Tìm hiểu về hệ sinh thái Blockchain hiện nay
BÀI LIÊN QUAN
Tìm hiểu về ứng dụng của công nghệ Blockchain hiện nayTìm hiểu về nền tảng công nghệ Blockchain và các ứng dụng của nóLàm gì để thúc đẩy ứng dụng Blockchain tại Việt Nam?Blockchain là 1 sổ cái kỹ thuật số phân tán lưu trữ dữ liệu dưới bất kỳ hình thức nào. Một blockchain có thể ghi lại thông tin về cryptocurrency giao dịch và NFT quyền sở hữu hoặc Defi hợp đồng thông minh.
Dưới đây là các hệ sinh thái blockchain:
NHÓM I: TIỀN TỆ
Phần lớn các đồng tiền này được tạo ra nhằm mục đích sử dụng như tiền tệ, gồm các mục đích khác nhau như các phương tiện thanh toán, phương tiện lưu trữ hay thước đo giá trị. Trong đó Bitcoin như là dự án đầu tiên, các dự án sau này đều dựa trên nền tảng công nghệ của Bitcoin để cải thiện giao thức. Có thể chia nhóm này thành 3 nhóm nhỏ hơn bao gồm:
+ Nhóm giao thức lớp nền: Bitcoin, NEM, Decred, QTUM, Litecoin, NXT, Waves, Ark …
+ Nhóm thanh toán: Stellar, Cardano, Ripple, Request Network, Metal, Interleger…
+ Nhóm giao dịch ẩn danh: Dash, Monero, Zcash Smartcash, CoinJoin, Deep Onion, Spectrecoin, PIVX, Zcoin, ZEN, Verge…
NHÓM II: CÔNG CỤ PHÁT TRIỂN
Các dự án thuộc phần này được sử dụng chủ yếu bởi các lập trình viên trong việc xây dựng các nền tảng hay ứng dụng phân quyền.
Các dự án thuộc phần này không có tính đối chọi với nhau mà bổ sung với nhau để tạo thành hệ sinh thái hoàn chỉnh. Nhóm này có thể chia thành các nhóm như sau:
+ Nhóm hợp đồng thông minh: EOS, Lisk, Tezos, Ethereum, NEO, Rootstock, Hyperledger, Boscoin… Nhóm này trong năm 2018, dự kiến NEO & ETH sẽ hai đồng tiền có mức tăng đột phá.
+ Nhóm giải quyết vấn đề Scaling: Truebit (ETH), Raiden (ETH), Plasma (ETH), Lighting network (BTC), Trinity (NEO)… nhóm này có mục đích tăng tốc độ giao dịch của các nền tảng sẵn có chỉ có Raiden & Trinity là phát hành ICO.
+ Nhóm Oracles: Oraclize, Chain Link, Mobius, … Nhóm này giải quyết vấn đề kết nối dữ liệu từ bên ngoài vào hợp đồng thông minh. Đây là điều cực kỳ quan trọng để mang công nghệ blockchain vào cuộc sống.
+ Nhóm bảo mật: Các đại diện tiêu biểu của nhóm này là Quantstamp và Gladius. Dự án Quantstamp là dự án hỗ trợ kiểm tra những hợp đồng thông minh, Gladius là dự án chống tấn công DDoS. Cả 2 dự án đều còn nhiều tiềm năng.
+ Nhóm pháp lý: Argello, Kleros,… dự án thuộc nhóm này nhằm giải quyết các vấn về về pháp lý. Đáng chú ý là Argello, dự án về hợp đồng thông minh có sự hỗ trợ của AI.
+ Hoạt động liên mạng: Nhóm này có nhiệm vụ kết nối các mạng blockchain. Dự án còn nhiều tiềm năng phát triển gồm Aion, Wanchain, ICX…
+ Nhóm coin sử dụng công nghệ chu trình không tuần tự: Gồm IOTA, Byteball, Oyster pearl… nhóm này cũng đáng để đầu tư dài hạn.
NHÓM III: FINTECH
Khi chúng ta tương tác với nhiều giao thức & ứng dụng khác nhau mà mỗi giao thức lại có cryptocurrency riêng của mình thì bạn phải tương tác với nhiều hệ thống kinh tế khác nhau.Trong một hệ thống kinh tế có quá nhiều loại tiền tệ, tức nhiều đơn vị tính, thì cần phải có một công cụ để đơn giản hóa việc chuyển đổi giá trị từ đơn vị này sang đơn vị kia, từ đó hỗ trợ đáp ứng khả năng thanh khoản và đầu tư trong nền kinh tế đó. Nhóm này sẽ được chia thành các nhóm nhỏ như sau :
+ Các sàn giao dịch phân tán: Các ứng dụng này giúp sử dụng và trao đổi các token dễ dàng hơn trong thời điểm các token tăng không ngừng đến mức không thể đếm nổi. Nhờ đó chúng ta sẽ chỉ cần đến một vài token để trao đổi nhiều token không thể nhớ nổi khác. Đó là một lợi ích của những sàn giao dịch phân cấp. Nhóm này cũng có nhiều tiềm tăng trưởng tốt với Kyper Network, Omise, 0x, Bitshares là những dự án an toàn cho việc đầu tư dài hạn.
+ Bảo hiểm: Nhóm này mong muốn ứng dụng công nghệ blockchain vào ngành bảo hiểm bao gồm Insurance X, Chain that…
+ Cho vay: Các dự án nổi bât gồm có ETHLend, Salt, wetrust, Fintrux, Exilir,… Dự án Wetrust, Exilir và Fintrux sẽ là 3 dự án còn nhiều tiềm năng nhất.
+ Đầu tư: Nhóm này gồm có các dự án Inconomi, cindicator… các dự án này đều đáng để đầu tư.
NHÓM IV: QUẢN TRỊ HỆ THỐNG
Các dự án trong nhóm này nhằm cung cấp những chức năng cần thiết để xây dựng một thế giới mà người dùng không bắt buộc phải tin tưởng một cá nhân hay tổ chức nào cả, mà chỉ cần tin vào các cơ chế khích lệ được lập trình sẵn sử dụng mật mã học & các nguyên lý. Nhóm này sẽ có các nhóm dự án sau:
+ Nhóm quản lý người dùng: Blockstack, Status… dự án đáng đầu tư nhất là Blockstack và Status.
+ Nhóm quản trị người dùng: nhóm này xây dựng cơ chế quản trị ở trong thế giới ảo như Aragon, Decred, Backfeed… Dự án Aragon được đánh giá là dự án có nhiều triển vọng cao nhất nhóm này.
+ Nhóm xác nhận danh tính: Nhóm này phát triển định danh điện tử nhằm giúp xác nhận danh tính cá nhân. Dự án nổi bật nhất là Civic, Selfkey…
+ Nhóm An Ninh: nhóm này có thể kể đến Rivetz.
+ Nhóm đồng tiền ổn định: Basecoin, Nubits… các đồng tiền này có giá trị cố định để quản lý rủi ro không dùng cho đầu tư
+ Nhóm VPN: Dự án đáng để đầu tư nhất nhóm này là Substratum
NHÓM V: TRAO ĐỔI GIÁ TRỊ
Các dự án trong nhóm này được phân thành 2 mục: Có thể trao đổi được & không trao đổi được. Những thị trường cho phép trao đổi hàng hoá và dịch vụ trao đổi được sẽ biến những thứ như dung lượng lưu trữ, băng thông, khả năng tính toán, kết nối internet, năng lượng… thành hàng hoá trao đổi. Các công ty bán các sản phẩm này cạnh tranh bằng chiến lược kinh tế quy mô chỉ có thể bị thay thế bằng một chiến lược kinh tế quy mô khác. Với việc mở ra một nguồn cung hàng hóa tiềm năng và cho phép bất kỳ ai cũng có thể tham gia vào mạng lưới, thì chiến lược kinh tế quy mô khác đó sẽ không còn trở nên khó khăn, và một lần nữa sẽ đưa các biên độ tiến về zero.
Các thị trường không trao đổi được không có lợi ích như trên mặc dù chúng cho phép người cung cấp có doanh thu bằng giá cả cuối cùng của sản phẩm hay dịch vụ chứ không phải là giá cả sau khi đã trừ đi chi phí trung gian.
Phần lớn các dự án trong nhóm này đều khá tốt, đáng chú ý là dự án Props, Grid+ còn nhiều tiềm năng do ít người biết đến.
NHÓM VI: CHIA SẺ DỮ LIỆU
Một cách để hình dung về mô hình lớp dữ liệu chia sẻ chính là hệ thống Global Distribution Systems (GDS) của ngành vận tải hàng không. GDS là một trung tâm dữ liệu nơi mà tất cả các hãng hàng không sẽ đẩy dữ liệu bay lên từ đó hệ thống có thể cung cấp được thông tin điều phối tốt nhất gồm chặng bay và giá cả. Nhờ vào hệ thống trên mà các cty cung cấp dịch vụ tra cứu tổng hợp cho người dùng như Kayak đã xuất hiện và thay thế các đại lý truyền thống.
Các dự án sử dụng blockchain sẽ tạo ra doanh thu cho người dùng sẽ tạo ra những thị trường mới nơi mà giá trị sẽ không lọt vào các công ty môi giới thông tin mà chính là các cá nhân và tổ chức cung cấp thông tin.
Có nhiều ý tưởng startup đã thành công vang dội (vd: Facebook, Youtube, Instagram..). Thách thức còn lại chính là sale & phát triển kinh doanh, còn về công nghệ thì đã có sẵn. Đây là cơ hội cho những ý tưởng đã chưa thành công trước đây khi làm dưới dạng một thực thể.
Nhóm này có các dự án Vechain, Walton, Ink, Bloom, monetha…
Nhóm VII: XÁC THỰC
Cuối cùng, tiền mã hoá là một loại dữ liệu số gắn chặt với 1 nền tảng blockchain nhất định & các dự án trong nhóm này sử dụng những dữ liệu số này để đại diện cho hàng hóa trong thực tế hay dữ liệu. Khả năng bất biến của blockchain công cộng nhằm giúp những người tham gia vào tự tin rằng một khi dữ liệu đã được ghi vào blockchain thì không thể can thiệp bằng bất cứ cách nào và dữ liệu đó luôn sẵn sàng để tham khảo ở bất kỳ thời điểm nào sau này. Đó là lý do vì sao đối với những dữ liệu quan trọng như dữ liệu giao dịch cần được lưu trên blockchain để bảo đảm sự toàn vẹn của chúng.
Nhóm này có dự án FACTOM, đây là khoản đầu tư dài hạn có rủi ro thấp.
KẾT LUẬN
Trên đây là bài viết tổng quan về hệ sinh thái Blockchain, hy vọng bài viết này sẽ giúp cho các bạn có cái nhìn rõ hơn về hệ sinh thái Blockchain và các dự án tiềm năng, cũng như giúp các nhà đầu tư có thể đưa ra các quyết định đầu tư.