Tìm hiểu về khu đô thị và quy hoạch khu đô thị
Hiện nay các khu đô thị đang dần được phổ biến trên cả nước với các dịch vụ tiện ích dành cho người dân. Tuy nhiên, trên thị trường cũng có nhiều loại khu đô thị và được quy hoạch theo nhiều cách khác nhau. Vậy cụ thể các loại khu đô nào? khu đô thị được quy hoạch như thế nào?
Khu đô thị là gì?
Khái niệm về khu đô thị được định nghĩa khá cụ thể tại Mục 1.2 Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCXDVN 01:2008/BXD về quy hoạch xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành:
Khu đô thị: là khu vực xây dựng một hay nhiều khu chức năng của đô thị, được giới hạn bởi các ranh giới tự nhiên, ranh giới nhân tạo hoặc các đường chính đô thị. Khu đô thị bao gồm: các đơn vị ở; các công trình dịch vụ cho bản thân khu đô thị đó; có thể có các công trình dịch vụ chung của toàn đô thị hoặc cấp vùng.
Nói cách khác thì khu đô thị chính là khu dân cư được xây dựng đồng bộ về cơ sở hạ tầng cảnh quan, cấu trúc thiết kế,… cùng với các dịch vụ tiện ích, cảnh quan đáp ứng nhu cầu của dân cư trong khu vực.
Có thể bạn quan tâm: Quy Hoạch, Kế Hoạch Sử Dụng Đất
Phân loại khu đô thị
Dựa theo quy mô và cơ sở hạ tầng được thiết kế xây dựng, khu đô thị được phân chia làm 4 loại:
Khu đô thị sinh thái
Tổ chức Sinh thái đô thị của Úc đã định nghĩa khu đô thị sinh thái là một thành phố sinh thái, được đảm bảo sự cân bằng với thiên nhiên” ta có thể hiệu ngắn gọn thì khu đô thị sinh thái chính là khu vực mà có một nhóm dân cư đã cho phép người dân sống ở đây có điều kiện và chất lượng cuộc sống trong lành, hòa nhập giữa hiện đại và thiên nhiên.
Khu đô thị kiểu mẫu
Bộ Xây dựng đã ban hành thông số 09/2008/TT-BX quy định rất rõ về yêu cầu và tiêu chí của khu đô thị kiểu mẫu. Theo đó, các khu đô thị kiểu mẫu phải đạt được các tiêu chí:
- Diện tích: Phải đạt diện tích từ 50 ha trở lên, trường hường là khu vực cải tạo đô thị hiện tại thì diện tích khu đô thị kiểu không được nhỏ hơn 20 ha.
- Quy mô dân số: Trong khu đô thị kiểu mẫu phải có từ 5.000 người trở lên hoặc tương đương khoảng 1.000 căn hộ, hộ gia đình các loại.
- Cơ sở hạ tầng: Hệ thống hạ tầng kỹ thuật được lấp đầy theo quy hoạch tính theo diện tích lớn hơn 70%, đối với khu vực dân cư đạt 100%. Đảm bảo mọi người dân đều phải được tiếp cận sử dụng các công trình hạ tầng công cộng, dịch vụ. Tỷ lệ đất giao thông, chỗ để xe, độ rộng vỉa hè được xây dựng theo đúng quy chuẩn. Khoảng cách tiếp cận với các phương tiện giao thông công cộng từ nơi ở, làm việc không quá 500 m.
- Tiêu chuẩn sử dụng nước sạch: Tiêu chuẩn cấp nước phải đạt được từ 150 lít/người/ngày trở lên, chất lượng đảm bảo và được cung cấp đầy đủ 24/24. Áp lực nước trong hệ thống đường ống tại điểm bất lợi nhất phải đạt tối thiểu là 10 m cột nước, đảm bảo tiêu thoát nước bề mặt. Hệ thống thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt, y tế, công nghiệp… đảm bảo.
- Độ phủ xanh: Tỷ lệ cây xanh công cộng phải đạt được từ 7m2/người trở lên. Đảm bảo mỹ quan đô thị, phủ xanh đường phố. Chiếu sáng đủ 100% tại khu vực dân cư và khu vực công cộng đạt đúng tiêu chuẩn đẹp, tiết kiệm và an toàn. Thông tin liên lạc hoạt động đầy đủ, đáp ứng yêu cầu cuộc sống đô thị hiện đại.
- Các dịch vụ hỗ trợ: Các công trình hạ tầng xã hội như khu hành chính, thương mại, dịch vụ, trường học các cấp, bệnh viện, nhà văn hoá, các công trình thể thao,...theo quy định.
Khu đô thị phức hợp
Chúng ta có thể hiểu đơn giản khu đô thị phức hợp chính là tổ hợp các công trình được trang bị đầy đủ cơ sở hạ tầng. Tại đây có bao gồm các tòa nhà chung cư, khu biệt thự, nhà liền kề, trường học và trung tâm thương mại. Khu đô thị phức hợp có thể đảm bảo thực hiện được đầy đủ các chức năng: ở, sinh hoạt, không gian sống tiện ích, phục vụ các hoạt động giáo dục, y tế ngay trong nội tại khu đô thị.
Khu đô thị thông minh
Smart City hay chính là khu đô thị thông minh là mô hình thành phố áp dụng được thiết kế xây dựng và lắp đặt hệ thống các thiết bị công nghệ thông minh nhằm phục vụ tối đa các hoạt động của con người, nâng cao chất lượng thành phố về mọi mặt. Có thể nhận định Smart City là khu đô thị tận dụng hầu hết các thiết công nghệ để giải quyết các vấn đề xã hội trong khu đô thị.
Khu đô thị quy hoạch quy chuẩn quốc tế đầu tiên của Việt Nam
Hiện nay, Phú Mỹ Hưng chính là một khu đô thị quy hoạch tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên của Việt Nam. Đây chính là khu đô thị kiểu mẫu được xây dựng với 6 tiêu chí theo đúng quy định của pháp luật:
- Xây dựng khu đô thị tuân thủ pháp luật;
- Đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật và lắp đặt đầy đủ hệ thống hạ tầng xã hội;
- Các công trình kiến trúc được thiết kế, xây dựng phù hợp quy hoạch tạo cảnh cách hài hòa với thiên nhiên, cảnh quan;
- Quản lý xây dựng và bảo trì công trình;
- Tạo môi trường sống văn hóa, lành mạnh, thân thiện;
- Quản lý, khai thác và sử dụng khu đô thị mới đáp ứng được đúng mục tiêu vì lợi ích công cộng, xã hội.được xây dựng và quản lý theo đúng quy định của chính phủ cùng với việc hoàn thành đầy đủ các tiêu chí của khu đô thị kiểu mẫu. Khu đô thị Phú Mỹ Hưng đã vinh dự được nhận bằng khen của Chính phủ Việt Nam. Đặc biệt năm 2012, đô thị Phú Mỹ Hưng đã được Viên nghiên cứu đô thị Mỹ (ULI) trao tặng giải vinh dự dành cho công trình có quy hoạch và triển khai thực tế xuất sắc.
Tiêu chuẩn khu đô thị mới
Trong tiêu chuẩn về khu đô thị mới có 2 vấn đề cần được đặc biệt lưu ý đó là quy định về quy hoạch khu đô thị và thẩm quyền chấp thuận dự án khu đô thị mới. Cụ thể như sau:
Quy hoạch khu đô thị
Tại điều 14 Nghị định số 11/2013/NĐ-CP đã có quy định rất rõ về vấn đề quy hoạch khu đô thị. Cụ thể việc điều chỉnh quy hoạch chi tiết của các dự án khu đô thị sẽ phải tuân thủ các quy định của pháp luật về quy hoạch đô thị. Đồng thời các tổ chức, cá nhân phải bảo đảm không làm vượt quá khả năng đáp ứng của hệ thống hạ tầng đô thị được xác định theo đồ án quy hoạch đô thị đã được phê duyệt.Tuyệt đối không gây ảnh hưởng xấu đến cảnh quan đô thị hoặc làm giảm chất lượng sống của cư dân trong khu vực.
Thẩm quyền chấp thuận dự án khu đô thị mới
Trong Điều 21 của Nghị định quy định về thẩm quyền chấp thuận đầu tư đối với các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới của Bộ Xây dựng đã quy định rất rõ về thẩm quyền chấp thuận các dự án của khu đô thị mới. Theo đó, đối với các dự án khu đô thị mới có quy mô từ 20ha đến dưới 100ha, UBND cấp tỉnh gửi xin ý kiến của Bộ Xây dựng trước khi quyết định chấp thuận đầu tư dự án theo thẩm quyền.
Đối với những hồ sơ lấy ý kiến của Bộ Xây dựng cần phải có quyết định phê duyệt lựa chọn nhà đầu tư hoặc quyết định chỉ định chủ đầu tư và quy hoạch chi tiết của dự án đầu tư.
Có thể bạn quan tâm: Tra cứu thông tin quy hoạch – Những kênh tra cứu chính xác nhất
Ngoài ra, tại chuyên mục Thông tin quy hoạch Meey Land chúng tôi còn có có nhiều bài viết chuyên sâu, phân tích kỹ lưỡng hay hơn nữa được cập nhật hằng ngày trên bảng tin. Hãy tham khảo thường xuyên nhé!