meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Hai tháng đầu năm, số doanh nghiệp bất động sản giải thể tăng gần 20%c

Thứ tư, 01/03/2023-21:03
Theo Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 2/2023 của Tổng cục Thống kê công bố, hết hai tháng đầu năm số lượng doanh nghiệp kinh doanh bất động sản giải thể là 235 doanh nghiệp. 

Khó khăn kéo dài 

Theo VnEconomy, trong hai tháng đầu năm 2023, số lượng doanh nghiệp kinh doanh bất động sản thành lập mới là 550 doanh nghiệp, giảm 62,4% so với cùng kỳ; số lượng doanh nghiệp kinh doanh bất động sản quay trở lại hoạt động là 608 doanh nghiệp, bằng khoảng 81,2% so với cùng kỳ; số lượng doanh nghiệp bất động sản giải thể là 235 doanh nghiệp, tăng gần 20% so với cùng kỳ. 

Các chuyên gia cho rằng số lượng các doanh nghiệp bất động sản rời bỏ thị trường trong tháng 2/2023 là diễn biến đã được dự báo từ trước do chịu tác động của việc thị trường bất động sản rơi vào trầm lắng kéo dài từ những tháng cuối năm 2022 đến nay. 

Về hoạt động của các doanh nghiệp bất động sản trong năm 2022, Bộ Xây dựng đã dẫn số liệu thống kê của Cục Đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho thấy số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản thành lập mới và số lượng doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong năm 2022 tăng so với cùng kỳ năm 2021. Theo đó, số lượng doanh nghiệp thành lập mới là 8.593 doanh nghiệp, tăng 13,7%; số lượng doanh nghiệp quay trở lại hoạt động là 2.081 doanh nghiệp, tăng 56,7%; số lượng doanh nghiệp bất động sản tuyên bố phá sản, giải thể cũng tăng khoảng 38,7% so với cùng kỳ năm trước.


Trong hai tháng đầu năm 2023, số lượng doanh nghiệp kinh doanh bất động sản giải thể là 235 doanh nghiệp, tăng gần 20% so với cùng kỳ. 
Trong hai tháng đầu năm 2023, số lượng doanh nghiệp kinh doanh bất động sản giải thể là 235 doanh nghiệp, tăng gần 20% so với cùng kỳ. 

Trong Báo cáo thị trường bất động sản Quý V/2022, Bộ Xây dựng đánh giá các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản hiện đang gặp nhiều thách thức và buộc phải thay đổi phương án kinh doanh, quản lý như tái cơ cấu hoạt động kinh doanh, tái cơ cấu nợ, tinh giảm tối đa bộ máy, thu hẹp quy mô đầu tư sản xuất kinh doanh, giảm lực lượng lao động; các doanh nghiệp cũng dừng, đình hoãn hoạt động đầu tư, thi công xây dựng một số dự án; đối với các dự án mới dừng triển khai; cũng như dừng phát hành cổ phiếu tăng vốn; dừng IPO; thậm chí có Tập đoàn bất động sản đã giảm đến 50% lực lượng lao động để thích ứng với điều kiện khó khăn hiện nay. 

Những khó khăn này xảy ra trái ngược hoàn toàn với kỳ vọng thị trường bất động sản năm 2022 sẽ tăng trưởng mạnh mẽ hậu đại dịch Covid-19, tuy nhiên thực tế phũ phàng khiến nhiều doanh nghiệp bất động sản trở tay không kịp.

Theo các chuyên gia thuộc Viện Nghiên cứu kinh tế - tài chính - bất động sản Dat Xanh Services (FERI), trong nửa đầu năm 2022, nền kinh tế phục hồi nhanh, tâm lý đầu tư thay đổi tích cực, nguồn cung mới tăng mạnh tạo kỳ vọng cho chủ đầu tư, doanh nghiệp dịch vụ bất động sản dự kiến sẽ triển khai hàng loạt kế hoạch, nhằm khôi phục hoạt động kinh doanh, phát triển sản phẩm, thị trường, thị phần sau dịch.

Tuy nhiên đến nửa cuối năm 2022, thị trường bất động sản lại không duy trì được đà tăng trưởng kỳ vọng. Thị trường đảo chiều rất nhanh do chịu ảnh hưởng của các yếu tố: căng thẳng Nga – Ukraine, FED, Ngân hàng Nhà nước tăng lãi suất; siết pháp lý, tín dụng bất động sản, trái phiếu, giá vật liệu xây dựng tăng… Chính sự cộng hưởng mọi phía khiến cả doanh nghiệp lẫn khách hàng đều khó tiếp cận nguồn vốn vay, đặc biệt với tình trạng này, càng về sau “sức khỏe” của doanh nghiệp càng suy giảm.


Thị trường bất động sản tiếp tục gặp khó khăn trong 2/3 quý đầu năm 2023.
Thị trường bất động sản tiếp tục gặp khó khăn trong 2/3 quý đầu năm 2023.

Có thể thấy, diễn biến thị trường trong năm 2022 là một bài học lớn cho các doanh nghiệp bất động sản. Chuyên gia của FERI cho rằng: “Doanh nghiệp bất động sản phải có nhiều chiến lược như: tái cấu trúc danh mục đầu tư theo hướng tập trung hóa nguồn lực, đảm bảo đúng tiến độ các dự án đang triển khai; định vị lại sản phẩm, phân khúc, thị trường khi chuyển hướng sang phát triển căn hộ phân khúc trung bình… Chính những chiến lược thích ứng linh hoạt cùng sự chuẩn bị nội lực tốt đã giúp doanh nghiệp phát triển vượt bậc sau khủng hoảng”. 

Thị trường sẽ “ấm” nhờ chính sách vĩ mô 

Sang năm 2023, dù đã trải qua 2/3 thời gian của quý đầu tiên nhưng những tín hiệu khởi sắc của thị trường bất động sản vẫn khá mờ nhạt. Tài chính vẫn là vấn đề nóng bởi tín dụng bất động sản khó khăn, lãi suất tăng cao khiến cơ hội để doanh nghiệp và người mua muốn tiếp cận nguồn vốn vay trở nên hạn hẹp, các nhà đầu tư phụ thuộc vào đòn bẩy tài chính cũng chật vật trả lãi hàng tháng. Khó khăn khiến một số sàn giao dịch bất động sản buộc phải đóng cửa hoặc tạm dừng hoạt động, nhiều môi giới địa ốc đã có kỳ nghỉ Tết dài chưa từng thấy. 

Tuy nhiên, các chuyên gia bất động sản nhận định, thị trường sẽ có nhiều cơ hội “ấm” dần lên trong nửa cuối năm 2023 nhờ những lực đẩy vĩ mô. Tại một hội thảo về bất động sản, TS Võ Trí Thành nhận định động lực mạnh nhất của thị trường bất động sản trong năm 2023 là giải ngân đầu tư công. Ông kỳ vọng, công tác giải ngân đầu tư công năm 2023 sẽ tốt hơn năm 2022, kịch bản lý tưởng nhất là thực hiện kế hoạch của Chính phủ, đạt 95% trong mục tiêu hơn 700.000 tỷ đồng sẽ là kết quả chưa từng có trong lịch sử đầu tư công ở nước ta. 


Thị trường sẽ có nhiều cơ hội “ấm” dần lên trong nửa cuối năm 2023 nhờ những lực đẩy vĩ mô.
Thị trường sẽ có nhiều cơ hội “ấm” dần lên trong nửa cuối năm 2023 nhờ những lực đẩy vĩ mô.

Đồng thời, hàng loạt các dự án hạ tầng lớn nhất của các địa phương, những trung tâm logistics lớn đang hình thành có tác động tích cực đến thị trường bất động sản. Ông Thành cũng cho rằng, kể từ năm 2023, theo quy hoạch tổng thể quốc gia thì một số tỉnh, thành phố sẽ được hưởng cơ chế đặc thù. Đây là tiền để xác định rõ ràng hướng phát triển đô thị hóa, hạ tầng, khu công nghiệp. 

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2023, cam kết đầu tư giải ngân khó tạo đột phá do trong năm 2022 đã tăng mạnh, trong đó có hơn 22 tỷ USD giải ngân đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên theo TS Võ Trí Thành, cam kết vốn đầu tư nước ngoài trong năm nay có thể đạt 40 tỷ USD, đây chính là nguồn lực tích cực cho nền kinh tế. 

Thị trường du lịch khởi sắc trong năm 2023 cũng là một điểm sáng cho thị trường bất động sản, đặc biệt là bất động sản nghỉ dưỡng với mục tiêu 102 triệu du khách nội địa và 8 triệu khách quốc tế.  

"Trong các chuyển động về chính sách, về quy hoạch, những giải pháp cho giải ngân đầu tư công, thu hút đầu tư nước ngoài…. ít nhiều đều có tác động tích cực đến lĩnh vực BĐS", TS Võ Trí Thành chia sẻ.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

TP.HCM chốt tỷ lệ % tính tiền thuê đất: Doanh nghiệp "chóng mặt" với chi phí

Bộ Tài chính nghiên cứu đánh thuế sở hữu nhiều nhà đất: Tránh tạo cú sốc cho thị trường

Ngân hàng “ép” khách mua bảo hiểm: Đã bị chấn chỉnh nhưng vẫn khó dẹp bỏ

Cần xử lý hành vi thao túng giá đất như đối với thị trường chứng khoán

Vụ 30 tỷ đồng/m2 đất tại Sóc Sơn: Công an điều tra dấu hiệu gây rối trật tự

TP. HCM: 6 khu "đất vàng" bị bỏ hoang tại Q. 1 được đề xuất làm bãi giữ xe

Hà Nội: Vì sao 150 hộ dân tại chung cư The Golden An Khánh chưa được cấp sổ hồng?

Nhà trọ, chung cư mini không cam kết về PCCC sẽ bị dừng hoạt động

Tin mới cập nhật

Amazon gây sức ép cho các đối tác bán hàng trên Temu

9 giờ trước

Nga bắt đầu sử dụng bitcoin trong giao dịch quốc tế

9 giờ trước

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

9 giờ trước

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

9 giờ trước

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

9 giờ trước