meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Nhóm “Big 4” ngành ngân hàng sẽ sớm được tăng vốn điều lệ

Thứ hai, 28/03/2022-16:03
Theo kế hoạch của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, nhóm Big 4 ngân hàng gồm Vietcombank, VietinBank, BIDV, Agribank sẽ được tăng vốn điều lệ.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa có Quyết định số 422/QĐ-NHNN Ban hành Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ.

Trong Kế hoạch hành động này, ngành Ngân hàng đã đặt ra nhiều nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới. Đó là điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân hàng đồng bộ, linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ để góp phần giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tích cực quá trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Điều hành tín dụng đáp ứng kịp thời vốn cho sản xuất kinh doanh, kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực có nhiều tiềm ẩn rủi ro. Tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng do đại dịch Covid-19.

Theo đó, trong giai đoạn 2022 - 2023, Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng vốn điều lệ cho các ngân hàng thương mại cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ (Vietcombank, VietinBank, BIDV) và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank). 

Ngân hàng Nhà nước cho biết nguồn lực để thực hiện chính sách tăng vốn cho bốn “ông lớn” ngành ngân hàng được lấy từ lợi nhuận sau thuế, sau trích lập các quỹ giai đoạn 2021 - 2023 cho các ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước và từ nguồn ngân sách nhà nước đối với Agribank.


Nhóm Big 4 ngân hàng gồm Vietcombank, VietinBank, BIDV, Agribank sẽ được Ngân hàng Nhà nước tăng vốn điều lệ.
Nhóm Big 4 ngân hàng gồm Vietcombank, VietinBank, BIDV, Agribank sẽ được Ngân hàng Nhà nước tăng vốn điều lệ.

Vào năm 2021, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đã cho phép nhóm 4 ngân hàng này tăng vốn điều lệ thành công. Theo đó, Agribank được cấp bổ sung 3.500 tỷ đồng vốn điều lệ; 3 ngân hàng còn lại là VietinBank, Vietcombank, BIDV được phép chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ cao.

Tính đến thời điểm hiện tại, vốn điều lệ của BIDV là 50.585 tỷ đồng; VietinBank là 48.058 tỷ đồng; Vietcombank là 47.325 tỷ đồng; Agribank là 34.233 tỷ đồng. 
Tại Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng mới được ban hành, Ngân hàng Nhà nước dự kiến sẽ chỉ đạo các ngân hàng tiếp tục tiết giảm chi phí hoạt động để phấn đấu giảm thêm lãi suất cho vay 0,5- 1% trong 2 năm là 2022 và 2023, đặc biệt với các lĩnh vực ưu tiên.

Về việc triển khai chính sách hỗ trợ lãi suất 2%/năm trong 2 năm 2022 và 2023 thông qua hệ thống các ngân hàng thương mại đối với các khoản vay thương mại cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh. Ngân hàng Nhà nước đang chủ trì, phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Chính phủ ban hành Nghị định hướng dẫn thực hiện hỗ trợ lãi suất. Cụ thể sẽ nghiên cứu để giữ ổn định tỷ lệ tối đa vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn; miễn, giảm phí dịch vụ thanh toán.

Mới đây, theo dự thảo thông tư được Ngân hàng Nhà nước lấy ý kiến, sẽ có 10 nhóm ngành nằm trong diện được hưởng hỗ trợ lãi suất. Đó là giáo dục và đào tạo, hàng không, vận tải kho bãi, du lịch, dịch vụ lưu trú, ăn uống , nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản, công nghiệp chế biến, lập trình máy vi tính và hoạt động liên quan, chế tạo, xuất bản phần mềm, hoạt động dịch vụ thông tin.

Gói hỗ trợ lãi suất 2%/năm trong năm 2022 và 2023 là một trong những chính sách đang được các doanh nghiệp và người dân mong đợi để giảm chi phí, tạo động lực phục hồi và phát triển hoạt động kinh doanh hậu đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, thời điểm ban hành gói hỗ trợ này vẫn chưa được xác định rõ.
Nội dung trong Kế hoạch hành động, Ngân hàng Nhà nước sẽ chỉ đạo tổ chức tín dụng tăng trưởng tín dụng an toàn, hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước nhấn mạnh không nới lỏng các điều kiện cấp tín dụng.

Đồng thời, hoạt động theo dõi, giám sát chặt chẽ, bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng; các giải pháp xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng sẽ được đẩy mạnh hơn nữa qua nhiều hình thức.

Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, thời điểm cuối năm 2021, tỷ lệ nợ xấu gộp (bao gồm nợ xấu nội bảng, nợ xấu bán cho VAMC chưa được xử lý và nợ xấu tiềm ẩn từ các khoản cơ cấu lại) đã tăng mạnh lên mức 7,31%. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

TP.HCM chốt tỷ lệ % tính tiền thuê đất: Doanh nghiệp "chóng mặt" với chi phí

Bộ Tài chính nghiên cứu đánh thuế sở hữu nhiều nhà đất: Tránh tạo cú sốc cho thị trường

Ngân hàng “ép” khách mua bảo hiểm: Đã bị chấn chỉnh nhưng vẫn khó dẹp bỏ

Cần xử lý hành vi thao túng giá đất như đối với thị trường chứng khoán

Vụ 30 tỷ đồng/m2 đất tại Sóc Sơn: Công an điều tra dấu hiệu gây rối trật tự

TP. HCM: 6 khu "đất vàng" bị bỏ hoang tại Q. 1 được đề xuất làm bãi giữ xe

Hà Nội: Vì sao 150 hộ dân tại chung cư The Golden An Khánh chưa được cấp sổ hồng?

Nhà trọ, chung cư mini không cam kết về PCCC sẽ bị dừng hoạt động

Tin mới cập nhật

Hàn Quốc: Phát triển robot “Iron Man”, giúp người bị liệt nửa người có thể đi lại

12 giờ trước

Người Hà Nội ưu tiên chung cư, TP.HCM chọn nhà riêng

12 giờ trước

Bất động sản bất ngờ dẫn đầu lợi nhuận của quý IV/2024

12 giờ trước

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

12 giờ trước

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

1 ngày trước