Hàng loạt dự án giao thông liên vùng tại Bình Dương sắp được triển khai
BÀI LIÊN QUAN
Nắm bắt cơ hội đầu tư mới trên thị trường bất động sản Bình DươngBất động sản công nghiệp Bình Dương có gì “hot” khiến Sharp muốn đặt nhà máy thứ ba tại đây?Điểm nóng mới của “thủ phủ” công nghiệp Bình DươngTheo baodautu.vn, tỉnh Bình Dương có vị trí nằm giữa vùng Đông Nam Bộ do đó trong những năm gần đây, tỉnh này đã và đang triển khai nhiều dự án xây dựng các tuyến đường, cầu nhằm kết nối các tỉnh giáp ranh. Tuy nhiên theo đánh giá tiến độ của những dự án giao thông vẫn chưa đạt như kỳ vọng.
Do đó, vào ngày 20/8, UBND tỉnh Bình Dương đã có cuộc họp để nắm bắt tình hình triển khai và thúc tiến độ các dự án giao thông kết nối vùng. Theo báo cáo của Sở Giao thông Vận tải tỉnh Bình Dương, những dự án giao thông liên vùng kết nối tỉnh với Đồng Nai và TP Hồ Chí Minh đang chuẩn bị các bước đầu tư để thực hiện dự án.
Với những dự án kết nối tỉnh Bình Dương với TP Hồ Chí Minh, hai địa phương phối hợp triển khai các dự án gồm rà soát vị trí cầu bắc qua sông Sài Gòn trên đường Vành đai 4; nâng cao tĩnh không cầu Bình Triệu 1, cầu Bình Phước 1; nút giao thông Sóng Thần, kết nối đường An Bình - Đào Trinh Nhất đến đường Phạm Văn Đồng; kết nối Quốc lộ 13, Quốc lộ 1A,...
Dự án thành phần của đường Vành đai 3 TP Hồ Chí Minh, UBND tỉnh Bình Dương đã giao Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông làm chủ đầu tư các dự án thành phần trên địa bàn tỉnh.
Dự án đường Vành đai 4 TP Hồ Chí Minh, Tổng Công ty Becamex IDC đã lập Đề án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 với quy mô mặt cắt ngang 74,5m (bao gồm cả đoạn đã đầu tư trong Khu công nghiệp Mỹ Phước 3 và Việt Nam - Singapore II-A). Sau khi hoàn thiện, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ chủ trì nghiên cứu tổng thể tham mưu UBND tỉnh báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
Đối với dự án cao tốc TP Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành có tính kết nối liên vùng giữa các tỉnh, thành phố. Hiện TP Hồ Chí Minh đang thực hiện rà soát cập nhật quy hoạch hướng tuyến tại nút giao Gò Dưa. Còn phía tỉnh Bình Dương tổ chức lấy ý kiến các ngành chức năng về việc chuẩn bị đầu tư dự án, Tổng Công ty Becamex IDC đã phối hợp lập báo cáo tiền khả thi dự án.
Đối với các dự án đường sắt, tỉnh Bình Dương kiến nghị đầu tư dự án kéo dài tuyến đường sắt Bến Thành - Suối Tiên đoạn từ ga Suối Tiên đến phường Bình Thắng, Thành phố Dĩ An bằng nguồn vốn ODA. Trong đó giai đoạn 1 kéo dài 1,8 km từ ga Suối Tiên về ga nút giao Bình Thắng (hình thức đầu tư vận hành theo hướng tỉnh Bình Dương đầu tư, Ban Quản lý đường sắt đô thị TP Hồ Chí Minh quản lý). Giai đoạn 2, 3 có chiều dài 25,2 km, từ Dĩ An về ga Trung tâm Thành phố mới Bình Dương.
Tỉnh Bình Dương cũng đang nghiên cứu tổng thể, lập quy hoạch chi tiết tuyến đường sắt Bàu Bàng - Thị Vải - Cái Mép để tiếp tục đề xuất dự án.
Đối với những dự án giao thông kết nối liên vùng giữa tỉnh Bình Dương và tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bình Dương hiện đang rà soát, cập nhật quy hoạch các dự án gồm cầu Thạnh Hội 2, cầu Hiếu Liêm, trục giao thông ĐT 747 - Bùi Hữu Nghĩa – ĐT 743A, hệ thống đường bộ kết nối giữa Thành phố Biên Hòa với Thành phố Dĩ An…
Dự án giao thông giữa tỉnh Bình Dương với tỉnh Tây Ninh, hai tỉnh đang xây dựng cầu cầu kết nối đường ĐT 744 của huyện Dầu Tiếng, Bình Dương và đường ĐT 784 của huyện Dương Minh Châu, Tây Ninh.
Mới đây, vào tháng 7, tỉnh Bình Dương đã làm việc với Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) để đề xuất Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ thu xếp nguồn vốn vay ODA để tỉnh thực hiện các dự án giao thông liên vùng lên tới 543 tỷ yên .
Ông Võ Văn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương đã chỉ đạo Sở Giao thông Vận tải, các sở, ngành liên quan và địa phương phối hợp với các sở, ngành chức năng của các tỉnh nghiên cứu kĩ phương án, vị trí xây dựng, hướng tuyến đường. Đồng thời, nỗ lực đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông kết nối để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và các địa phương lân cận.
Có thể bạn quan tâm: