Hàng loạt ngân hàng thực hiện tăng lãi suất huy động
BÀI LIÊN QUAN
Chuyên gia kinh tế đề xuất sửa Luật Các tổ chức tín dụng để các ngân hàng không phải nghe thấy doanh nghiệp bất động sản là sợNgười dân “ồ ạt” gửi thêm 103.000 tỷ vào hệ thống ngân hàng Nhóm “Big 4” ngành ngân hàng sẽ sớm được tăng vốn điều lệCụ thể, tính trong tháng 1/2022, người dân đã gửi hơn 103.000 tỷ đồng vào hệ thống ngân hàng. Con số này tương ứng với mức tăng 1,95%, giúp tổng tiền gửi của người dân trong hệ thống ngân hàng đạt trên 5,4 triệu tỷ đồng. Theo Ngân hàng Nhà nước, đây là mức tăng mạnh nhất trong 10 tháng qua sau thời gian chững lại vì ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Bên cạnh các nguyên nhân như tình hình kinh tế có nhiều điểm sáng, một số kênh đầu tư vốn “hot” trước đây như bất động sản, chứng khoán, vàng… không còn hấp dẫn, thì một nguyên nhân quan trọng là các ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất huy động.
Hiện nay, có tới gần 10 ngân hàng niêm yết mức lãi suất lên tới 7% một năm, thậm chí là trên 7,5% một năm. Đồng thời các chương trình ưu đãi, tặng quà… được triển khai mạnh mẽ đã thu hút khách hàng cư dân gửi tiền vào ngân hàng.
Ngoại trừ nhóm “Big 4” gồm Agribank, Vietinbank, BIDV, Vietcombank giữ nguyên lãi suất thì một số ngân hàng khác đã tiếp tục tăng lãi suất huy động. Mức tăng phổ biến là từ 0,1-03,% một năm.
Cụ thể, BacABank vừa áp dụng biểu lãi suất mới trong tuần này và tăng ở nhiều kỳ hạn so với trước đó. Từ ngày 22/3, lãi suất huy động khách hàng cá nhân kỳ hạn 13 tháng tăng 0,1 điểm % lên 6,7%/năm.
Tương tự, lãi suất kỳ hạn 12 tháng tăng lên 6,6%/năm. Tại các kỳ hạn ngắn, lãi suất 6 tháng của BacABank cũng tăng 0,1 điểm % lên 6,1%/năm.
Trong khi đó, BacABank vẫn giữ nguyên mức lãi suất cao nhất tại nhà băng này là 6,8%/năm, áp dụng cho khách hàng gửi từ 24 tháng trở lên.
MSB cũng cập nhật biểu lãi suất mới trong tháng 3/2022 và tăng nhẹ ở nhiều kỳ hạn so với tháng trước. Trong đó, lãi suất cao nhất là 6,2%/năm áp dụng khi gửi online từ 12 tháng trở lên, tăng 0,1 điểm % so với trước. Đối với kỳ hạn 3 tháng, lãi suất tăng từ 3,8%/năm lên 4%/năm. Lãi suất kỳ hạn 6 tháng tăng 0,3 điểm % lên 5,8%/năm.
Tại OCB, ngân hàng cũng cộng thêm khoảng 0,1-0,3 điểm % cho lãi suất huy động khi gửi tại quầy. Theo đó, lãi suất kỳ hạn 36 tháng khi gửi tại phòng giao dịch là 6,35%/năm, tăng 0,2 điểm %. Ngoài ra, lãi suất kỳ hạn 12 tháng tăng từ 5,9% lên 6,1%/năm. OCB vẫn giữ nguyên mức lãi suất cao nhất là 6,75%/năm, áp dụng khi khách hàng gửi online trên App OCB OMNI kỳ hạn 36 tháng.
Theo một lãnh đạo ngân hàng tại Hà Nội, hiện nay các ngân hàng đang có thanh khoản mạnh. Dòng tiền từ các kênh đầu tư bất động sản, chứng khoán, vàng… chảy sang khiến các ngân hàng tăng lãi suất huy động để hút nguồn vốn này. Cũng theo vị này, các ngân hàng nhỏ tăng lãi suất, khiến phản ứng dây chuyền xảy ra, dẫn tới các ngân hàng khác cũng phải tăng, mặc dù chỉ tăng nhẹ để giữ nguồn vốn.
Với việc các ngân hàng bắt đầu tăng lãi suất huy động, các doanh nghiệp sản xuất tỏ ra lo lắng về lãi suất cho vay. Hiện tại đã có một số ngân hàng tăng lãi suất cho vay khoảng 0,5%/năm so với mức lãi suất năm ngoái.
Theo một doanh nghiệp sản xuất thủy sản, thời gian qua giá xăng, dầu tăng cao đã ảnh hưởng lớn tới chi phí của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nền kinh tế vừa bước vào giai đoạn phục hồi nên hoạt động của doanh nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn. Nếu bây giờ các ngân hàng tăng lãi suất cho vay sẽ ảnh hưởng rất lớn tới doanh nghiệp. Tuy nhiên, các chuyên gia trấn an rằng, hiện nay chưa cần phải lo lắng về lãi suất cho vay. Bởi vậy, Ngân hàng Nhà nước đang khuyến khích các ngân hàng tiết giảm chi phí nhằm giảm lãi suất cho vay trong bối cảnh ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Thứ hai, nguồn tín dụng từ đầu năm tới nay không được “suôn sẻ”. Nguyên nhân là do khách hàng vay vốn mua nhà thấp, do đó, ngân hàng phải giảm lãi suất để thu hút khách hàng.