meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Nguy cơ nước giàu nhất EU gặp "thảm họa" vì khí đốt không đủ dùng

Thứ hai, 27/06/2022-16:06
Ngành công nghiệp nước Đức có thể phải đóng cửa hoàn toàn.

Nguy cơ toàn bộ ngành công nghiệp nước Đức phải đóng cửa

Bộ trưởng Kinh tế Robert Habeck trả lời phỏng vấn tờ Der Spiegel (Đức) đã đưa ra cảnh báo rằng Đức có thể phải đóng cửa toàn bộ ngành công nghiệp nếu tình trạng khí đốt tự nhiên thiếu hụt trên toàn quốc, theo hãng tin RT (Nga).

Ông Habeck phát biểu: “Các nhà máy sẽ bị đình trệ hoạt động sản xuất. Một số ngành công nghiệp sẽ bước vào giai đoạn thảm họa. Tất nhiên, chúng ta không nói vài tuần, mà đó là một khoảng thời gian dài. Sẽ có nhiều người mất đi việc làm và nhiều khu vực sẽ không còn những khu phức hợp công nghiệp”.

Habeck cho biết khí đốt hiện đã trở thành một mặt hàng khan hiếm và cảnh báo một đợt tăng giá bất thường có thể sẽ kéo dài. “Điều này sẽ ảnh hưởng đến sản xuất công nghiệp và trở thành gánh nặng lớn cho nhiều người tiêu dùng. Đó là một cú sốc”.


Thiếu khí đốt, Đức có thể sẽ phải đối mặt thảm họa
Thiếu khí đốt, Đức có thể sẽ phải đối mặt thảm họa

Thế nhưng, theo sự khẳng định của Bộ trưởng Đức, người dân nước này rất đoàn kết khi phải đứng trước những khó khăn. Họ vẫn ủng hộ các lệnh trừng phạt đối với Nga và sẵn sàng chấp nhận những khó khăn trong thời gian tới bằng mức độ chấp nhận được.

Bộ trưởng Habeck hồi đầu tuần này cho biết hiệu quả của các biện pháp trừng phạt của phương Tây nhằm vào Nga đã phần nào thể hiện rõ khi Nga cắt giảm nguồn cung khí đốt sang Đức.

Vào tuần trước, lượng khí đốt từ Nga sang Đức thông qua đường ống Nord Stream đã giảm tới 60%. Theo thông báo từ tập đoàn năng lượng khổng lồ của Nga - Gazprom, nguồn cung khí đốt bị cắt giảm là do những vấn đề về kỹ thuật và điều này xuất phát từ lệnh trừng phạt của phương Tây.

Gazprom cho biết nhà cung cấp thiết bị Siemens Energy của Đức đã không cung cấp các thiết bị bơm khí vào trạm nén khí đúng hạn. Tại một cơ sở bảo trì ở Canada, các tuabin trong đường ống của Nga hiện cũng bị mắc kẹt. Chúng không được sử dụng do lệnh trừng phạt của Ottawa đối với Nga. Theo Siemens, Canada và Đức đang tìm kiếm một giải pháp khác.

Các công ty Đức kêu gọi sử dụng công nghệ cũ

Trong bối cảnh nguồn cung khí đốt khan hiếm do các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga, các doanh nghiệp Đức kêu gọi chính phủ nên cân nhắc việc tăng cường sản lượng khí đốt tự nhiên trong nước. Điều này bao gồm cả việc áp dụng công nghệ fracking (chiết xuất khí thiên nhiên từ sâu trong lòng đất).

Nguy cơ nước giàu nhất EU gặp "thảm họa" vì khí đốt không đủ dùng - ảnh 2

Giám đốc điều hành Tập đoàn năng lượng EON của Đức, ông Leonhard Birnbaum nói với tạp chí WirtschaftsWoche: “Chúng ta phải tự hỏi xem liệu có thể mở rộng thêm mỏ khí tự nhiên tại Đức hay không?”

Thế nhưng, ông cũng cho rằng rất khó xảy ra khả năng sản xuất khí đốt tại Đức vì các biện pháp kiểm soát môi trường nghiêm ngặt và yêu cầu phải có giấy phép hợp pháp. Ông đưa ra lời kêu gọi tìm kiếm các giải pháp thay thế để phá vỡ các hạn chế trước đây.

Từ những năm 1960, công nghệ fracking đã được sử dụng ở Đức nhằm vào việc khai thác khí tự nhiên từ nguồn dự trữ thông thường, gồm đá sa thạch và đá cacbonat. Có khoảng ⅓ lượng khí đốt tự nhiên được sản xuất trong nước xuất phát từ lượng khai thác bằng công nghệ fracking này.

Tuy nhiên, vì những rủi ro về môi trường như động đất hay ô nhiễm nước, nên công nghệ này đã bị cấm tại Đức.
 Hiện chỉ có khoảng 5% khí đốt tiêu thụ ở Đức được khai thác trong nước, còn lại là nhập khẩu. Theo mục tiêu của Chính phủ Đức, nước này sẽ độc lập với khí đốt của Nga vào năm 2024.

Giá khí đốt tại châu Âu tăng mạnh

Trong bối cảnh dòng khí đốt của Nga bị gián đoạn qua đường ống Nord Stream, giá khí đốt tại châu Âu tiếp tục tăng mạnh. Đó là lần đầu tiên kể từ tháng 3, mức giá đã tăng trên 1.500 USD/1.000m3 hôm 23/6.

Nguy cơ nước giàu nhất EU gặp "thảm họa" vì khí đốt không đủ dùng - ảnh 3

Các lô hàng của Gazprom của Nga thông qua đường ống Nord Stream đã giảm xuống còn khoảng 40% công suất do lệnh trừng phạt làm ảnh hưởng đến nguồn cung linh kiện. Hiện thị trường khí đốt châu Âu đang thiếu hụt nghiêm trọng nguồn cung cấp năng lượng từ ngoài. Điều đó khiến các nước châu Âu phải công bố các biện pháp khẩn cấp ở tuần này để giảm thiểu việc sử dụng khí đốt tự nhiên.

Thời điểm châu Âu đang chạy đua tích trữ cho mùa đông ghi nhận sản lượng nhập khẩu giảm đi. Trong khi đó, các kho xăng trên lục địa này hiện đang lưu trữ ở mức 55%.

Đức là quốc gia phụ thuộc nhiều vào khí đốt của Nga, trước đây đã tìm cách duy trì mối quan hệ năng lượng bền chặt với Moscow.

Hé lộ mục tiêu trừng phạt tiềm năng tiếp theo của EU

Trong vòng trừng phạt nhằm vào Nga tiếp theo, vàng có thể là một trong những đối tượng được EU nhắm tới. Thông tin này được hãng Reuters trích dẫn một văn bản dự thảo của các nhà lãnh đạo EU ngày 23/6.

Dự thảo văn bản EC ngày 20/6 cho biết: “[Ủy ban châu Âu (EC) ] sẽ tiếp tục thảo luận về các biện pháp trừng phạt, gồm tăng cường thực hiện và ngăn chặn hành vi gian lận”.

Theo thông tin tiết lộ từ hãng Reuters, mặc dù vẫn chưa có thông tin mới nào về các gói trừng phạt, tuy nhiên mọi thứ vẫn đang được tiến hành để xác định lĩnh vực nào sẽ bị ảnh hưởng. Họ chỉ ra rằng vàng có thể là một trong những mục tiêu nhắm tới tiếp theo của EU.

Ở một mặt khác, EC đang làm việc để thêm vàng vào danh sách. Thế nhưng, nguồn tin cho biết hiện chưa rõ liệu biện pháp trừng phạt mới có cấm nhập khẩu vàng, xuất khẩu vàng hoặc cả hai hay không.

Kể từ khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, EU đã thông qua 6 gói trừng phạt nhằm vào Nga, trong đó có lệnh cấm vận đối với nhập khẩu dầu theo từng giai đoạn.

Ở một mặt khác, các nhà hoạch định chính sách ở châu Âu hiện đang cố gắng lấp đầy các kho chứa dưới lòng đất bằng nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên để cung cấp cho các hộ gia đình đủ nhiên liệu cho việc sưởi ấm nhà cửa trước khi trời giá lạnh trở lại.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

21 giờ trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

2 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

3 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

3 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

3 ngày trước