meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Huy động vốn tư nhân làm sân bay cho kinh tế địa phương “cất cánh” 

Thứ tư, 09/11/2022-08:11
Từ những thành công  của mô hình sân bay Vân Đồn (Quảng Ninh), một số địa phương đã đề xuất huy động nguồn vốn tư nhân đầu tư trong lĩnh vực hàng không nhằm thúc đẩy phát triển hạ tầng giao thông, phát triển kinh tế - xã hội. 

Giai đoạn 2021 - 2030, cần hơn 403.100 tỷ đồng đầu tư hàng không

Theo tuoitre.vn, báo cáo của Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế IATA, trong những năm qua, ngành hàng không Việt Nam ghi nhận sự tăng trưởng vượt bậc với mức tăng trưởng bình quân 10 năm khoảng là 18%. Thị trường hàng không Việt Nam được đánh giá phát triển nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á và nhanh thứ 5 thế giới. 

Việc tăng trưởng vận tải hàng không đã và đang tạo áp lực lớn lên kết cấu hạ tầng hàng không tại các địa phương. Một số cảng hàng không lớn như Nội Bài, Đà Nẵng, Cam Ranh, Tân Sơn Nhất luôn trong tình trạng quá tải.  

Đứng trước nhu cầu vận tải lớn, đòi hỏi có thêm nhiều các sân bay mới và nâng cấp quy mô, hạ tầng của những sân bay hiện có. Trong thời gian qua có rất nhiều địa phương mong muốn và đề nghị Bộ Giao thông vận tải, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) ưu tiên dành nguồn vốn đầu tư phát triển các cảng hàng không để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế. Tuy nhiên, nguồn vốn Nhà nước cho đầu tư hàng không còn hạn chế thì việc xã hội hóa nguồn vốn đầu tư cảng hàng không là yêu cầu cấp thiết hiện nay. 


Sân bay Vân Đồn là cảng hàng không đầu tiên tại Việt Nam do đơn vị tư nhân đầu tư, vận hành.
Sân bay Vân Đồn là cảng hàng không đầu tiên tại Việt Nam do đơn vị tư nhân đầu tư, vận hành.

Mới đây, Bộ Giao thông Vận tải đã tổ chức tọa đàm “Huy động nguồn vốn xã hội đầu tư cảng hàng không, những bài học kinh nghiệm”. Tại tọa đàm, ông Nguyễn Anh Dũng, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải đã thông tin về nguồn vốn đầu tư cho hạ tầng cảng hàng không trong giai đoạn 2021 - 2030 và cần thu hút nguồn vốn xã hội hóa. Cụ thể, trong giai đoạn này nhu cầu vốn đầu tư kết cấu hạ tầng hàng không cho 28 cảng hàng không được quy hoạch là 403.100 tỷ đồng. Trong đó, ACV cân đối được khoảng 265.150 tỷ đồng; Bộ Giao thông Vận tải cân đối được 9.841 tỷ đồng. Như vậy, cần huy động thêm khoảng 128.115 tỷ đồng. 

"Hiện nay, nhiều địa phương đang muốn đề xuất quy hoạch cảng hàng không, sân bay chuyên dùng. Như vậy sẽ cần thêm nhiều nguồn lực nữa. Các hợp đồng BOT kéo dài không chỉ trong 10 năm mà có thể là 20 - 25 năm. Giai đoạn 2030 - 2040 vẫn phải tiếp tục huy động nguồn lực, mới đáp ứng được quy hoạch dự kiến", ông Dũng nói.

Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải khẳng định, các doanh nghiệp tham gia đầu tư vào ngành hàng không đều có hiệu quả tốt. Tuy nhiên, khi đầu tư vào kết cấu hạ tầng đòi hỏi nguồn vốn lớn nhưng quá trình thu hồi vốn chậm khiến các doanh nghiệp e ngại, nên trong giai đoạn đầu rất cần sự hỗ trợ từ địa phương. 


Giai đoạn 2021 - 2030, cần hơn 403.100 tỷ đồng đầu tư hàng không.
Giai đoạn 2021 - 2030, cần hơn 403.100 tỷ đồng đầu tư hàng không.

Sân bay Mộc Châu, Sa Pa tiếp nối thành công của sân bay Vân Đồn 

Theo PGS.TS. Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam, từ trước đến nay luôn mặc định đầu tư hạ tầng hàng không là lĩnh vực đặc thù, có nhiều yêu cầu khắt khe về năng lực tài chính, kinh nghiệm, nhạy cảm về an ninh quốc phòng nên các dự án hành không chỉ dành cho các doanh nghiệp quốc doanh. 

"Tuy nhiên, sân bay Vân Đồn được triển khai nhanh, hiện đại và được vận hành đúng theo tiêu chuẩn quốc tế đã phá vỡ định kiến đó", PGS.TS. Trần Đình Thiên cho biết.
Ông Phạm Ngọc Sáu, Giám đốc Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn cho biết, sân bay Vân Đồn là cảng hàng không đầu tiên của Việt Nam do đơn vị tư nhân đầu tư và vận hành. 

Thành công của dự án này đánh dấu sự hiệu quả của dòng vốn tư nhân trong hoạt động đầu tư hạ tầng giao thông và tạo động lực thu hút nguồn vốn đầu tư lớn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững tại huyện Vân Đồn nói riêng và tỉnh Quảng Ninh nói chung. 

Những con số biết nói được ông Sáu cung cấp cho thấy hiệu quả của sân bay Vân Đồn với nền kinh tế của địa phương như ngân sách địa phương năm 2015 thu được 130 tỷ, từ năm 2020 đến nay ngân sách đã vượt 1.000 tỷ đồng/năm. Đặc biệt, từ năm 2022, huyện Vân Đồn là địa phương thứ 6/13 địa phương của tỉnh Vân Đồn tự cân đối ngân sách. 


Phối cảnh Cảng hàng không Sa Pa.
Phối cảnh Cảng hàng không Sa Pa.

Liên quan đến dự án xây dựng Cảng hàng không Sa Pa theo hình thức PPP, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Trịnh Xuân Trường cho biết, ngay từ khi tái lập tỉnh Lào Cai vào năm 1991, địa phương đã nghĩ đến việc xây dựng sân bay. Kế hoạch này phải sau 31 năm mới được thực hiện sau 2 lần thay đổi địa điểm xây dựng với nhiều tác động, tư duy thay đổi thì mới được Thủ tướng phê duyệt chủ trương đầu tư và giao cho tỉnh Lào Cai là cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án, tìm nhà đầu tư.

Dự án sân bay Sa Pa có tổng mức đầu tư 7.000 tỷ đồng theo hình thức PPP, phục vụ nhu cầu đi lại của 3 triệu hành khách mỗi năm. Tỉnh Lào Cai đã dùng ngân sách của tỉnh để xây dựng khu tái định cư, sắp xếp chỗ ở và ổn định cuộc sống cho người dân tại khu vực bị ảnh hưởng bởi dự án. Kinh phí để xây dựng khu tái định cư là khoảng 500 tỷ đồng, kinh phí giải phóng mặt bằng khoảng 530 tỷ đồng. Tỉnh Lào Cai đã chuẩn bị sẵn sàng điều kiện để nhà đầu tư đến đầu tư hạ tầng sân bay với tỷ lệ mặt bằng sạch đạt 60%. Dự kiến tỉnh sẽ phát hành hồ sơ mời thầu và tổ chức đấu thầu chọn nhà đầu tư vào tháng 11. 

“Khi chọn nhà đầu tư cũng rất khó khăn và chúng tôi chọn đầu tư PPP là lựa chọn tốt nhất. Về Luật Đầu tư có cơ chế chia sẻ doanh thu, nhưng từ câu chuyện của sân bay Sa Pa thì rõ ràng cần bổ sung những ưu đãi khi khai thác hoạt động đầu tư sân bay, cởi trói nhà đầu tư về thể chế. Với mức đầu tư 4.000 tỷ thì Lào Cai bỏ ra 1.700 tỷ, còn lại là của nhà đầu tư. Khoản 4.000 tỷ không khó để đầu tư nhưng phải sau 45 năm mới thu hồi vốn. Nếu có thể chế giúp nhà đầu tư thu hồi vốn nhanh thông qua cơ chế mở thì rất tốt”, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai cho biết.

Đầu tư vào dự án sân bay cần một khoản đầu tư rất lớn, do đó lãnh đạo tỉnh Lào Cai cho rằng cần có cơ chế hỗ trợ để chung tay và có trách nhiệm với nhà đầu tư. “Ở đây cần bổ sung những ưu đãi khi khai thác hoạt động đầu tư sân bay, cởi trói nhà đầu tư về thể chế”, ông Trường kiến nghị.


Dự án sân bay Sa Pa có tổng mức đầu tư 7.000 tỷ đồng theo hình thức PPP. Ảnh minh họa.
Dự án sân bay Sa Pa có tổng mức đầu tư 7.000 tỷ đồng theo hình thức PPP. Ảnh minh họa.

Đầu tư sân bay theo hình thức PPP hoặc nhượng quyền 

Với kinh nghiệm từ dự án sân bay Vân Đồn, ông Phạm Ngọc Sáu đã chỉ ra 3 nguyên nhân chính gây khó khăn trong huy động nguồn lực xã hội đầu tư vào sân bay. Đó là liên quan đến quy định pháp luật, công tác vận hành và tính chủ động của nhà đầu tư. 

Để giải quyết các vấn đề này, thu hút các nhà đầu tư vào mảng cảng hàng không sân bay, Giám đốc Cảng hàng không Vân Đồn đưa ra một số kiến nghị. 

Một là tạo môi trường pháp lý minh bạch, rõ ràng để các nhà đầu tư yên tâm bỏ vốn đầu tư vào các sân bay địa phương theo hình thức PPP. Hai là tại các địa phương có nhu cầu đầu tư sân bay, có nguồn lực hoặc đã tìm được nhà đầu tư mong muốn tham gia thì tạo điều kiện đưa vào hệ thống đầu tư bởi đầu tư cảng hàng không đem lại nhiều lợi ích kinh tế - xã hội cho địa phương. 

Ba là sự vào cuộc chặt chẽ giữa các bộ, ngành, địa phương giải quyết các vướng mắc trong quá trình triển khai đầu tư dự án cảng hàng không mới. Bốn là cần có những chính sách khuyến khích để các nhà đầu tư có những hợp đồng trọn gói, tạo sự đồng bộ, dễ đầu tư hơn, tránh việc xé lẻ. Năm là cung khai thông tin về dự án đầu tư để nhà đầu tư nghiên cứu, hợp tác. 


Đầu tư hàng không theo hình thức PPP phổ biến trên thế giới.
Đầu tư hàng không theo hình thức PPP phổ biến trên thế giới.

Theo ông Lê Đỗ Mười, Viện trưởng Viện Chiến lược và Phát triển giao thông vận tải, trên thế giới mô hình xã hội hóa sân bay được áp dụng tại nhiều nơi. Dự án sân bay Vân Đồn chính là thành công đầu tiên, tiên phong mở đường cho mô hình đầu tư hàng không PPP tại Việt Nam. 

“Qua nhu cầu, tiềm lực của Việt Nam và qua bài học sân bay Vân Đồn, chúng tôi đề xuất Việt Nam theo mô hình đầu tư PPP hoặc nhượng quyền. Nhà nước giao cho tư nhân đầu tư khai thác, đầu tư toàn bộ cảng hàng không và nhà nước nắm giữ quyền, quản lý khu bay và giao cho tư nhân quyền khai thác nhà ga, sân đỗ... như sân bay Vân Đồn sẽ phù hợp”, ông Mười nói.

Còn theo Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Lê Anh Tuấn, hàng không có ưu điểm vận chuyển hành khách ở cự ly dài, độ tin cậy cao, phù hợp với phát triển du lịch. Do đó, để phát triển kinh tế - xã hội, khai thác hết tiềm năng của địa phương, vùng cần phải có hạ tầng giao thông hiện đại, trong đó có hàng không. 

“Để phát triển cảng hàng không mới, cảng hàng không hiện nay, cần xã hội hóa, huy động nguồn lực đầu tư. Chúng tôi mong rằng trong thời gian tới, các địa phương tiếp tục đồng hành với ngành giao thông vận tải trong việc phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, trong đó có kết cấu hạ tầng hàng không, không vì những vướng mắc hành lang pháp lý mà làm chậm tiến trình đầu tư kết cấu hạ tầng hàng không. Chúng tôi sẽ tiếp tục tổng hợp lại những vướng mắc mà địa phương nêu ra, rà soát, tham mưu lại cho Chính phủ để ban hành những chính sách, cơ chế, hành lang pháp lý tạo điều kiện cho đầu tư kết cấu hạ tầng hàng không", Thứ trưởng Lê Anh Tuấn nói.

Mới đây, Bộ Giao thông Vận tải đã có báo cáo Chính phủ công tác đầu tư, khai thác tại một số cảng hàng không. Theo đó, lựa chọn 6 sân bay gồm Nà Sản (Sơn La), Thọ Xuân (Thanh Hóa), Vinh (Nghệ An), Chu Lai (Quảng Nam), Cần Thơ, Liên Khương (Lâm Đồng) để đầu tư mở rộng, nâng cấp theo hình thức PPP.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

TP. HCM: 6 khu "đất vàng" bị bỏ hoang tại Q. 1 được đề xuất làm bãi giữ xe

Hà Nội: Vì sao 150 hộ dân tại chung cư The Golden An Khánh chưa được cấp sổ hồng?

Nhà trọ, chung cư mini không cam kết về PCCC sẽ bị dừng hoạt động

Công an Hà Nội yêu cầu dừng giao dịch 77 lô đất dịch vụ tại La Khê, Hà Đông

Khu vực sẽ được đầu tư hơn 1.250 tỷ đồng xây dựng dự án công viên lớn thứ 2 Hà Nội: Gấp đôi công viên Thống Nhất, gấp 5 công viên Hòa Bình

Hà Nội quy định chung cư thương mại 70-100 m2 chỉ 3 người ở

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản có thể hiệu lực từ 1/8

Xây dựng chính sách mới về hỗ trợ nhà ở cho người có công, người nghèo

Tin mới cập nhật

Bitcoin trượt về mức 90.000 USD, cơn “sốt” tiền điện tử đang hạ nhiệt

12 giờ trước

Huawei chính thức ra mắt hệ điều hành mới, "đoạn tuyệt" với android

12 giờ trước

TP. HCM: 5 công trình tiêu biểu được xếp hạng Di tích Kiến trúc – Nghệ thuật cấp thành phố

12 giờ trước

Giao dịch bất động sản chỉ được công chứng trong phạm vi tỉnh

12 giờ trước

Vì sao NOXH cho thuê vẫn chưa "hút" nhà đầu tư?

12 giờ trước