meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Chủ tịch HoREA: Cần gỡ khó cho doanh nghiệp phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân

Thứ ba, 02/08/2022-08:08

Doanh nghiệp "vướng" thủ tục

Theo số liệu của Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), TP.HCM có 122.111 công chức, viên chức nhưng mới chỉ có hơn 5.000 cán bộ được hỗ trợ vay ưu đãi với lãi suất 4,7%/năm trong 20 năm để mua nhà. Thành phố có khoảng 3 triệu người nhập cư, chủ yếu là công nhân lao động mà phần lớn muốn thuê nhà ở xã hội, hoặc phòng trọ.


Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM
Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM

Thành phố có 285.000 công nhân tại 17 khu công nghiệp, khu chế xuất nhưng chỉ có 15% được thuê chỗ ở tại các nhà lưu trú công nhân (chưa bao gồm 95.000 công nhân các cụm công nghiệp); Có 06 khu công nghiệp, khu chế xuất đã có nhà lưu trú công nhân; Có một số doanh nghiệp đã xây nhà lưu trú công nhân, điển hình như các Công ty Nissei Electric 1.520 chỗ ở; Palace 1.012 chỗ ở; Đức Bổn 416 chỗ ở. Riêng, Công ty Giầy Pou Yen (100ha) có hơn 80.000 công nhân, trong đó có 16.000 công nhân thuê phòng trọ tại các tỉnh lân cận, phần lớn ở tỉnh Long An và Công ty đã bố trí 800 xe ca đưa đón hàng ngày làm tăng thêm lưu lượng phương tiện giao thông.

Theo ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM thông tin, TP.HCM có khoảng 60.470 cơ sở nhà trọ của cá nhân, hộ gia đình với 560.219 phòng trọ đã giải quyết chỗ ở cho khoảng 1,4 triệu công nhân lao động thuê phòng trọ với giá thuê khoảng 800 nghìn cho đến 1,5 triệu đồng/tháng nhưng đã chiếm đến khoảng 20% thu nhập.

Theo kết quả khảo sát của Liên đoàn lao động thành phố đối với công nhân ngành may mặc thì thu nhập bình quân khoảng 6,8 triệu đồng/tháng, trong đó có 21% có thu nhập dưới 5 triệu đồng/tháng; 40% có thu nhập 5 - 8 triệu đồng/tháng; 16% có thu nhập 8 - 12 đồng/tháng; chỉ có khoảng 3% có thu nhập trên 12 triệu đồng/tháng; Có đến 41% công nhân lao động cho biết không đủ sống; có 15,8% cho biết vừa đủ sống; có 22,3% cho biết có dư chút ít và có 21,9% cho biết có dư khá. Như vậy, có đến khoảng 56,8% công nhân lao động có thu nhập rất thấp và trên 60% công nhân lao động nhập cư chỉ có nhu cầu thuê nhà ở xã hội, phòng trọ để sau một thời gian 10-15 năm làm việc có tích lũy rồi trở về quê. 

Về phát triển nhà ở xã hội giai đoạn 2011-2020 cả nước đạt 41% TP.HCM giai đoạn 2016-2020 xây dựng 15.000 căn nhà ở xã hội đạt 75% kế hoạch, nhưng kết quả này chưa đáp ứng được nhu cầu nhà ở xã hội rất lớn của xã hội.

Theo ông Lê Hoàng Châu, hiện nay, việc xây dựng dự án nhà ở xã hội, các doanh nghiệp còn gặp nhiều vướng mắc. Đó là, chưa được vay ưu đãi nhà ở xã hội với lãi suất 4,8%. Bên cạnh đó, dự án nhà ở xã hội cho thuê chưa được giảm 70% thuế suất Thuế GTGT, Thuế TNDN theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 58 Luật Nhà ở 2014 và tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 100/2015/NĐ-CP, nhưng Tổng cục Thuế đã có Văn bản số 4216/TCT-TTHT ngày 17/10/2019 trả lời chỉ cho giảm 50% thuế suất Thuế GTGT, Thuế TNDN.

Ngoài ra, quy trình thủ tục đầu tư dự án nhà ở xã hội của doanh nghiệp tư nhân lại rất rắc rối, nhiêu khê hơn thủ tục đầu tư dự án nhà ở thương mại, như chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội “được điều chỉnh tăng mật độ xây dựng hoặc hệ số sử dụng đất lên tối đa 1,5 lần” theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định 100/2015/NĐ-CP, nhưng cơ quan nhà nước có thẩm quyền không dám phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 của dự án nhà ở xã hội do lo ngại tăng dân số cục bộ, không phù hợp với quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 đã được phê duyệt. Hiệp hội nhận thấy, đối tượng mua, thuê mua nhà ở xã hội phải là người thường trú tại thành phố Hồ Chí Minh nên không làm tăng dân số của địa phương dẫn đến hồ sơ không được giải quyết kịp thời do phải chờ đợi thực hiện thủ tục điều chỉnh quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 rất nhiêu khê.


Hiện nay, việc xây dựng dự án nhà ở xã hội, các doanh nghiệp còn gặp nhiều vướng mắc
Hiện nay, việc xây dựng dự án nhà ở xã hội, các doanh nghiệp còn gặp nhiều vướng mắc

14 kiến nghị để phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân

Từ thực tế trên, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM đề nghị sửa Luật Nhà ở quy định quy hoạch khu vực riêng để phát triển nhà ở xã hội và “nhà ở giá phù hợp với thu nhập” của người có thu nhập trung bình, thu nhập thấp đô thị với đầy đủ tiện ích, dịch vụ và kết nối giao thông thuận tiện.

Hiệp hội cũng cho biết, do ngân sách nhà nước có hạn nên chỉ tập trung phát triển nhà ở xã hội cho thuê; Đối với nhà ở xã hội để bán, cho thuê mua thì xã hội hoá để doanh nghiệp tư nhân thực hiện. 

Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 100/2015/NĐ-CP thì chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại quy mô dưới 10ha thì có thể được nộp vào ngân sách nhà nước giá trị quỹ đất 20% bằng tiền và lại quy định chủ đầu tư đã nộp tiền sử dụng đất trên toàn bộ diện tích đất dự án thì đã hoàn thành nghĩa vụ nhà ở xã hội dẫn đến ngân sách nhà nước không thu thêm được đồng nào để phát triển nhà ở xã hội; Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 100/2015/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 4 Điều 1 Nghị định 49/2021/NĐ-CP)  thì chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại quy mô dưới 2ha có nghĩa vụ nộp tiền sử dụng đất trên toàn bộ diện tích đất dự án. Quy định này cũng dẫn đến ngân sách nhà nước không thu thêm được đồng nào để phát triển nhà ở xã hội. Nên Hiệp hội thống nhất với việc bỏ quy định nộp bằng tiền đối với quỹ đất 20%, nhưng Nghị định 49/2021/NĐ-CP đã bãi bỏ cả phương thức hoán đổi quỹ đất 20% bằng quỹ đất hoặc quỹ nhà ở xã hội khác có giá trị tương đương là không phù hợp với quy định tại Điều 16 và Điều 26 Luật Nhà ở. "Đề nghị sửa đổi khoản 1 Điều 1 Nghị định 49/2021/NĐ-CP quy định chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại không phân biệt quy mô diện tích được lựa chọn, hoặc xây dựng nhà ở xã hội trên quỹ đất 20% trong dự án; hoặc được hoán đổi quỹ đất 20% nhà ở xã hội của dự án nhà ở thương mại bằng quỹ đất ở hoặc quỹ nhà ở tại vị trí khác theo nguyên tắc đảm bảo giá trị tương đương.", ông Lê Hoàng Châu cho biết. 

HoREA cũng đề nghị bổ sung chính sách ưu đãi để phát triển “nhà ở giá phù hợp thu nhập” của người có thu nhập trung bình, thu nhập thấp đô thị với mức ưu đãi về tiền sử dụng đất, thuế, tín dụng bằng khoảng phân nửa (1/2) mức ưu đãi dành cho nhà ở xã hội.


HoREA cũng đề nghị bổ sung chính sách ưu đãi để phát triển “nhà ở giá phù hợp thu nhập” của người có thu nhập trung bình, thu nhập thấp đô thị với mức ưu đãi về tiền sử dụng đất, thuế, tín dụng bằng khoảng phân nửa (1/2) mức ưu đãi dành cho nhà ở xã hội.
HoREA cũng đề nghị bổ sung chính sách ưu đãi để phát triển “nhà ở giá phù hợp thu nhập” của người có thu nhập trung bình, thu nhập thấp đô thị với mức ưu đãi về tiền sử dụng đất, thuế, tín dụng bằng khoảng phân nửa (1/2) mức ưu đãi dành cho nhà ở xã hội.

Cùng với đó, đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội bố trí vốn ưu đãi nhà ở xã hội trong kế hoạch sử dụng vốn ngân sách nhà nước trung hạn giai đoạn 2021-2025 để có nguồn vốn mồi thực hiện chính sách nhà ở xã hội.

Cũng theo HoREA, đề nghị Chính phủ chỉ đạo đẩy nhanh gói 15.000 tỷ đồng, trước hết là hỗ trợ 2 tháng tiền thuê nhà cho công nhân lao động. Nhưng một phần của gói hỗ trợ 15.000 tỷ đồng sẽ có thể bị “ế” do thiếu dự án nhà ở xã hội dẫn đến thiếu sản phẩm nhà ở xã hội, nên Hiệp hội đề nghị bổ sung đối tượng chủ nhà trọ được vay ưu đãi để đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp nhà trọ, phòng trọ cho công nhân lao động thuê.

"Đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét sửa đổi Thông tư 20/2021/TT-NHNN để cho phép Vietcombank, VietinBank, BIDV, Agribank được phép cho cá nhân, hộ gia đình vay mua, thuê mua nhà ở xã hội. Bởi lẽ, theo quy định tại Thông tư 20/2021/TT-NHNN thì cá nhân, hộ gia đình chỉ được vay tại Ngân hàng Chính sách xã hội để mua, thuê mua nhà ở xã hội, nhưng lại phải gửi tiết kiệm nhà ở xã hội trong 12 tháng mới đủ điều kiện vay ưu đãi nhà ở xã hội", ông Châu đề xuất.

Bên cạnh đó, để được giảm 2% lãi suất vay theo gói hỗ trợ 40.000 tỷ đồng, Hiệp hội đề nghị các địa phương tập trung tháo gỡ thủ tục hành chính về đầu tư xây dựng dự án nhà ở xã hội và thực hiện đấu thầu các khu đất công được quy hoạch làm nhà ở xã hội, bởi lẽ theo các quy định pháp luật hiện hành thì thành phố Hồ Chí Minh đang xây dựng quy trình thủ tục đấu thầu dự án nhà ở xã hội để lựa chọn chủ đầu tư dù rất nỗ lực để có thể rút ngắn phân nửa thời gian so với trước đây nhưng cũng phải mất đến hơn 200 ngày.

HoREA cũng đề nghị Bộ Xây dựng quy định tiêu chuẩn thiết kế phòng trọ để tăng cường chức năng quản lý nhà nước và nâng cao chất lượng công trình nhà trọ, phòng trọ tạo điều kiện cho công nhân lao động có chỗ ở tốt hơn, an toàn và nhiều tiện ích hơn. Đồng thời, đề nghị đưa “thiết chế công đoàn” tại các khu công nghiệp, khu chế xuất với các khu nhà ở với nhiều tiện ích, dịch vụ phục vụ công nhân, lao động.

Đồng thời, cũng theo HoREA, đề nghị sửa đổi khoản 1 Điều 1 Nghị định 49/2021/NĐ-CP quy định tất cả dự án nhà ở thương mại đều phải dành một phần quỹ đất của dự án để thực hiện nghĩa vụ nhà ở xã hội theo đúng quy định của Điều 16 và Điều 26 Luật Nhà ở 2014.

HoREA cũng đề nghị sửa đổi khoản 2 Điều 2 Nghị định 49/2021/NĐ-CP về “xử lý chuyển tiếp” bổ sung quy định cho phép dự án nhà ở thương mại dưới 10ha đã có quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 được tiếp tục thực hiện nghĩa vụ nhà ở xã hội bằng tiền theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước thời điểm Nghị định 49/2021/NĐ-CP có hiệu lực, để tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhà ở thương mại dưới 10 ha.

Ngoài ra, Hiệp hội BĐS TP.HCm cũng đề nghị tháo gỡ vướng mắc về quy trình thủ tục đầu tư dự án nhà ở xã hội của doanh nghiệp tư nhân hiện đang rất rắc rối, nhiêu khê hơn thủ tục đầu tư dự án nhà ở thương mại để động viên doanh nghiệp tư nhân tham gia thực hiện dự án nhà ở xã hội.

Đồng thời, đề nghị Bộ Xây dựng trình Chính phủ xem xét cho phép doanh nghiệp được đầu tư dự án khu nhà trọ cho thuê để có nhiều hơn các khu nhà trọ, phòng trọ có chất lượng tốt, nhiều tiện ích, dịch vụ, an toàn phục vụ cho công nhân lao động và thúc đẩy sự cạnh tranh để các chủ nhà trọ cũng phải nâng cấp nhà trọ của mình tốt hơn.

NGUYÊN AN
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

Lo ngại bảng giá đất mới tạo nên sự bất bình đẳng trong công tác bồi thường

Giảm áp lực tạm thời tình trạng đầu cơ: Có thể áp dụng "giá trần và giá sàn" trong đấu giá đất?

Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng: Một số đơn vị không mua lại vàng có thể do vấn đề về tài chính

Nền tảng tài chính số chuyên biệt dành cho bất động sản Meey Finance gây chú ý tại Diễn đàn Gangneung 2024

TS. Đinh Thế Hiển: Người mua nhà ở thực có thể thong thả tìm kiếm sản phẩm có giá hợp lý

TP.HCM lập tổ công tác gỡ vướng cấp sổ hồng: Người dân vẫn chưa hoàn toàn yên tâm

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

1 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

3 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

4 ngày trước