meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Dự báo của IMF: Việt Nam sẽ nằm trong nhóm tăng trưởng mạnh nhất Đông Nam Á trong 3 năm tới

Thứ bảy, 04/06/2022-20:06
Theo dự báo của IMF, đến năm 2027, GDP của Việt Nam sẽ gần bằng Thái Lan với mức khoảng hơn 690 USD (Việt Nam 690,11 tỷ USD, Thái Lan 692,6 tỷ USD).

Theo dự báo của IMF, khoảng 2 năm nữa, quy mô nền kinh tế của Singapore có thể sẽ lùi xuống xếp thứ 6 Đông Nam Á, trong khi đó Việt Nam vẫn xếp thứ 4 sau Malaysia.

Năm 2025, quy mô kinh tế của Việt Nam sẽ vươn lên đứng thứ 3 Đông Nam Á với GDP 571,12 tỷ USD. Đứng thứ nhất là Indonesia (1630 tỷ USD), tiếp vị trí thứ hai thuộc về Thái Lan (632,45 tỷ USD). Trong khi đó, Malaysia (556 tỷ USD) sẽ sếp ngay sau nước ta, Philippines (523,53 tỷ USD) đứng ở vị trí thứ 5 và Singapore (496,81 tỷ USD) với vị trí thứ 6.


Dữ liệu và dự báo của IMF về GDP các nước trong nhóm ASEAN giai đoạn 1998 - 2022 và dự báo đến năm 2027
Dữ liệu và dự báo của IMF về GDP các nước trong nhóm ASEAN giai đoạn 1998 - 2022 và dự báo đến năm 2027

Đến năm 2027, GDP của Việt Nam sẽ gần bằng Thái Lan với mức khoảng hơn 690 USD. Cụ thể Thái Lan đạt mức 692,6 tỷ USD, còn Việt Nam đạt 690,11 tỷ USD.


GDP của Việt Nam và GDP của Thái Lan theo dữ liệu và dự báo của IMF
GDP của Việt Nam và GDP của Thái Lan theo dữ liệu và dự báo của IMF

Tiếp đó, vị trí thứ 4 thuộc về Malaysia với mức GDP được dự báo sẽ đạt 633,63 tỷ USD năm 2027. Philippines với 614,63 tỷ USD đứng thứ 5 và Singapore đứng vị trí thứ 6 với 543,84 tỷ USD cùng thời điểm đó.
Năm 2020 Việt Nam lần đầu tiên vượt qua Singapore về GDP để trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 Đông Nam Á. 

Vào năm 2019, một báo cáo của ngân hàng DBS Bank được Bloomberg cho hay: "Tiềm năng tăng trưởng của kinh tế Việt Nam trong thập kỷ tới khoảng 6-6,5%. Nguyên nhân của sự tăng trưởng này là nhờ nguồn vốn đầu tư của nước ngoài khá mạnh và có hiệu quả. Nếu tốc độ này được thì sau khoảng 10 năm nữa kinh tế Việt Nam sẽ lớn hơn quy mô nền kinh tế của Singapore".

Cũng tại thời điểm đó, dự báo của DBS đến năm 2029 kinh tế Việt Nam có thể bắt kịp Singapore dựa trên một số giả định: (1) những năm tới Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng bình quân 5,5% và trung hạn khoảng 10 năm sẽ đạt mức 6-6,5%. (2) Tỷ lệ tăng trưởng dân số ngắn hạn trong độ tuổi lao động là 1% và sẽ giảm dần xuống 0,5%. (3) Các nền kinh tế khu vực cũng như Singapore sẽ giữ mức tăng trưởng bình quân vốn có, cụ thể với Singapore là 2,5%.


Dự báo của DBS đến năm 2029 kinh tế Việt Nam có thể bắt kịp Singapore
Dự báo của DBS đến năm 2029 kinh tế Việt Nam có thể bắt kịp Singapore

Tuy nhiên, nằm ngoài dự đoán của các chuyên gia, Việt Nam chỉ mất một năm sau đó để vượt qua Singapore về mặt quy mô kinh tế. 
Nhưng vào năm 2021, do chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid 19 nên thứ hạng của Việt Nam đã giảm xuống.

Vào năm nay, năm 2022, Việt Nam đang được kỳ vọng có thể lấy lại tốc độ tăng trưởng 6-7% và sớm lấy lại được vị trí thứ 4 và có thể vươn cao hơn nữa về quy mô nền kinh tế trong khu vực ASEAN.

Tờ Business Times (Singapore) đã có bài viết vào đầu năm nay để nói về Việt Nam: "Tiếng gầm của một con hổ châu Á mới - Roar of a new Asian tiger". Bài viết đã nhận định Việt Nam có cơ hội lớn để trở thành "con hổ châu Á mới" với 6 dẫn chứng cụ thể: Sự bùng nổ của tầng lớp giàu có - Tài trợ lớn cho khởi nghiệp - Năng lượng tái tạo bùng nổ - Sự "khát" lao động - Sự phát triển của thị trường bất động sản - Nhu cầu cơ sở hạ tầng lớn.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

Lo ngại bảng giá đất mới tạo nên sự bất bình đẳng trong công tác bồi thường

Giảm áp lực tạm thời tình trạng đầu cơ: Có thể áp dụng "giá trần và giá sàn" trong đấu giá đất?

Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng: Một số đơn vị không mua lại vàng có thể do vấn đề về tài chính

Nền tảng tài chính số chuyên biệt dành cho bất động sản Meey Finance gây chú ý tại Diễn đàn Gangneung 2024

TS. Đinh Thế Hiển: Người mua nhà ở thực có thể thong thả tìm kiếm sản phẩm có giá hợp lý

TP.HCM lập tổ công tác gỡ vướng cấp sổ hồng: Người dân vẫn chưa hoàn toàn yên tâm

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

2 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

4 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

5 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

5 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

5 ngày trước