Hoà Bình sẽ là điểm đến hấp dẫn giới đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng
BÀI LIÊN QUAN
Cơ hội đưa bất động sản Lương Sơn – Hoà Bình “cất cánh”Hòa Bình: Điểm hẹn của những nhà đầu tư bất động sản phía BắcĐộng lực thúc đẩy bất động sản thành phố Hoà Bình bứt phá
Hội tụ đầy đủ các yếu tố thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển, thành phố Hoà Bình đang dần trở thành thỏi nam châm thu hút giới đầu tư.Cập nhật thông tin, bản đồ quy hoạch Hòa Bình mới nhất
Hòa Bình là một tỉnh thành thuộc vùng đại ngàn Tây Bắc Việt Nam, cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, non nước hữu tình, vị trí tiếp giáp với thủ đô Hà Nội cộng với nguồn khoáng nóng giàu vi chất đã giúp nơi đây trở thành điểm đến đầy thu hút trong mắt nhiều nhà đầu tư. Để giúp bạn có một cái nhìn tổng quan nhằm đưa ra lựa chọn phù hợp nhất thì bài viết sau đây sẽ cập nhật thông tin, bản đồ quy hoạch Hòa Bình, hãy cùng theo dõi nhé.Tiềm lực thu hút nhà đầu tư
Theo số liệu của Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch tỉnh Hoà Bình cho biết, quý I năm 2022 địa phương đón hơn 938.000 lượt khách về tham quan, trải nghiệm. Tăng 99,6 % so với cùng kì năm ngoái, thu về 950 tỉ đồng. Mục tiêu đến năm 2025, Hoà Bình sẽ đón khoảng 4,9 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt khoảng có một triệu lượt, nguồn thu từ hoạt động du lịch đạt khoảng 5.400 tỷ đồng.
Theo các chuyên gia dự đoán, trong tương lai, Hoà Bình sẽ là điểm sáng của thị trường bất động sản nghỉ dưỡng, bởi nơi đây tập trung nhiều điểm lợi thế để làm nên điểm du lịch hấp dẫn. Ngoài địa hình đồi núi cao 44.8% diện tích, số còn lại là đồi núi thấp, nơi đây còn được thiên nhiên ban tặng những con sông lớn uống khúc quanh co bao trọn cả Hoà Bình như: sông Đà, sông Bùi, sông Lạng,…
Có tới 84.3% dân số sống tại các vùng nông thôn, nhưng ngày nay người dân Hoà Bình vẫn giữ được nét truyền thống đậm đà bản sắc các dân tộc. Du khách tìm về đây để khám phá nền "Văn hoá Hoà Bình", được ví như cái nôi văn hoá của người Việt cổ, vùng sử thi huyền thoại “Đẻ đất đẻ nước”.... Vùng đất văn hoá đến nay vẫn còn những lễ hội giàu bản sắc dân tộc Tây Bắc cộng với văn nghệ dân gian các dân tộc: Mường, Dao, Thái, Mông...
Bên cạnh đó, ở Hòa Bình - nơi chỉ cách Hà Nội hơn một giờ đồng hồ di chuyển còn có những núi Viên Nam, thung lũng, hang động, những ngọn thác tuôn chảy ngày đêm. Nào Động Thiên Long, thác Thăng Thiên Vườn quốc gia Ba Vì; hồ Hoà Bình và các mạch khoáng nóng dồi dào lan tỏa trên diện tích toàn tỉnh. Tất cả những yếu tố trên góp phần tạo thành thỏi nam châm thu hút nhà đầu tư xuống tiền với những dự án bất động sản có tầm cỡ, góp phần đưa Hoà Bình trở thành một “thủ phủ” du lịch trong tương lai.
Là địa phương có lợi thế giao thông thuận lợi, đóng vai trò cầu nối từ Thủ đô đi khu vực, tuyến đường Hòa Lạc – Hòa Bình được thông xe từ 2018 đã rút ngắn thời gian di chuyển giữa Hà Nội và Hòa Bình. Cùng với đó, sau khi Quốc lộ 6 hoàn thiện, cả hai tuyến đường trên tạo ra cánh cửa đưa nguồn khách lớn từ khu đô thị vệ tinh Láng – Hòa Lạc về với Hoà Bình. Trước đó, tuyến cao tốc Láng-Hòa Lạc được đánh giá là “hành lang kinh tế Đông-Tây” nối Hà Nội với Hòa Bình, tạo ra động lực tăng trưởng mới, sức bật mới cho bất động sản Hoà Bình và khu vực xung quanh.
Các chuyên gia khẳng định, với những lợi thế vượt trội trên, bất động sản nghỉ dưỡng Hoà Bình hoàn toàn có khả năng trở thành địa phương dẫn đầu thị trường khu vực thông qua những quy hoạch bài bản, cơ chế chính sách của chính quyền địa phương và sự đồng hành của các doanh nghiệp có năng lực.
Nếu như trước đây, các nhà đầu tư còn phân vân việc nên hay không nên đầu bất động sản Hòa Bình, thì hiện tại, sở hữu bất động sản tại đây lại là cách để các doanh kinh doanh bất động sản chứng minh tiềm năng kinh tế.
Hàng loạt các dự án quy mô của nhiều “ông lớn” ngành địa ốc như: Vingroup, Công ty Địa ốc Sài Gòn, Công ty Archi Reenco Hòa Bình, CTCP Đô thị sinh thái Dầu khí Hòa Bình … tạo nên sự uy tín cho thị trường bất động sản tại đây.
Tập trung phát triển hạ tầng du lịch
Nhận thấy được tiềm năng phát triển của phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng, Tỉnh uỷ và chính quyền Hoà Bình xác định rõ công tác quy hoạch hạ tầng phát triển du lịch là một trong 4 ưu tiên tạo đột phá trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội. Xây dựng với tầm nhìn dài hạn, trong đó, được quản lý phải tốt, thu hút đầu tư phải phù hợp với yêu cầu hiện trạng quy hoạch.
Hoà Bình tập từng bước nâng cao hiệu quả các hoạt động của thiết chế văn hóa, thể thao với mục đích xây dựng nền văn hóa phát triển toàn diện, tạo nên môi trường văn hóa lành mạnh. Từ đó, tạo nên tảng tốt trong việc thu hút đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, phát triển sản phẩm du lịch chất lượng cao
Bên cạnh đó, đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông di chuyển đên các khu điểm du lịch cũng là một nhiệm vụ quan trọng được tỉnh Hoà Bình tập trung thực hiện. Ưu tiên nâng cấp, mở mới các tuyến đường ven hồ của Khu du lịch hồ Hòa Bình; mở các tuyến đường lên các điểm du lịch tiềm năng như khu đồi Thung, xã Quý Hòa, huyện Lạc Sơn; đường lên một số khu bảo tồn thiên nhiên như : Ngọc Sơn - Ngổ Luông; Phu Canh - Đà Bắc; Thượng Tiến - Kim Bôi... Đồng thời, các bến cảng, bến thuyền du lịch cũng được đầu tư nâng cấp như: Cảng du lịch Thung Nai, cảng Bích Hạ, bến thuyền Bãi Sang...nhằm tạo điều kiện thuận lợi đi lại cho du khách, cũng như thu hút các dự án đầu tư.
Ngoài ra, UBND tỉnh cũng có những hỗ trợ và tạo điều kiện hết sức cho các tập đoàn lớn, có năng lực, kinh nghiệm tổ chức nghiên cứu, khảo sát các dự án đầu tư du lịch tầm cỡ lớn, chất lượng cao tại một số địa điểm trọng tâm của tỉnh như Khu du lịch hồ Hòa Bình và một số huyện có tiềm năm phát triến du lịch như: Mai Châu, Tân Lạc, Cao Phong, Đà Bắc, Kim Bôi, Lạc Sơn...
Phát triển bất động sản nghỉ dưỡng Hòa Bình trong tương lai chính là tổng của phép tính gồm nhiều nhân tố: Nhu cầu nghỉ dưỡng thực tế của người dân và du khách; kế hoạch đầu tư kinh doanh bài bản, lâu dài của các tập đoàn doanh nghiệp lớn; yếu tố nhạy bén, biết nắm bắt cơ hội mới của các nhà đầu tư và từ các quy hoạch, chính sách phát triển mục tiêu của chính quyền tỉnh Hòa Bình.