meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Làm gì để thúc đẩy ứng dụng Blockchain tại Việt Nam?

Thứ sáu, 21/01/2022-09:01
Có thể nói, công nghệ Blockchain đang mở ra ngày càng nhiều cơ hội ứng dụng trong thực tế. Điều này đã tạo ra một làn sóng khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo sôi nổi tại Việt Nam… Nhưng để Blockchain có thể phát huy hết sức mạnh của nó tại Việt Nam, cần nhiều hơn sự thay đổi, thích ứng từ phía Chính phủ và doanh nghiệp.

Blockchain là gì?

Blockchain là một hệ thống cơ sở dữ liệu dạng chuỗi – khối, nó cho phép lưu trữ và truyền tải thông tin một cách an toàn được liên kết với nhau nhờ các thuật toán mã hóa rất phức tạp.

Có thể hiểu Blockchain là một cuốn sổ “cái” của công ty, nơi mà tất cả hoạt động tài chính của doanh nghiệp đó được quản lý, giám sát bằng blockchain. Do đó, người ta còn gọi Blockchain là Công nghệ sổ cái phân tán.

Blockchain đã được W.Scott Stornetta và các cộng sự của ông đề cập đến vào năm 1991. Khi đó, mục đích ứng dụng Blockchain là để ghi chú trên các mục tài liệu nhằm quản lý thông tin một cách dễ dàng mà không ai có thể sửa đổi.


Blockchain là một hệ thống cơ sở dữ liệu dạng chuỗi – khối.
Blockchain là một hệ thống cơ sở dữ liệu dạng chuỗi – khối.

Muốn thay đổi hoặc bổ sung thông tin trên Blockchain, cần có sự đồng ý của tất cả các nút trong hệ thống Blockchain đó. Nếu một mắt xích trong hệ thống bị đổ, những máy tính khác sẽ tiếp tục việc bảo vệ thông tin. Về cơ bản, Blockchain là không thể phá vỡ.

Điều đáng chú ý, Blockchain còn có khả năng truyền dữ liệu trực tiếp, không qua trung gian. Bản thân các nút trong hệ thống sẽ thực hiện nhiệm vụ xác thực thông tin gửi đến Blockchain.

Hiện tại Blockchain có ba loại. Đầu tiên là dạng Công khai (Public): Tại dạng này, tất cả mọi người đều có quyền đọc và ghi lại dữ liệu. Dạng này có các đồng tiền điện tử tiêu biểu như Bitcoin và Ethereum. Việc tấn công vào dạng này là khá khó khăn do mỗi giao dịch có hàng ngàn, thậm chí hàng vạn nút tham gia.

Dạng thứ hai là Cá nhân (Private): Ở dạng này, người tham gia Blockchain chỉ đọc được dữ liệu, không ghi được dữ liệu bởi quyền ghi thuộc về bên thứ ba. Nghĩa là bên thứ ba “độc chiếm” Blockchain. Ưu điểm của nó là thực hiện giao dịch nhanh chóng. Ví dụ cho dạng này là đồng tiền Ripple.

Dạng cuối cùng là Permissioned: Dạng này còn có tên khác là Consortium. Đây là dạng lai giữa Công khai và Cá nhân. Ví dụ cho dạng này là đồng tiền Libra của mạng xã hội Facebook.

Hiện tại Blockchain có ba phiên bản. Tên gọi của nó lần lượt là 1.0, 2.0, 3.0. Trong đó, Blockchain 1.0 là các loại tiền điện tử, tiêu biểu là Bitcoin. Phiên bản 2.0 chủ yếu là các hợp đồng điền tử và phiên bản 3.0 đang được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Tuy nhiên, bản thân Blockchanin cũng có nhược điểm. Do công nghệ này sử dụng mạng P2P để thực hiện quy trình xử lý dữ liệu, do đó thời gian xử lý sẽ chậm hơn khi so sánh với quá trình xử lý tập trung. Đây được xem là nhược điểm lớn nhất của công nghệ này.

Bloclchain được ứng dụng như thế nào tại Việt Nam?

Chính vì những tính năng tuyệt vời đó, đặc biệt là tính năng “không thể bẻ gãy”, công nghệ Blockchain hiện đang được các doanh nghiệp, chính phủ ứng dụng rộng rãi. Tại Việt Nam, các hoạt động sử dụng Blockchain điển hình có thể kể tới như: Hợp đồng, tiền điện tử, tài chính, truyền thông, viễn thông, sản xuất…

Nông nghiệp: Với một đất nước có nền nông nghiệp lớn như Việt Nam, Blockchain đã giành được sự quan tâm lớn của các doanh nghiệp nông nghiệp. Một trong những điều Blockchain làm được trong lĩnh vực này là truy xuất nguồn gốc của nông sản. Nhờ công nghệ Blockchain, người tiêu dùng có thể cầm điện thoại có kết nối mạng internet, quét trên con tem của sản phẩm. Kết quả hiển thị sẽ cho người tiêu dùng biết các thông tin về quá trình sản xuất, phân phối, hướng dẫn sử dụng, thời gian bảo quản sản phẩm… Điều này cũng giúp minh bạch hóa thị trường, khi các doanh nghiệp tránh được tình trạng làm giả nhãn mác, gây ảnh hưởng tới thương hiệu.


Ngân hàng BIDV ứng dụng Blockchain trong tài trợ thương mại. 
Ngân hàng BIDV ứng dụng Blockchain trong tài trợ thương mại. 

Với lĩnh vực giáo dục: Thời gian qua đã có rất nhiều trường học áp dụng công nghệ Blcockchain trong quản lý và công tác giảng dạy. Có thể kể tên một số trường học tiêu biểu như: Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh, Đại học Hoa Sen… Tại các trường đại học này, Blockchain được ứng dụng nhằm minh bạch và công khai văn bằng tốt nghiệp của sinh viên. Điều này giúp nhà trường tránh được tình trạng bằng giả đang gây nhức nhối. Đơn giản là nhờ Blockchain không thể làm giả. Mỗi sinh viên sẽ được nhận một văn bằng gốc bằng giấy và một mã QR có chứa các thông tin liên quan đén văn bằng của mình.

Trong lĩnh vực ngân hàng: Đây có lẽ là nơi Blockchain được ứng dụng rộng rãi nhất. Hàng loạt ngân hàng lớn tại Việt Nam đã tham gia vào dòng chảy Blockchain. Đó là các ngân hàng như Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam (VietinBank), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (MB), và mới đây là VCB – Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam…

Blockchain giúp các ngân hàng thanh toán nhanh hơn, tiết kiệm hơn, đồng thời giảm các trung gian trong giao dịch. Người dùng cũng có thể xác minh danh tính nhanh chóng và ngân hàng có thể đối chiếu thông tin của khách hàng.

Các chuyên gia cho rằng, Blockchain sẽ giúp nâng cao trải nghiệm của khách hàng. Công nghệ này cũng thể hiện tính phi tập trung cao mà không chịu tác động chi phối nào.

Lĩnh vực thương mại điện tử: Hiện nay thị trường bán lẻ đang dần chuyển hướng sang thương mại trực tuyến, đặc biệt qua hai năm trải qua đại dịch, việc mua sắm qua sàn thương mại điện tử đã trở nên quen thuộc với nhiều người, nhất là cư dân tại các thành phố lớn.  Điều này đặt ra cho các nhà quản lý sàn thương mại điện tử vấn đề bảo mật thông tin khách hàng, quản lý chuỗi cung ứng sản phẩm… Bên cạnh đó, việc xóa bỏ các trung gian trong quá trình mua bán, thanh toán trực tiếp… cũng được Blockchain giải quyết. Giống như ở lĩnh vực ngân hàng, Blockchain giúp thương mại điện tử gần hơn với khách hàng, nâng cao trải nghiệm mua sắm – điều rất quan trọng với các sàn  thương mại điện tử.

Đó chỉ là một vài ví dụ cho việc Blockchain đang hiện diện rất rõ nét trong đời sống hàng ngày. Hiện tại, Blockchain còn được ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau. Điều đó cho thấy sức mạnh của Blockchain cũng như xu hướng hiện đại là không thể đảo ngược.
Tại Việt Nam, Blockchain mới chỉ được đưa vào ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày trong khoảng 4 năm trở lại đây. Tuy nhiên, trên thực tế, để phát triển  Blockchain một cách bền vững, các doanh nghiệp cần có một lộ trình cụ thể, bài bản để ứng dụng công nghệ này, thay vì “làm màu” để gọi vốn hay xây dựng thương hiệu.

Hiện tại, theo thống kê, trong số 200 doanh nghiệp Blockchain trên thế giới thì có 5-6 doanh nghiệp Việt Nam, tỷ lệ vào khoảng 2-3% số doanh nghiệp Blockchain. Nhưng điều đáng buồn là các công ty này mặc dù có nhân lực, trụ sở… tại Việt Nam nhưng lại đăng ký kinh doanh ở nước ngoài. Có thể gọi đây là tình trạng chảy máu chất xám trong thời đại 4.0. Lý do là Việt Nam chưa có hành lang pháp lý cụ thể cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Cơ quan chức năng cho rằng, cần có lộ trình để có thể tiếp thu công nghệ, do đó, Blockchain vẫn đang “ngóng” hành lang pháp lý.

Có thể nói, trong tổng thể bức tranh phát triển của Blockchain trên toàn cầu, Việt Nam vẫn đang nghiên cứu, điều chỉnh nhằm đưa ra các chính sách phù hợp với xu thế cũng như thực tiễn, hạn chế những rủi ro có thể có khi ứng dụng công nghệ này.

Giải pháp nào thúc đẩy Blockchain ở Việt Nam?

Theo thống kê, hiện thị trường thiết bị liên quan đến blockchain tại Việt Nam đạt giá trị gần 500 triệu USD vào năm 2021 và sẽ tăng lên 2,5 tỷ USD vào năm 2026. Hiện tại, Blockchain đang được áp dụng nhiều nhất ở dịch vụ tài chính (83%), chuỗi cung ứng (40%) và dịch vụ công cộng (30%). Các doanh nghiệp bảo hiểm, kế toán cũng đang tìm hiểu và cân nhắc sử dụng trong thờ gian gần. Tuy nhiên, đó chỉ là các bước khởi đầu, với sự tiên phong đến từ các doanh nghiệp có “máu mặt”, dám chuyển đổi mạnh mẽ. Còn lại, các doanh nghiệp nhỏ và vừa vấn dè chừng, hoặc chưa đủ điều kiện để tham gia vào cuộc chơi mới này, bởi còn nhiều rào cản xung quanh. Xét về nội tại, Blockchain tại Việt Nam còn gặp thách thức về mặt kỹ thuật, vận hành. Bên cạnh đó là các vấn đề khách quan mà nổi lên là hành lang pháp lý cho Blockchain.

Theo các chuyên gia, để có thể thúc đẩy Blockchain ứng dụng tại Việt Nam nhiều hơn, cần thiết vượt qua một số thách thức.

Đầu tiên đó là thói quen của người dùng và doanh nghiệp. Cần thiết tạo sự cởi mở, phổ biến kiến thức liên quan đến Blockchain trong cộng đồng. Từ đó mới có thể tạo ra sự đồng thuận giữa người dân – doanh nghiệp và cơ quan quản lý. Hiện tại, mức độ quan tâm, tìm hiểu về Blockchain còn ở diện hẹp, chủ yếu trong giới doanh nghiệp, IT…


Game Axie Infinity của Nguyễn Thành Trung ứng dụng công nghệ Blockchain gây tiếng vang lớn trên thị trườn quốc tế.
Game Axie Infinity của Nguyễn Thành Trung ứng dụng công nghệ Blockchain gây tiếng vang lớn trên thị trườn quốc tế.

Tiếp theo, đó là phía nhà nước, cần sớm xây dựng khung pháp lý liên quan tới Blockchain. Điều này giúp các doanh nghiệp hiện đang “manh nha” đầu tư vào lĩnh vực này có điều kiện phát triển thuận lợi. Đồng thời cơ quan quản lý cũng dễ dàng hơn trong việc giám sát, đảm bảo quyền lợi của người dân cũng như doanh nghiệp. Mặc dù Chính phủ đã có một số động thái nhất định như vào năm 2018, Bộ Khoa học và Công nghệ ra Quyết định phê duyệt Chương trình Khoa học và Công nghệ trọng điểm cấp quốc gia giai đoạn đến năm 2025: “Hỗ trợ nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ của công nghiệp 4.0”, trong đó Blockchain được xếp thứ 2 sau trí tuệ nhân tạo (AI) trong loạt các sản phẩm của công nghệ chủ chốt. Mới đây, Chính phủ cũng đã ban hành đề án đề án kinh tế chia sẻ. Đề án này được kỳ vọng tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các doanh nghiệp số với doanh nghiệp theo mô hình truyền thống. Đồng thời sau khi thực hiện Đề án, sẽ rút ra được những bài học để từ đó có cách ứng xử phù hợp với các công nghệ mới trong tương lai như Blockchain.  

Tuy nhiên, đến nay, Blockchain vẫn chưa thể có một hành lang pháp lý cụ thể vì nhiều lý do.

Trong khi đó, công nghệ Blockchain cũng được đánh giá là cơ hội “vàng” cho các doanh nghiệp khởi nghiệp của Việt Nam, đặc biệt là trong vòng 2 năm qua.  Theo thống kê, số lượng, giá trị các dự án có ứng dụng Blockchain đã tăng mạnh, bất chấp đại dịch Covid-19. Tiêu biểu như tựa game  số lượng cũng như tổng giá trị các khoản đầu tư vào các dự án khởi nghiệp, đặc biệt là các dự án Blockchain, tăng mạnh. Tiêu biểu như HeroVerse, một dự án trò chơi NFT, xây dựng trên nền tảng Blockchain, huy động được 1,7 triệu USD.

Theo các chuyên gia tài chính, công nghệ, Việt Nam có 3 yếu tố để phát triển công nghệ Blockchain. Đó là mọi thứ còn rất mới mẻ. Thứ hai là dân số trẻ, lượng người tham gia sử dụng internet ở mức cao so với khu vực và trên thế giới. Và cuối cùng, cộng đồng kỹ thuật, lập trình, an ninh mạng đông đảo, có chất lượng cao. Những yếu tố này giúp Việt Nam trở thành một mảnh đất đầy tiềm năng cho Blockchain.

Có thể nói, Blockchain hiện tại giống như internet vào Việt Nam năm 1997. Tất cả đều còn rất mới mẻ, do đó, sẽ còn rộng cửa để đón chào các nhà đầu tư cũng như cơ hội ứng dụng trong cuộc sống. Vấn đề quan trọng là chúng ta tận dụng nó như thế nào để có thể nắm bắt xu thế của thế giới trong kỷ nguyên 4.0, nhằm mang lại những lợi ích lớn nhất cho doanh nghiệp và người dân.
 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Từng chỉ sống với 72 nghìn mỗi ngày, làm việc 100 giờ/tuần với 3 công việc: Nhiều năm sau "lội ngược dòng" thành doanh nhân thành đạt, nắm giữ khối tài sản tỷ đô

Mã độc lây lan qua Facebook có nguồn gốc từ Việt Nam NodeStealer lại “tái xuất giang hồ”

Ứng dụng AI trong “số hoá” bất động sản, Meey Group gây ấn tượng tại Diễn đàn Chuyển đổi số Hải Phòng 2024

Chưa thể cấm ngay Temu, 1688 và Shein, Bộ Công Thương và Tổng cục Thuế nói gì?

Mạng 5G lúc nhanh, lúc chậm: Viettel lý giải nguyên nhân?

Meey Group xác lập Kỷ lục Doanh nghiệp sở hữu Bộ giải pháp Công nghệ BĐS nhiều sản phẩm nhất Việt Nam

Xu hướng ứng dụng công nghệ trong giao dịch bất động sản ngày càng phổ biến

AI phần lớn đã đánh bại các CEO con người trong một thí nghiệm nhưng lại bị sa thải nhanh hơn

Tin mới cập nhật

Vợ chồng 9X chi 30 tỷ xây biệt thự hiện đại kết hợp phong cách nội thất Japandi

9 giờ trước

Từng chỉ sống với 72 nghìn mỗi ngày, làm việc 100 giờ/tuần với 3 công việc: Nhiều năm sau "lội ngược dòng" thành doanh nhân thành đạt, nắm giữ khối tài sản tỷ đô

9 giờ trước

Thêm giải pháp duy trì nguồn cung nhà bình dân

9 giờ trước

Người dân sẽ được giao đất mà không phải qua đấu giá

9 giờ trước

Cô Mười Garden Villa: Sự giao thoa của hơi thở hiện đại và dáng dấp kiến trúc nông thôn vùng Tây Nam Bộ

1 ngày trước