meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Doanh nghiệp bất động sản “tự cứu” mình bằng cách nào?

Thứ sáu, 24/02/2023-13:02
Theo các chuyên gia, muốn tồn tại qua cơn khủng hoảng bắt buộc các doanh nghiệp bất động sản phải tìm giải pháp cho cá nhân và “tự cứu” lấy mình trước khi có những hỗ trợ từ phía Nhà nước, khi ấy các doanh nghiệp mới có thể đủ khỏe để bám trụ đường dài trên thị trường.

Nhiều ngành, nghề lao đao theo bất động sản 

Không thể phủ nhận khi bất động sản đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, dù chỉ đóng góp 3,7% GDP nhưng lại có mối quan hệ mật thiết và tác động đến 40 ngành nghề kinh tế khác. Chính vì vậy, khi thị trường bất động sản bắt đầu đi xuống đã kéo theo các ngành nghề liên quan bị ảnh hưởng nặng nề.

Thực tế là bối cảnh nền kinh tế, các chính sách thắt chặt đã làm cho hàng loạt các dự án bất động sản bị đình trệ, không thể triển khai thi công được làm mất cân bằng cung cầu trên thị trường, các doanh nghiệp không có dòng tiền xoay vòng, không bán được sản phẩm để thu hồi được vốn.  

Khi ấy, các ngành xây dựng và vật liệu xây dựng được xem là những ngành đầu tiên chịu tác động mạnh bởi nó phụ thuộc rất lớn vào bất động sản. Khi giá cả tăng cao, các dự án gặp khó khiến số lượng hàng hóa tồn kho tăng cao, khó tiêu thụ.

Theo PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế, thị trường bất động sản gặp khó, không có dòng chảy các hoạt động thanh toán kéo theo dòng vốn dừng lại, các chuỗi cung ứng từ vật tư, nguyên vật liệu cho đến nhân lực cũng dừng lại theo. Những công trình xây dựng, dự án hạ tầng gặp khó khăn về tiến độ sẽ làm giảm sự tăng trưởng GDP của các ngành liên quan. Nếu cứ để tình trạng này kéo dài mà không tìm ra giải pháp thì sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững, mạnh khỏe của nền kinh tế.


PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế
PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế

Không chỉ riêng ngành vật liệu xây dựng, thị trường bất động sản ở thế khó còn làm nhiều ngành nghề khác trên bờ vực “phá sản”. Điển hình là các doanh nghiệp thuộc ngành trang trí nội thất, vật liệu thi công hạ tầng, cây xanh cảnh quan, bảo hiểm, vận chuyển,… cũng đều lâm vào cảnh “lao đao”.

Nhìn thực tế đã có hàng loạt các doanh nghiệp bất động sản phải tuyên bố giải thế, nhiều doanh nghiệp các ngành nghề khác phải cắt giảm nhân sự, tình trạng công nhân trong các nhà máy nghỉ việc ngày càng tăng, hàng nghìn môi giới nghỉ việc chuyển sang công việc khác. Đây là thực trạng khó khăn của toàn thị trường khi lĩnh vực bất động sản “đứng hình”.

Do đó, thị trường bất động sản đều cần được tháo gỡ những khó khăn để tạo tiền đề cho các ngành phụ trợ có cơ hội phát triển. Trong đó, các doanh nghiệp bất động sản là một trong những đối tượng đầu tiên cần phải “vực dậy”, để nền kinh tế thị trường được ổn định trở lại.

Giải pháp cho các doanh nghiệp vực dậy

Theo các chuyên gia, các doanh nghiệp địa ốc hiện nay đang gặp vướng mắc ở ba vấn đề chính là: Pháp lý, nguồn vốn và lãi suất cao. Tình trạng chung của các doanh nghiệp đều gặp phải là không có tiền, sản phẩm không bán được để thu hồi vốn, các dự án gặp khó khăn về pháp lý không thể thực hiện được.


Tình trạng chung của các doanh nghiệp đều gặp phải là không có tiền, sản phẩm không bán được để thu hồi vốn, các dự án gặp khó khăn về pháp lý không thể thực hiện được. (Ảnh minh họa)
Tình trạng chung của các doanh nghiệp đều gặp phải là không có tiền, sản phẩm không bán được để thu hồi vốn, các dự án gặp khó khăn về pháp lý không thể thực hiện được. (Ảnh minh họa)

Thị trường bất động sản mất thanh khoản ở hầu hết các phân khúc, sản phẩm. Dòng tiền bị tắc khiến các doanh nghiệp không tiếp cận được nguồn vốn, các nhà đầu tư đang sở hữu bất động sản cũng lâm vào cảnh khó khăn. 

Nói về việc mất cân đối nguồn vốn của các doanh nghiệp, PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh cho rằng, có rất nhiều yếu tố làm tác động đến nguồn vốn của các doanh nghiệp trên thị trường. Cụ thể, trong khoản thời gian 2020 – 2022, phong trào đầu tư thị trường chứng khoán, bất động sản nở rộ, các nhà đầu tư “cắt lỗ” luyên phiên nhau. Khi thị trường chứng khoán sụt giảm, các nhà đầu tư không còn tiền để đầu tư sang bất động sản nữa, khiến cho lượng vốn vào thị trường bất động sản ít đi.

Tiếp đến, thị trường cổ phiếu sụt giảm mạnh mẽ, có thời điểm xuống dưới 940 điểm, giá trị cổ phiếu giảm, nguồn lực doanh nghiệp cũng giảm làm khả năng thế chấp vay nợ giảm theo. Các doanh nghiệp muốn phát hành cổ phiếu cũng không được, khiến thiếu nguồn vốn.

Bên cạnh đó, nguồn vốn trái phiếu cũng bị dừng lại khi có những hành động xử lý thị trường này và nguồn vốn ngân hàng cũng bị siết chặt. Hầu như các dòng tiền đều bị chặn lại, khiến các doanh nghiệp “loay hoay”, không biết phải xử lý thế nào.


Những doanh nghiệp không trụ được lại sẽ phải rời bỏ thị trường, đây là nỗi đau của quá trình tái cấu trúc. (Ảnh minh họa)
Những doanh nghiệp không trụ được lại sẽ phải rời bỏ thị trường, đây là nỗi đau của quá trình tái cấu trúc. (Ảnh minh họa)

Ông Thịnh nhận định: “Bản thân thị trường và doanh nghiệp bất động sản cần phải tái cấu trúc lại và tự tìm cách giải cứu mình chứ đừng hy vọng rằng ai sẽ là người cứu mình. Bởi vì các cơ quan quản lý, Nhà nước tạo ra cơ chế cho các doanh nghiệp thực hiện và hoạt động, chứ Nhà nước không thể cung cấp vốn khi doanh nghiệp than khó”.

Cũng theo vị chuyên gia này, các doanh nghiệp bất động sản hiện nay đang triển khai và thực hiện các dự án còn dàn trải, một lúc có đến 5 – 10 dự án mà không đạt hiệu quả. Do vậy, các doanh nghiệp nên xem xét dự án nào đã thực hiện thì đẩy mạnh quá trình, dự án nào không hiệu quả thì có thể bán đi để đảm bảo có nguồn vốn thực hiện các dự án khác. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng nên tìm cách xây dựng lòng tin của khách hàng để bán các sản phẩm.

“Trong quá trình thực hiện giảm giá các mặt hàng, nhiều doanh nghiệp hạ đến 30 – 40% nhưng vẫn rất khó có thể bán được do giai đoạn 2020 – 2022 đã làm giá bất động sản tăng cao gấp nhiều lần so với giai đoạn trước, vì vậy các doanh nghiệp phải tìm cách chi phối lại giá sản phẩm để thu hút được khách hàng”, ông Thịnh nói.

Theo các chuyên gia, trong giai đoạn suy thoái, các doanh nghiệp bất động sản phải chọn giải pháp “sống còn” là tái cấu trúc hoạt động kinh doanh, lựa chọn cách “hy sinh” những dự án, lĩnh vực không khả thi để giảm vay nợ và có thêm nguồn vốn, chỉ nên tập trung vào một vài dự án chủ lực để phát triển. Những doanh nghiệp không trụ được lại sẽ phải rời bỏ thị trường, đây là nỗi đau của quá trình tái cấu trúc.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Đất DHT là gì? Người dân có nên đầu tư vào đất DHT hay không?

Chung cư tiếp tục dẫn đầu giao dịch trên thị trường bất động sản

Ồ ạt bỏ cọc sau khi trúng giá cao: Chuyên gia đề xuất "thuốc đặc trị"

Đưa tình trạng ngập úng vào tiêu chí định giá đất: Một số “khu nhà giàu” có trở nên bớt "nóng"?

“Tắc” hồ sơ đất đai: Ai sẽ chịu trách nhiệm?

Đất TSC là gì? Đất TSC có được cấp sổ đỏ hay không?

Đất RSX là gì? Điểm đặc biệt trong quy định sử dụng đất RSX

Thanh khoản bất động sản nghỉ dưỡng tiếp tục chạm đáy trong tháng 8

Tin mới cập nhật

Thanh Hóa ra "tối hậu thư", yêu cầu khởi công TTTM Aeon Mall trước ngày 10/10

11 giờ trước

Tòa nhà chọc trời cao tầng nhất TP. HCM "soán ngôi" Landmark 81: Tựa cây tre vươn dài và sở hữu một khu rừng lơ lửng trên không

11 giờ trước

Tập đoàn của ông Donald Trump muốn "rót vốn" đầu tư khách sạn, sân golf tại Hưng Yên

11 giờ trước

16 năm mới hoàn thành một nửa, lần gia hạn thứ 7 liệu có xong trục đường phía Nam Hà Nội

11 giờ trước

Ngôi nhà 3,5 tầng ở Hà Nội không có giếng trời vẫn ngập tràn ánh sáng

11 giờ trước