meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Hai tháng đầu năm, ngành công nghiệp ICT Việt Nam đạt hơn 20 tỷ USD

Thứ năm, 09/03/2023-08:03
Theo thông tin được công bố trong báo cáo phục vụ Hội nghị Giao ban quản lý nhà nước tháng 2 của Bộ Thông tin và Truyền thông, tổng doanh thu ngành công nghiệp công nghệ thông tin (ICT) từ đầu năm đến hết tháng 2/2023 tăng mạnh, ước tính đạt 20,6 tỷ USD tăng trưởng 5% so với cùng kỳ. 

Mục tiêu tổng doanh thu cả năm đạt 165 tỷ USD 

Theo VnEconomy, trong hai tháng đầu năm 2023, trong tổng số 20,6 tỷ USD doanh thu đạt được của ngành công nghiệp ICT có 8,2 tỷ USD đến từ kim ngạch xuất khẩu phần cứng - điện tử, tăng 4% so với cùng kỳ. Số doanh nghiệp ICT đăng ký hoạt động ước đạt 70.800, tăng 300 doanh nghiệp so với tháng 1/2023, đạt tỷ lệ 0,71 doanh nghiệp/1.000 dân.

Ngay từ những ngày đầu năm 2023, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Chỉ thị về định hướng phát triển ngành năm 2023 và giai đoạn 2024 - 2025 nhằm thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp công nghệ số trở thành ngành đi đầu trong công cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tại Việt Nam, góp phần nâng cao năng lực toàn diện về chuyển đổi số, thúc đẩy hình thành quốc gia số. Chỉ thị không chỉ nêu rõ định hướng, mục tiêu, chỉ tiêu cho các lĩnh vực của ngành mà còn nêu rõ 10 nhiệm vụ lớn trọng tâm của ngành công nghiệp công nghệ thông tin ICT. 


Tổng doanh thu ngành công nghiệp công nghệ thông tin (ICT) từ đầu năm đến hết tháng 2/2023 ước tính đạt 20,6 tỷ USD tăng trưởng 5% so với cùng kỳ. 
Tổng doanh thu ngành công nghiệp công nghệ thông tin (ICT) từ đầu năm đến hết tháng 2/2023 ước tính đạt 20,6 tỷ USD tăng trưởng 5% so với cùng kỳ. 

Theo đó, chỉ tiêu năm 2023, tổng doanh thu công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử - viễn thông đạt 165 tỷ USD. Trong năm 2024, tổng doanh thu đạt 175 tỷ đạt và 185 tỷ vào năm 2025. 

Mục tiêu trong 3 năm tới, tỷ lệ đóng góp của doanh nghiệp công nghệ số vào GDP sẽ ở mức từ 6 - 6,5% mỗi năm. Trong năm 2023, xuất khẩu công nghiệp công nghệ thông tin sẽ đạt 137 tỷ USD, đến năm 2024 tăng lên 148 tỷ USD và đạt 160 tỷ USD vào năm 2025. 

Theo thống kê, trong năm 2022 doanh thu lĩnh vực Công nghiệp ICT ước đạt 148 tỷ USD, tăng trưởng 8,7% so với năm 2021. Trong 5 năm qua, doanh thu của công nghiệp ICT Việt Nam liên tục có sự tăng trưởng mạnh từ mức gần 103 tỷ USD vào năm 2018 đến hơn 124,67 tỷ USD vào năm 2020 và tăng 136,15 tỷ USD vào năm 2021. 
Trong đó, kim ngạch xuất khẩu phần cứng, điện tử năm 2022 đã đạt 136 tỷ USD, tăng 11,6% so với năm 2021, đạt kế hoạch đề ra năm 2022. Xuất siêu phần cứng, điện tử trong năm 2022 đạt hơn 26 tỷ USD, trước đó vào năm 2021 con số này chỉ là hơn 4 tỷ USD. 

Phát triển 75.000 doanh nghiệp công nghệ số

Số doanh nghiệp công nghệ số đăng ký hoạt động năm 2022 ước đạt 70.000 doanh nghiệp, tăng 9,6% so với năm 2021; trong đó, 44.000 doanh nghiệp đang thực sự hoạt động trong lĩnh vực công nghệ số. 

Theo số liệu mới nhất của Bộ Thông tin và Truyền thông ước tính đến hết tháng 2/2023, số doanh nghiệp công nghệ số đăng ký hoạt động khoảng 70.800 doanh nghiệp, tăng 300 doanh nghiệp so với kết quả thống kê hồi tháng 1, đạt tỷ lệ 0,71 doanh nghiệp/1.000 dân. Trong năm 2023, đặt mục tiêu phát triển 75.000 doanh nghiệp công nghệ số. 


Trong năm 2023, đặt mục tiêu phát triển 75.000 doanh nghiệp công nghệ số. 
Trong năm 2023, đặt mục tiêu phát triển 75.000 doanh nghiệp công nghệ số. 

Nhằm triển khai chủ trương, định hướng về việc đưa doanh nghiệp công nghệ số đi ra nước ngoài, Bộ Thông tin và Truyền thông mới đây đã tổ chức hội nghị cung cấp các thông tin về chính sách, quy định, môi trường kinh doanh tại một số nước trong khu vực, một số chính sách ưu tiên thu hút đầu tư, các tiềm năng, xu thế về thị trường sản phẩm dịch vụ số, chia sẻ kinh nghiệm của các doanh nghiệp số trong nước đã có những thành công nhất định khi kinh doanh tại nước ngoài.

Từ đầu năm tới nay, hàng loạt các hoạt động của Bộ Truyền thông và Thông tin triển khai nhằm thúc phát triển công nghệ thông tin. Cụ thể, Bộ đã trình Thủ tướng Chính phủ báo cáo thẩm định hồ sơ kết nạp Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông tỉnh Bình Định tham gia Chuỗi Công viên phần mềm Quang Trung. Đồng thời, hoàn thiện dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận Khu công nghệ thông tin tập trung cho Khu phức hợp FPT.

Trong thời gian tới, Bộ tiếp tục duy trì, vận hành và cập nhật thông tin số liệu trong cơ sở dữ liệu doanh nghiệp công nghệ số Make in Viet Nam; nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu về sản phẩm công nghệ số. Rà soát, cập nhật thông tin số liệu của Top doanh nghiệp phần mềm và dịch vụ phần mềm đang hoạt động; đề nghị các doanh nghiệp báo cáo tình hình hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm theo quy định. 


Sản xuất điện thoại thông minh tại một nhà máy thuộc Khu công nghiệp cao Hòa Lạc.
Sản xuất điện thoại thông minh tại một nhà máy thuộc Khu công nghiệp cao Hòa Lạc.

Dự kiến trong quý I/2023, Bộ Công nghệ và Thông tin sẽ hoàn thiện hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển công nghiệp công nghệ số Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Đồng thời, Ban hành Kế hoạch xây dựng Chiến lược phát triển công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam đến năm 2030. 

Ban hành Kế hoạch xây dựng Đề án xây dựng vùng động lực công nghiệp công nghệ thông tin, thu hút đầu tư sản xuất các sản phẩm điện, điện tử, các sản phẩm Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo tại các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu. Đề án này sẽ được trình Thủ tướng Chính phủ trước 20/12/2023. Trước thời điểm này, Bộ cũng sẽ trình Chính phủ Chiến lược phát triển công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam đến năm 2023 và tầm nhìn 2025. 

Chỉ đạo tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đề ra những nhiệm vụ toàn ngành cần thực hiện và đem lại kết quả thiết thực trong năm 2023. Nổi bật xác định năm nay là năm tạo ra cách tiếp cận thiết thực, phải ra kết quả có lợi cho người dân, kết thúc công việc và tạo ra giá trị. Trong đó, 100% các dịch vụ công trực tuyến đủ điều kiện phải lên toàn trình, 50% số hồ sơ được xử lý trực tuyến toàn trình, viễn thông cũng phải xử lý triệt để SIM rác. Đây cũng là năm đẩy cao chất lượng trong tất cả các hoạt động, không chỉ riêng luật pháp, trong đó có chất lượng và bền vững của hạ tầng số.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Chưa thể cấm ngay Temu, 1688 và Shein, Bộ Công Thương và Tổng cục Thuế nói gì?

Mạng 5G lúc nhanh, lúc chậm: Viettel lý giải nguyên nhân?

Meey Group xác lập Kỷ lục Doanh nghiệp sở hữu Bộ giải pháp Công nghệ BĐS nhiều sản phẩm nhất Việt Nam

Xu hướng ứng dụng công nghệ trong giao dịch bất động sản ngày càng phổ biến

AI phần lớn đã đánh bại các CEO con người trong một thí nghiệm nhưng lại bị sa thải nhanh hơn

Tấn công mạng ngày càng phức tạp: Ra mắt chương trình đào tạo chuyên gia bảo vệ dữ liệu cá nhân

Nhu cầu về AI và các ngành công nghệ khác đã thúc đẩy sức mạnh tính toán của Trung Quốc tăng liên tục

YouTube Shorts vừa được tích hợp mô hình AI mới, giúp việc sáng tạo trở nên dễ dàng hơn

Tin mới cập nhật

Bảng giá đất làm chi phí chuyển đổi một nền đất từ 200-300 triệu lên 1-2 tỷ đồng

2 ngày trước

ĐBQH lo ngại “cơn sóng sốt đất” nếu thí điểm mở rộng đất cho nhà ở thương mại

2 ngày trước

Chung cư hạng sang, siêu sang chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng nguồn cung

3 ngày trước

Thống đốc NHNN: Chưa tăng giải ngân cho vay nhà ở xã hội trong ngắn hạn

3 ngày trước

Đất nền Thanh Oai trước thềm đấu giá: Người bán người mua đều dè dặt, giao dịch nhỏ giọt

3 ngày trước