Hàng nghìn nhà ở tái định cư bỏ hoang trên "đất vàng" Hà Nội và TP.HCM
BÀI LIÊN QUAN
Bỏ hoang hàng nghìn m2 “đất vàng” tại trung tâm TP Hồ Chí Minh Nhà đất bỏ hoang, không sổ đỏ đang tăng giá không tưởngNhà liền kề bỏ hoang, không có sổ đỏ nhưng giá bán vẫn tăng gấp đôi sau 3 nămHàng ngàn căn hộ bỏ hoang ở Hà Nội và TP.HCM
Bí ẩn “ngôi trường tròn” bỏ hoang nổi tiếng Nhật Bản: Người yếu bóng vía không dám quay trở lại
Được biết, ngôi trường này được liệt kê vào danh sách 10 địa điểm đáng sợ bậc nhất Nhật Bản. Những người bình thường, đặc biệt là người yếu bóng vía cũng không dám quay trở lại nơi đây vì sợ rằng sẽ bị những năng lượng tinh thần tiêu cực lấn át.“Ngân hàng đất nông nghiệp”: Công cụ quan trọng để hạn chế đất bỏ hoang
Khởi nghiệp ở tuổi 20 đổi về món nợ 3 tỷ, 9x Hải Dương quyết mở homestay từ resort bỏ hoang, nuôi dê, ốc và trồng rau sạch
Khởi nghiệp bằng trang trại trồng rau sạch kết hợp với chăn nuôi theo hướng sinh học, nhưng do thiếu kinh nghiệm cùng giá lợn hơi lao dốc, Đạt đã thất bại. Ôm một đống nợ lên đến 3 tỷ đồng, con số này là quá lớn so với một chàng trai mới tròn 20.Biến sân thượng bỏ hoang thành khu vườn trên không độc đáo sau 4 năm chăm sóc tận tình
Từ một sân thượng bỏ không nhiều năm, nữ chủ nhân khu vườn đã tự mình cải tạo lại thành một không gian xanh tươi với đủ các loại hoa cỏ, trở thành chốn bình yên cho cả gia đình giữa chốn phố thị xô bồ.Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV chiều 31/10 thảo luận và cho ý kiến về báo cáo kết quả giám sát thực hiện chính sách pháp luật về thực hành tiết kiệm và chống lãng phí giai đoạn 2016-2021.
Trình bày báo cáo, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội, ông Nguyễn Phú Cường thông tin việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm và chống lãng phí giai đoạn trên đã đạt được kết quả tích cực, góp phần thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách, tài chính,…
Báo cáo về các tồn tại, hạn chế, ông Cường cho biết qua giám sát cho thấy dự án chậm tiến độ và có xu hướng tăng lên qua các năm và đã có hàng ngàn dự án chậm tiến độ. Báo cáo chưa đầy đủ của các Bộ, Ngành, địa phương từ năm 2016-2021 các dự án chậm tiến độ tăng lên theo hàng năm tương ứng 1448 năm 2016 lên 1.962 dự án năm 2021. Trong đó, hầu hết các dự án quan trọng quốc gia và các dự án trọng điểm đều chậm tiến độ.
Bên cạnh đó, cũng có hàng ngàn dự án phải điều chỉnh quyết định đầu tư, thậm chí có dự án điều chỉnh nhiều lần, tổng mức đầu tư cũng điều chỉnh cao gấp nhiều lần so với tổng mức đầu tư được phê duyệt ban đầu. Có hàng trăm dự án vi phạm thủ tục đầu tư.
Ông Nguyễn Phú Cường cũng nhận định, hàng ngàn dự án có thất thoát, lãng phí. Cụ thể, năm 2016 là 590 dự án, tăng lên 840 dự án năm 2017, năm 2018 có 422 dự án, năm 2019 có 125 dự án, tới năm 2020 tăng mạnh lên 923 dự án, và năm 2021 có 185 dự án. Đã có nhiều dự án đã phải xử lý hình sự, đã xét xử.
Theo thống kê của báo cáo giám sát của Quốc hội, một số địa phương đã chú trọng quyết liệt trong thu hồi các dự án treo, chậm tiến độ. Điển hình như Ninh Bình xử lý được 725 dự án, Quảng Ngãi chấm dứt hiệu lực nghiên cứu, khảo sát, lập hồ sơ đề xuất của 296 dự án, Đồng Nai 376 dự án, Kiên Giang 206 dự án,…
Báo cáo cũng cho thấy, việc quản lý, sử dụng trụ sở làm việc, nhà công vụm công trình phúc lợi ở 1 số bộ, ngành, địa phương không đúng quy định và chưa hiệu quả. Việc sử dụng sai mục đích, lãng phí, chưa xử lý dứt điểm tình trạng lấn chiếm, trang chấp kéo dài vẫn còn.
Tuy nhiên, qua điều tra, tình trạng nhiều nhà, căn hộ tái định cư chưa đưa vào sử dụng hoặc bỏ hoang, đang xuống cấp nghiêm trọng vẫn còn nhiều. Hà Nội có tổng 17.863 căn nhà tái định cư trong đó có 1947 căn hộ trống, chưa có quyết định bán nhà, 489 căn hộ chưa có phương án bố trí. Tại TPHCM cũng có hàng ngàn căn hộ tái định cư bỏ hoang, thưa người ở, có 1274 căn hộ và 1303 đất nền dùng làm quỹ dự phòng, gần 5000 căn hộ và đất nền đang làm thủ tục bán đấu giá.
Dự án chậm tiến độ có xu hướng tăng
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội, đoàn giám sát kiến nghị Chính phủ thống kê các trường hợp vi phạm trong quản lý, sử dụng nhà, đất và tài sản công cũng như các công trình phúc lợi công cộng. Trong đó, cần thống kê các dự án nhà ở tái định cư được hình thành nhưng đang bị bỏ hoang, không đưa vào sử dụng và diện tích kinh doanh dịch vụ ở tầng 1 của các chung cư tái định cư.
Báo cáo cũng cho thấy hàng ngàn dự án thuộc đối tượng nhà nước giao, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất chậm tiến độ mà chậm đưa đất vào sử dụng vẫn chưa được quan tâm xử lý. Báo cáo chưa đầy đủ của 61/63 tỉnh thành phố, đến hết 31/12/2021, có 908 dự án với diện tích 28.155 ha khó khăn vướng mắc, chậm đưa vào sử dụng nhưng mới dừng lại ở xử lý thu hồi đất và chấm dứt hoạt động 172 dự án với diện tích 6922 ha; vẫn còn 404 dự án với diện tích 18.308 ha chưa xử lý.
Ngoài ra, tỷ lệ thực hiện giải ngân vốn đầu tư công thấp đặc biệt là vay ưu đãi nước ngoài, vốn vay ODA giải ngân rất chậm, nhiều dự án phải gia hạn thời gian hoàn thành dẫn đến giảm hiệu quả sử dụng vốn vay. Bên cạnh đó, nhiều dự án dở dang, dừng thực hiện hoặc thi công đến điểm dừng kĩ thuật nhưng chậm hoặc chưa kịp thời rà soát, gây thất thoát, lãng phí.
Báo cáo giám sát cũng nêu rõ, giai đoạn 2016-2020, công tác cổ phần hóa, thoái vốn còn nhiều bất cập, thoái vốn, cổ phần hóa chỉ đạt 30% kế hoạch. Tại một số doanh nghiệp vốn đầu tư nhà nước chưa được bảo toàn, nhiều dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp còn thua lỗ, thất thoát.
Tại báo cáo, đoàn giám sát đã kiến nghị Chính phủ tăng cường công tác quản lý, khai thác, sử dụng đất, tài nguyên, khoáng sản. Đồng thời kịp thời khắc phục các tồn tại, hạn chế, bảo đảm khai thác tiết kiệm, hiệu quả, bền vững, giảm thiểu thất thoát, lãng phí, tác động tiêu cực đến môi trường.
Bên cạnh đó, theo đoàn giám sát, trong năm 2022 và quý I năm 2023, cần hoàn thành việc phê duyệt và nâng cao chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021 - 2030. Bên cạnh đó, cần rà soát các dự án, kiến nghị liên quan đến đất đai trong các kết luận thanh, kiểm tra, các bản án có khó khăn, vướng mắc trên phạm vi cả nước.
Đoàn giám sát cũng đề nghị Chính phủ đề xuất các giải pháp để xử lý các khó khăn, vướng mắc này và các dự án sử dụng đất chậm tiến độ theo đúng quy định pháp luật, bảo đảm công khai, minh bạch, công bằng, hài hòa lợi ích giữa nhà nước, nhà đầu tư để sớm đưa các dự án vào khai thác, sử dụng, phát huy hiệu quả, không gây thất thoát, lãng phí.