meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

HoREA đề xuất giải pháp cứu nguy cho doanh nghiệp bất động sản đang “khát vốn”

Thứ hai, 10/10/2022-21:10
Trong bối cảnh các chủ đầu tư, người mua nhà và nhà đầu tư thứ cấp khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng, Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh (HoREA) đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét tạo điều kiện về vốn để thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển. 

Thị trường bất động sản “khát vốn” 

Theo saigondautu.com.vn, hiện nay, không chỉ gặp khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn tín dụng mà các chủ đầu tư, người mua nhà và nhà đầu tư thứ cấp nếu vay được tín dụng thì phải chịu mức lãi suất cao hơn trước đây. 

Cụ thể, các doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên sàn chứng khoán đang phải đối mặt với tình trạng thị trường chứng khoán bị sụt giảm. Doanh nghiệp cũng khó huy động vốn ứng trước của khách hàng do thị trường đang có dấu hiệu trầm lắng, giao dịch sụt giảm dẫn đến rủi ro bị mất thanh khoản. Đây là nỗi lo lớn nhất của các chủ đầu tư dự án và nhà đầu tư thứ cấp.

Bên cạnh đó, nguồn vốn đầu tư nước ngoài FDI trong 9 tháng đầu năm vào lĩnh vực bất động sản đạt 3,5 tỷ USD, chiếm 19% tổng nguồn vốn FDI, con số này tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm 2021 (đạt 1,8 tỷ USD). Tuy nhiên, phần lớn dòng vốn FDI chảy vào thị trường bất động sản công nghiệp và tập đoàn bất động sản lớn, còn lại đa số doanh nghiệp bất động sản nhỏ và vừa khó tiếp cận được nguồn vốn FDI.


Các chủ đầu tư, người mua nhà và nhà đầu tư thứ cấp đang gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn.
Các chủ đầu tư, người mua nhà và nhà đầu tư thứ cấp đang gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn.

HoREA cho rằng, theo quy định các chủ đầu tư dự án có sử dụng đất dưới 20 ha thì phải có vốn chủ sở hữu tối thiểu 20% tổng mức đầu tư; từ 20 ha trở lên phải có vốn chủ sở hữu tối thiểu 15% tổng mức đầu tư. Do đó, sau khi bỏ ra nguồn vốn lớn để tạo lập quỹ đất của dự án (thường chiếm trên dưới 30% tổng mức đầu tư) thì các chủ đầu tư rất cần được bổ sung nguồn vốn trung hạn. Nguồn vốn này sẽ được dùng để triển khai thực hiện dự án cho đến thời điểm đủ điều kiện huy động vốn từ khách hàng khi xây dựng xong phần móng nhà chung cư hoặc kết cấu hạ tầng dự án, hoặc đủ điều kiện phát hành trái phiếu doanh nghiệp. 

Do đó, có thể thấy nguồn vốn tín dụng ngân hàng là nguồn vốn đầu tiên cực kỳ quan trọng, là “bà đỡ” cho các doanh nghiệp bất động sản. 

Trong thực tế, hiện các chủ đầu tư là gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn này, đặc biệt là sau khi Cơ quan Thanh tra Giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP Hồ Chí Minh có Văn bản số 437 ngày 25/04/2022 chỉ đạo “Quản lý chặt chẽ tình hình cấp tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản, chuyển tiền thu được từ bất động sản ra nước ngoài, thực hiện chính sách tín dụng linh hoạt đáp ứng nhu cầu thực về nhà ở của người dân, hạn chế tín dụng cho đầu tư bất động sản cao cấp, bất động sản du lịch nghỉ dưỡng và đầu cơ bất động sản”, nhất là trong tình hình hiện nay, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đang tập trung nỗ lực để kiểm soát lạm phát đồng thời với thúc đẩy tăng trưởng.


Thị trường đang có dấu hiệu trầm lắng, giao dịch sụt giảm dẫn đến rủi ro bị mất thanh khoản.
Thị trường đang có dấu hiệu trầm lắng, giao dịch sụt giảm dẫn đến rủi ro bị mất thanh khoản.

Mới đây, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện lần gia hạn mức tăng trưởng tín dụng lần đầu tiên trong năm 2022, có 18 ngân hàng thương mại được nới room tín dụng. Theo tính toán của các đơn vị nghiên cứu lượng tín dụng được phân bổ thêm khoảng 175.000 - 200.000 tỷ đồng, còn khoảng 200.000 tỷ đồng chưa được phân bổ, đồng thời cơ quan điều hành vẫn giữ nguyên mục tiêu tăng trưởng tín dụng trong năm 2022 ở mức 14%. 

Do đó, trong trường hợp Ngân hàng Nhà nước thực hiện nới room tín dụng thêm 1 - 2% trong các đợt tiếp theo sẽ cung cấp thêm 200.000 tỷ đồng nhằm giải tỏa “cơn khát vốn” cho nền kinh tế, bao gồm thị trường bất động sản. 

Đối với các chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại, nhà đầu tư và người mua nhà đều muốn tiếp tục được vay tín dụng dù lãi suất cho vay cũng đang có xu hướng tăng cao hơn so với thời gian trước. 

Bên cạnh đó, Hiệp hội cho biết, Thông tư số 20/2021/TT-NHNN (sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2016/TT-NHNN) có hiệu lực từ ngày 20/01/2022 quy định các tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước chỉ định (gồm BIDV, Agribank, Vietcombank, VietinBank) không được cho cá nhân, hộ gia đình vay vốn ưu đãi để mua, thuê mua nhà ở xã hội do đó cá nhân, hộ gia đình chỉ có thể vay ưu đãi mua, thuê mua nhà ở xã hội tại Ngân hàng chính sách xã hội.

HoREA đề xuất các giải pháp

Từ những vướng mắc nêu trên, HoREA đưa ra các đề nghị nhằm tăng cường vốn, hỗ trợ nền kinh tế nói chung và thị trường bất động sản nói riêng.


HoREA đề xuất các giải pháp gỡ khó về vốn cho doanh nghiệp bất động sản.
HoREA đề xuất các giải pháp gỡ khó về vốn cho doanh nghiệp bất động sản.

Một là, đề nghị Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ xem xét nới room tín dụng thêm khoảng 1 - 2% nhằm có thêm nguồn vốn tín dụng khoảng 100.000 - 200.000 tỷ đồng hỗ trợ nền kinh tế trong những tháng cao điểm kinh doanh cuối năm. 

Hai là, Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh cũng đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét điều chỉnh Văn bản số 437/TTGSNH-TTr1 ngày 25/04/2022 của Cơ quan Thanh tra Giám sát Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP Hồ Chí Minh và quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện cho các chủ đầu tư, người mua nhà và nhà đầu tư thứ cấp trên thị trường bất động sản tiếp tục được tiếp cận nguồn vốn tín dụng đối với các dự án bất động sản, khu đô thị, nhà ở thương mại, khu du lịch nghỉ dưỡng, khu công nghiệp, văn phòng cho thuê… của các chủ đầu tư có uy tín thương hiệu và đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, nhất là các dự án nhà ở giá vừa túi tiền và các dự án nhà ở xã hội.

Ba là, đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét lại, nên sửa đổi Thông tư số 20/2021/TT-NHNN để cho phép các tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước chỉ định (gồm BIDV, Agribank, Vietcombank, VietinBank) được cho cá nhân, hộ gia đình vay vốn ưu đãi để mua, thuê mua nhà ở xã hội.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Khó hiện thực hóa mục tiêu xây 100.000 căn nhà ở xã hội trong năm 2025

Chủ tịch TP. Hà Nội yêu cầu xử lý dứt điểm lô "đất vàng" 94 Lò Đúc

TP.HCM chốt tỷ lệ % tính tiền thuê đất: Doanh nghiệp "chóng mặt" với chi phí

Bộ Tài chính nghiên cứu đánh thuế sở hữu nhiều nhà đất: Tránh tạo cú sốc cho thị trường

Ngân hàng “ép” khách mua bảo hiểm: Đã bị chấn chỉnh nhưng vẫn khó dẹp bỏ

Cần xử lý hành vi thao túng giá đất như đối với thị trường chứng khoán

Vụ 30 tỷ đồng/m2 đất tại Sóc Sơn: Công an điều tra dấu hiệu gây rối trật tự

TP. HCM: 6 khu "đất vàng" bị bỏ hoang tại Q. 1 được đề xuất làm bãi giữ xe

Tin mới cập nhật

Hà Nội triển khai 7 dự án giải phóng mặt bằng các khu nhà gỗ tại quận trung tâm

9 giờ trước

Khó hiện thực hóa mục tiêu xây 100.000 căn nhà ở xã hội trong năm 2025

9 giờ trước

Nhà vườn rủ nhau bán hoa Tết online: Tiết kiệm, hiệu quả và chủ động đầu ra

9 giờ trước

Lượng nhà đầu tư “lướt sóng” trong năm 2024 tăng gấp 6 lần 2023

9 giờ trước

Lời đề nghị 1 tỷ USD của Apple không đủ để gỡ bỏ lệnh cấm bán iPhone 16 tại Indonesia

9 giờ trước