Hà Nội đề xuất cho xe khách, xe buýt thường đi chung làn BRT
BÀI LIÊN QUAN
Tốc độ tăng giá nhà tại Hà Nội đang nhanh hơn TP.HCMTăng "cọc" kịch khung, Hà Nội liệu có "bít" được lỗ hổng trong đấu giá đất?Hà Nội: Quy hoạch chung cư dày đặc, không thấy “kẽ hở”Theo zingnews.vn, đây là thông tin được nêu trong báo cáo ngày 23/6 của Sở Giao thông Vận tải gửi UBND TP Hà Nội về kết quả thực hiện phương án điều chỉnh nút giao thông, giải quyết ùn tắc trên một số tuyến đường.
Sở này cho biết, tuyến buýt nhanh BRT là trục xuyên tâm, tuy nhiên trong quá trình sử dụng cho thấy hiệu quả hoạt động giảm. Trong khi đó, lưu lượng phương tiện cao, đặc biệt vào giờ cao điểm, gây tình trạng ùn ứ. Do đó, việc cho các loại xe khác đi vào làn BRT để giảm thiểu ùn tắc, tăng hiệu quả khai thác hệ thống hạ tầng giao thông.
Hợp phần tuyến buýt nhanh BRT từ Kim Mã đến bến xe Yên Nghĩa thuộc dự án phát triển giao thông đô thị Hà Nội được Ngân hàng thế giới (WB) nên để thực hiện điều chỉnh thí điểm như trên, Sở Giao thông Vận tải kiến nghị thành phố có ý kiến thống nhất với WB.
Trong báo cáo, Sở Giao thông Vận tải nêu rõ, các nút giao trên tuyến BRT thường xuyên ùn ứ gồm Lê Văn Lương - Khuất Duy Tiến; Tố Hữu - Trung Văn; Tố Hữu - Vũ Trọng Khánh.
Tại nút giao Lê Văn Lương - Khuất Duy Tiến đang bị rào chắn để phục vụ thi công hầm chui Lê Văn Lương nên diện tích mặt đường bị thu hẹp trong khi lưu lượng phương tiện lớn. Do đó, Sở Giao thông Vận tải đề xuất điều chỉnh, tổ chức giao thông cục bộ tại khu vực thi công để giảm ùn tắc.
Tại nút giao Tố Hữu - Vũ Trọng Khánh có lưu lượng phương tiện giao thông lớn nên dẫn đến tình trạng ùn ứ, cùng với đó nhu cầu rẽ trái từ Tố Hữu vào Vũ Trọng Khánh cao. Do đó, việc tổ chức lại giao thông đã được thí điểm từ ngày 18/6, Sở Giao thông Vận tải sẽ tiếp tục theo dõi và điều chỉnh cho phù hợp.
Tại nút giao Tố Hữu - Trung Văn, lưu lượng xe lớn tử khu vực nút giao Trung Văn do đó thường xuyên xuất hiện tình trạng ùn tắc. Để giải quyết tình trạng này Sở đang chờ được phân bổ kinh phí để xén mở rộng mặt đường từ nút giao Trung Văn đến Vũ Trọng Khánh, thực hiện điều chỉnh điểm quay đầu và xén hè mở rộng lòng đường tại khu vực tòa nhà Bắc Hà.
Trước đó, vào năm 2018, Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông đô thị (Sở Giao thông Vận tải Hà Nội) đã đề xuất cho các tuyến xe buýt thường được sử dụng làn đường dành riêng cho BRT trong khoảng thời gian từ 4h đến 23h hằng ngày, còn các phương tiện khách được sử dụng làn đường dành riêng cho tuyến BRT từ 23h đến 4h ngày hôm sau. Sở Giao thông Vận tải đã phản bác lại đề xuất này.
Tuyến buýt nhanh BRT 01 của Hà Nội có lộ trình từ bến xe Yên Nghĩa đến Kim Mã, đi vào khai thác từ cuối năm 2016. Tuyến xe chạy theo làn riêng theo lộ trình Yên Nghĩa - Ba La - Lê Trọng Tấn - Lê Văn Lương kéo dài - Láng Hạ - Giảng Võ - bến xe Kim Mã. Tuyến BRT di chuyển cả chặng Kim Mã - Yên Nghĩa có tổng chiều dài 14,77 km. Ngoài 3 đoạn tuyến xe BRT lưu thông hỗn hợp, tuyến BRT được bố trí chạy trong làn dành riêng, có vạch sơn kết hợp với lắp dải phân cách cứng tại 3 nút giao thông gồm Giảng Võ, Hoàng Đạo Thúy và Khuất Duy Tiến.
Tổng vốn đầu tư toàn dự án là 55 triệu USD (trên 1.100 tỷ đồng) bằng vốn vay của WB, trong đó Việt Nam góp vốn đối ứng bằng chi phí giải phóng mặt bằng.
Theo kết quả khảo sát của Viện Kinh tế xã hội Hà Nội giữa năm 2021 cho thấy, vào các khung giờ cao điểm, tuyến xe BRT đạt 40 - 45 khách/chuyến, giảm được 400 - 500 phương tiện cá nhân ra vào nội đô, góp phần giảm ùn tắc, giảm khí thải gây ô nhiễm.