quốc tế", Anh tuyên bố.

Ngoài ra, giới chức G7 cho biết, tổng thể các lệnh trừng phạt của phương Tây đang dần gia tăng áp lực lên khả năng chịu đựng của Nga. Những lệnh trừng phạt bổ sung sẽ hạn chế những cách mà Nga đang thực hiện để duy trì chiến dịch quân sự tại Ukraine đang bước sang tháng thứ 5. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

13 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

13 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

13 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

13 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước