meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Hà Nội hướng đến xây dựng mô hình “đô thị sân bay”

Thứ ba, 25/10/2022-09:10
Thành phố Hà Nội đang hướng tới xây dựng mô hình “đô thị sân bay” để phát triển xã hội hiện đại, góp phần tăng trưởng giá trị bất động sản như Changi (Singapore), Incheon (Hàn Quốc), Frankfurt (Đức)…

Phát triển khu trung tâm đô thị đa chức năng

UBND thành phố Hà Nội vừa tổ chức hội thảo khoa học “Rà soát, đánh giá quy hoạch chung xây dựng thủ đô và điều chỉnh quy hoạch tổng thể gắn với phát triển đô thị”. Theo đó, Hà Nội sẽ nghiên cứu phát triển mô hình “đô thị sân bay” tại khu vực phía Bắc gồm các huyện Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn và khu vực phía Tây ở thành phố mới Hoà Lạc.

Theo ông Lưu Quang Huy, Viện trưởng Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội Lưu Quang Huy, các khu vực nói trên tỷ lệ đô thị hoá còn thấp, các dự án phát triển đô thị, sử dụng đất đai theo quy hoạch cũng chưa hiệu quả. Do vậy, cần tạo cơ chế cho chính quyền đô thị năng động, linh hoạt trong việc kêu gọi đầu tư, phát triển đô thị. Qua khảo sát các khu đô thị sân bay như Changi (Singapore), Incheon (Hàn Quốc), Dubai (Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất), Frankfurt (Đức)... thì thành phố Hà Nội hoàn toàn có thể phát triển khu trung tâm đô thị đa chức năng kết nối giao thông tạo nên tổng thể thống nhất, hoàn chỉnh.

Thành phố Hà Nội cũng sẽ nghiên cứu khả năng khai thác trục sông Hồng làm trục xanh trung tâm để cân đối không gian hai bên sông Hồng, đồng bộ với đặc trưng cây xanh, mặt nước, văn hoá lịch sử. Việc xây dựng các tuyến đường chạy bộ, đi xe đạp, đường dạo, tiện tích thể thao cũng là những phương án đa dạng hoá hoạt động của thành phố “đô thị sân bay”.


Mô hình đô thị sân bay đã được áp dụng thành công tại nhiều quốc gia trên thế giới.
Mô hình đô thị sân bay đã được áp dụng thành công tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Kiến trúc sư Trương Văn Quảng, Phó Tổng Thư ký Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam khẳng định, mô hình “đô thị sân bay” của thành phố Hà Nội nếu có thể triển khai sẽ tạo ra một cực phát triển năng động, có sức lan toả, lôi kéo sự phát triển chung, trong đó có thị trường bất động sản.

Lý giải thêm về việc xây dựng mô hình “đô thị sân bay” ở các khu vực nói trên Kiến trúc sư Trương Văn Quảng cho biết đây là những vị trí đắc địa, liền kề sân bay quốc tế Nội Bài, có mối quan hệ thuận tiện với hệ thống hạ tầng trong khu vực, quốc gia. Mô hình “đô thị sân bay” sẽ không mâu thuẫn với mô hình đô thị trung tâm, đô thị vệ tinh và sẽ là điểm nhấn trong phát triển thủ đô thời kỳ mới.

Theo đó, thành phố Hà Nội sẽ ưu tiên phát triển các loại dịch vụ có giá trị gia tăng cao để đưa thủ đô trở thành trung tâm tài chính – ngân hàng hàng đầu khu vực phía Bắc và có vai trò quan trọng trong cả nước. Hà Nội cũng sẽ tập trung phát triển ngành văn hoá – du lịch, nền tảng hương mại điện tử, ưu tiên phát triển sản xuất công nghiệp công nghệ cao theo hướng “Make in Việt Nam”: Sáng tạo tại Việt Nam, thiết kế tại Việt Nam và sản xuất tại Việt Nam.


Mô hình “đô thị sân bay” sẽ không mâu thuẫn với mô hình đô thị trung tâm, đô thị vệ tinh và sẽ là điểm nhấn trong phát triển thủ đô thời kỳ mới.
Mô hình “đô thị sân bay” sẽ không mâu thuẫn với mô hình đô thị trung tâm, đô thị vệ tinh và sẽ là điểm nhấn trong phát triển thủ đô thời kỳ mới.

Hà Nội cũng sẽ tập trung phát triển công nghiệp văn hóa, du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, nhất là du lịch văn hóa (Hà Nội có di tích quốc gia như Hoàng thành Thăng Long, Điện Kính Thiên, Cổ Loa, Đền thờ Ngô Quyền…). Ngoài ra, phát triển nền tảng thương mại điện tử thông qua chuỗi giá trị; tập trung phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp theo quy hoạch; ưu tiên phát triển sản xuất công nghiệp công nghệ cao gắn với xây dựng đô thị khởi nghiệp sáng tạo; chuyển dịch từ lắp ráp, gia công sang làm sản phẩm theo hướng “Make in Viet Nam” - sáng tạo tại Việt Nam, thiết kế tại Việt Nam và sản xuất tại Việt Nam...

Thúc đẩy sự phát triển chung của quốc gia

Chuyên gia Lê Xuân Thái đánh giá, cấu trúc “đô thị sân bay” bao gồm khu vực sân bay, khu trung tâm đô thị đa chức năng, tích hợp các đầu mối giao thông. Đây là mô hình đô thị hiện đại, tiên tiến đã và đang phát triển thành công ở nhiều thành phố trên thế giới, điển hình là Paris, London và Amsterdam.

Chuyên gia Lê Xuân Thái cũng bày tỏ sự tiếc nuối vì suốt chục năm qua thành phố Hà Nội đã không phát triển đô thị sân bay dẫn đến quỹ đất ngày càng hạn chế. Quá trình vận hành và phát triển đô thị sân bay sẽ đặt ra nhiều cơ hội và thách thức trong công tác quản lý đô thị, trong đó, tầm nhìn quy hoạch đô thị gắn kết với hoạt động của sân bay là then chốt.


Thành phố Hà Nội nghiên cứu xây dựng mô hình “đô thị sân bay” ở phía Bắc sông Hồng, liền kề sân bay quốc tế Nội Bài.
Thành phố Hà Nội nghiên cứu xây dựng mô hình “đô thị sân bay” ở phía Bắc sông Hồng, liền kề sân bay quốc tế Nội Bài.

“Đô thị gắn với cảng hàng không quốc tế là mô hình phát triển phổ biển trên thế giới, tạo động lực kích thích xã hội hiện đại. Nếu có quy hoạch, chiến lược và cơ chế chính sách đặc thù thì rõ ràng đô thị sân bay sẽ mang biểu tượng của sự thịnh vượng như hình ảnh TP Gangnam, Incheon của Hàn Quốc hay Phố Đông – Thượng Hải của Trung Quốc. Chưa kể khi xây dựng mô hình đô thị sân bay đồng bộ sẽ kết hợp phát triển du lịch, thương mại, dịch vụ của thành phố phát triển bền vừng”, ông Lê Xuân Thái nói.

Ông Lê Xuân Thái cũng nhận định, không riêng thành phố Hà Nội mà tại Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Cần Thơ cũng từng nghiên cứu về mô hình phát triển “đô thị sân bay” trong tương lai. Tuy nhiên, để phát triển động bộ, các thành phố đô thị cần được quy hoạch bài bản với các phân khu nơi ở, thương mại, khu liên hợp thể thao, khu sinh thái đẳng cấp quốc tế. Đối chiếu với điều kiện và cơ sở thực tiễn hiện tại, chuyên gia này kỳ vọng mô hình “đô thị sân bay” có thể triển khai thí điểm ở Hà Nội trong khoảng một thập niên tới để đặt nền móng, thúc đẩy sự phát triển chung của quốc gia.

Theo lộ trình, thành phố Hà Nội sẽ hoàn thành đường Vành đai 4 trước năm 2027 và đầu tư xây dựng đường Vành đai 5 trước năm 2030. Về hàng không sẽ nâng cấp sân bay quốc tế Nội Bài và nghiên cứu xây dựng thêm một sân bay quốc tế đáp ứng yêu cầu phát triển vùng Thủ đô và khu vực phía Bắc nhằm đồng bộ logistics hiện đại. Đối với phát triển đô thị, Hà Nội phấn đấu đến năm 2025 có 3 đến 5 huyện và đến năm 2030 có thêm 1 đến 2 huyện nâng cấp lên thành quận, mục tiêu từng bước tạo thành chùm đô thị, khu đô thị vệ tinh hướng đến đô thị sân bay mang tầm quốc tế.

Nguyên Hằng
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

TP. HCM: 6 khu "đất vàng" bị bỏ hoang tại Q. 1 được đề xuất làm bãi giữ xe

Hà Nội: Vì sao 150 hộ dân tại chung cư The Golden An Khánh chưa được cấp sổ hồng?

Nhà trọ, chung cư mini không cam kết về PCCC sẽ bị dừng hoạt động

Công an Hà Nội yêu cầu dừng giao dịch 77 lô đất dịch vụ tại La Khê, Hà Đông

Khu vực sẽ được đầu tư hơn 1.250 tỷ đồng xây dựng dự án công viên lớn thứ 2 Hà Nội: Gấp đôi công viên Thống Nhất, gấp 5 công viên Hòa Bình

Hà Nội quy định chung cư thương mại 70-100 m2 chỉ 3 người ở

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản có thể hiệu lực từ 1/8

Xây dựng chính sách mới về hỗ trợ nhà ở cho người có công, người nghèo

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

13 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

13 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

13 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

13 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước