meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Hà Nội mua nhà thương mại làm chỗ tái định cư: Nguồn tiền ở đâu?

Thứ tư, 06/07/2022-06:07
Thực tế cho thấy, tại nhiều dự án, người dân không đồng ý di dời về nơi ở mới không phải do giá đền bù mà là do họ “ngại” ở trong những ngôi nhà tái định cư chất lượng thấp. Với thông tin Hà Nội sẽ mua nhà ở thương mại làm nơi tái định cư, nhiều chuyên gia cho rằng đây là bước đi mới và khá táo bạo của chính quyền Thủ đô.

Bước đi táo bạo?

Mới đây, trả lời phóng viên tại họp báo tình hình Quý II/2022 của UBND TP.Hà Nội, ông Mạc Đình Minh, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội nói rằng, hiện nay trên địa bàn thành phố có đến 5 khu nhà tái định cư đang trong quá trình hoàn thiện.

Theo đó, có 4 dự án nhà tái định cư tại quận Hoàng Mai, 1 dự án tại quận Bắc Từ Liêm. Tại quận Bắc Từ Liêm, dự án tái định cư CT4 có 130 căn hộ và đã triển khai từ rất lâu. Tuy nhiên, đến thời điểm này vẫn còn 2 vướng mắc cần phải tháo gỡ thứ nhất là vốn bổ sung thực hiện dự án. Thứ hai là hoàn thiện hệ thống phòng cháy chữa cháy.




Nhiều dự án tái định cư mất điểm vì xuống cấp quá nhanh. 
Nhiều dự án tái định cư mất điểm vì xuống cấp quá nhanh. 

Tại quận Hoàng Mai, có 4 dự án nhà tái định cư là BC Trần Phú, B10 ODT 3 tại phường Yên Sở, CT3 DT1 phường Trần Phú, nhà tái định cư Đền Lừ 3. Đối các dự án tái định cư này chỗ thì mới xây xong phần thô, nơi thì vướng giải phóng mặt bằng, có dự án chưa hoàn thiện PCCC…

Dẫn những ví dụ về các dự án tái định cư này để thấy rằng, hiện nay vấn đề triển khai nhà tái định cư tại Hà Nội đang gặp khá nhiều khó khăn. Các dự án nhà tái định cư triển khai quá lâu, thậm chí xây xong rồi “trùm mền” gây ra sự lãng phí. Điều này ảnh hưởng đến kế hoạch tái định cư cho các dự án của thành phố.

Để giải quyết tình trạng này, mới đây, trong dự thảo chương trình phát triển nhà ở TP.Hà Nội giai đoạn 2021-2030 có nội dung xác định đến năm 2025, thành phố có khoảng hơn 500.000 m2 nhà tái định cư. Đến năm 2030, Hà Nội sẽ có 1,3 triệu m2 nhà ở tái định cư.

Điều khiến dư luận chú ý là Hà Nội sẽ mua các dự án nhà ở thương mại làm nhà tái định cư bằng ngân sách. Hà Nội sẽ ưu tiên quỹ nhà đang thực hiện cơ chế đặt hàng mua nhà ở thương mại làm nhà ở phục vụ tái định cư.

Chính quyền Thủ đô khẳng định, sẽ bố trí nguồn vốn từ ngân sách để mua lại quỹ nhà ở thương mại tại các dự án để tạo lập quỹ nhà ở tái định cư. Hà Nội sẽ ưu tiên mua lại quỹ nhà tại các dự án đã hoàn thành đưa vào sử dụng. Điều này sẽ tránh được rủi ro về mặt pháp lý, tháo gỡ vướng mắc về thu hồi vốn của nhà đầu tư và hiệu quả kinh tế của các dự án.

Người dân ám ảnh vì nhà tái định cư

Thực tế cho thấy, không chỉ ở Hà Nội, tại nhiều thành phố lớn, tình trạng người dân kêu trời về chung cư tái định cư xuống cấp. Vào năm 2019, các hộ dân sống tại nhà tái định cư N06 Dịch Vọng than vãn về việc họ phải sống trong chung cư nhếch nhác, xuống cấp nghiêm trọng nhưng không được tu sửa.

Một cư dân cho biết, khi xuất hiện tình trạng ngấm nước, mốc tường lan ra, người này đã làm đơn gửi cơ quan quản lý đến xử lý nhưng chỉ nhận được sự im lặng. Sau đó, do bà nhiều lần làm đơn, thì cơ quan quản lý có đến kiểm tra nhưng sau đó đâu lại vào đó. Lại một sự im lặng đến vô trách nhiệm.

Vào năm 2016, cư dân sống tại khu tái định cư Đồng Tàu, phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai vô cùng bức xúc khi nền nhà sụt lún, thang máy tận tịt, vỡ đường ống nước dây thấm dột nứt tường. Khi đó, có khu vực nền nhà bị sập có diện tích lên đến 20m2 với các hố sâu lên đến 50 cm. Khi nền nhà bị sụt lún, cuộc sống người dân đảo lộn.




GS.TSKH Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ tài nguyên và Môi trường.
GS.TSKH Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ tài nguyên và Môi trường.

Được biết, chung cư Đồng Tàu được đưa vào hoạt động từ năm 2007. Tuy nhiên, chỉ 7 năm sau, hầu hết các tòa nhà đều có biểu hiện lún nứt. Chưa dừng lại, thang máy liên tục tậm tịt, lúc được lúc mất khiến người dân vô cùng bức xúc.

Anh Kiều Minh Tuân (một người dân sống tại khu tập thể Thành Công, Hà Nội) nói rằng, gia đình anh đang sống ở nhà tập thể có “cảnh báo đỏ” của chính quyền. Tức là, nơi này được cho là nguy hiểm, cần phải di dời. “Thú thực, tôi vẫn chưa muốn chuyển đi, một phần là vì không nỡ xa nơi ở mà mình gắn bó gần 20 năm qua, phần nữa là không muốn đến khu tái định cư. Ai cũng biết chất lượng các khu tái định cư của chúng ta hiện nay như thế nào. Vừa thiếu tiện ích, ở một thời gian xuống cấp nghiêm trọng”, anh Tuân nói.

Anh Tuấn cho rằng, qua báo chí anh cũng nghe ngóng được Hà Nội sẽ mua nhà ở thương mại để làm nhà tái định cư. Anh Tuân đặt câu hỏi: “Chúng tôi rất mong chờ kế hoạch cụ thể của UBND TP.Hà Nội trong vấn đề này. Bao giờ họ sẽ mua nhà ở thương lại là quỹ nhà cho dân tái định cư. Bao giờ những người dân tái định cư đầu tiên sẽ được ở trong các ngôi nhà như thế. Cái chúng tôi cần là câu trả lời cụ thể chứ không thể chung chung mãi được”.

Giống như anh Tuân, chị Nguyễn Ngọc Ánh (một người đang làm việc trong lĩnh vực marketing bất động sản) khẳng định, nếu Hà Nội sử dụng nhà ở thương mại làm nhà tái định cư chắc chắn sẽ dễ nhận được sự đồng thuận của người dân trong diện giải phóng mặt bằng hơn. Chị Ánh đánh giá, việc mua lại các dự án nhà thương mại rồi làm nhà tái định cư là bước đi táo bạo của UBND TP.Hà Nội. Việc này sẽ có tác động tích cực đến công tác giải phóng mặt bằng sau này.

“Nhà ở thương mại dù hạng bình dân cũng được cho là chất lượng gấp nhiều lần nhà tái định cư. Nhà tái định cư thiết kế vừa lãng phí, thiếu tiện ích, thiếu môi trường công công cộng. Chính vì thế, nhiều năm nay, những dự án này bị hắt hủi, bỏ hoang”, chị Ánh chia sẻ.

Dưới góc nhìn chuyên gia, GS.TSKH Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ tài nguyên và Môi trường cho rằng, chủ trương về tái định cư là hoàn toàn đúng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, việc thực hiện của một số cơ quan hữu quan còn tồn tại rất nhiều vấn đề.

Đầu tiêu và căn bản nhất là chất lượng nhà kém. Điều này đã được thực tế ở các ngôi nhà tái định cư chứng minh. Nguyên nhân thứ hai là hầu hết các căn nhà tái định cư không đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của người dân về mặt tiện ích, hình thức.

“Chúng ta đều biết, bhững người bị thu hồi đất ở nằm trong diện tái định cư họ trước đây vốn quen với việc bán hàng để kiếm tiền. Giờ đưa họ lên những khu nhà cao tầng, không có mặt bằng và vị trí để buốn bán, họ phản đối, không vào ở là cũng có lý do”, GS.TSKH Đặng Hùng Võ nói.

Tịnh Tâm
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Lo ngại bảng giá đất mới tạo nên sự bất bình đẳng trong công tác bồi thường

Giảm áp lực tạm thời tình trạng đầu cơ: Có thể áp dụng "giá trần và giá sàn" trong đấu giá đất?

Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng: Một số đơn vị không mua lại vàng có thể do vấn đề về tài chính

Nền tảng tài chính số chuyên biệt dành cho bất động sản Meey Finance gây chú ý tại Diễn đàn Gangneung 2024

TS. Đinh Thế Hiển: Người mua nhà ở thực có thể thong thả tìm kiếm sản phẩm có giá hợp lý

TP.HCM lập tổ công tác gỡ vướng cấp sổ hồng: Người dân vẫn chưa hoàn toàn yên tâm

Thu phí vào nội đô: Liệu có chuyển từ ùn tắc giao thông sang áp lực về mật độ dân cư?

TP. HCM: Siết chặt xử phạt hành vi xả rác, vẽ bậy gây mất mỹ quan đô thị

Tin mới cập nhật

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

14 giờ trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

14 giờ trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

1 ngày trước

Mở rộng quỹ đất xây dựng nhà ở thương mại: Chỉ nên thí điểm ở phạm vi hẹp

1 ngày trước

Đất đấu giá “hạ nhiệt” nhưng vẫn bán chênh cả tỷ đồng

1 ngày trước