meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Tốc độ tăng giá nhà tại Hà Nội đang nhanh hơn TP.HCM

Thứ tư, 22/06/2022-15:06
Thời gian qua, nguồn cung căn hộ liên tục sụt giảm, nguyên nhân xuất phát từ nhiều lý do như tắc pháp lý, vật liệu xây dựng tăng cao... Theo đó, giá nhà cũng tăng lên.

Theo Nhịp Sống Kinh Tế, dữ liệu của Batdongsan.com.vn cho thấy, giá rao bán chung cư Hà Nội và TP.HCM trong 5 tháng đầu năm nay ghi nhận thấy tăng so với mặt bằng giá năm 2021. Trong đó, Hà Nội có tốc độ tăng giá căn hộ nhanh hơn TP.HCM. Cụ thể, mặt bằng giá rao bán trung bình của chung cư Hà Nội tăng 8%, của TP.HCM tăng 5%.

Riêng trong tháng 5 năm 2022, mức độ quan tâm hầu hết các phân khúc chung cư ở hai đô thị lớn tăng so với cùng kỳ năm ngoái.

Tại Hà Nội, nhu cầu tìm thuê căn hộ tăng 6%, nhu cầu tìm mua căn hộ tăng lần lượt là 6% và 4% đối với phân khúc cao cấp và trung cấp, chỉ giảm nhẹ 3% ở phân khúc bình dân so với cùng kỳ năm 2021.

Tại TP.HCM, mức độ quan tâm căn hộ cho thuê tăng 9% so với cùng kỳ năm 2021, nhu cầu tìm mua căn hộ cao cấp và trung cấp tăng lần lượt 14% và 5%. Riêng căn hộ bình dân có nhu cầu mua giảm 14%, lượng tin đăng bán phân khúc này cũng giảm đến 18% so với cùng kỳ năm trước.

Theo Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARs), nhu cầu bất động sản, đặc biệt là bất động sản nhà ở đang không ngừng tăng nhưng không đáp ứng được cầu do những ách tắc trong thủ tục cấp phép các dự án. Trong thời gian vừa qua, thị trường nhà đất cũng đã chứng kiến đà tăng giá không ngừng.

Ngoài ra, trong tình hình giá nguyên vật liệu đang có xu hướng tăng mạnh do bất ổn địa chính trị trên thế giới, nhu cầu vốn của các doanh nghiệp bất động sản ngày càng trở nên cấp thiết. Sự tăng trưởng nguồn cung có thể bị ảnh hưởng tiêu cực bởi việc kiểm soát tín dụng và trái phiếu doanh nghiệp.


Các chuyên gia cho rằng, thời gian qua, việc giá vật liệu xây dựng tăng cao, nhiều dự án vẫn còn vướng mắc các thủ tục pháp lý... là những nguyên nhân dẫn đến khan hiếm nguồn cung và giá bị đẩy lên cao liên tục
Các chuyên gia cho rằng, thời gian qua, việc giá vật liệu xây dựng tăng cao, nhiều dự án vẫn còn vướng mắc các thủ tục pháp lý... là những nguyên nhân dẫn đến khan hiếm nguồn cung và giá bị đẩy lên cao liên tục

"Điều này có thể khiến nguồn cung bất động sản bị thắt chặt, đẩy mức giá tăng lên một cách không hợp lý. Mức giá bất động sản tăng lên bất thường thúc đẩy chi phí sản xuất các ngành liên quan như bán lẻ, sản xuất công nghiệp... có thể gây tổn hại đến nền kinh tế vĩ mô, đặc biệt trong giai đoạn nhạy cảm hiện nay", VARs đưa ra nhận định.

Theo Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), thị trường bất động sản đang rất thiếu nguồn cung nhà ở, nhất là loại nhà ở thương mại bình dân (nhà ở có giá vừa túi tiền) và nhà ở xã hội. Đây là hai loại nhà ở đáp ứng được nhu cầu thực của đông đảo người có thu nhập trung bình và người có thu nhập thấp đô thị.

Do thiếu nguồn cung trong lúc tổng cầu rất lớn, mà theo quy luật cung - cầu đã dẫn tới tình trạng giá nhà đất liên tục tăng trong hơn 5 năm qua. Điều này biểu hiện qua chỉ số giá nhà ở của nước ta cao gấp hơn 20 lần so với thu nhập trung bình của xã hội làm cho nhiều hộ gia đình và cá nhân khó tạo lập được nhà ở. Trong khi so với các nước công nghiệp phát triển thì chỉ số giá nhà chỉ cao gấp 6-7 lần thu nhập người dân.

Tình trạng thị trường vừa bị mất cân bằng cung - cầu, vừa bị mất cân đối "lệch pha" về phân khúc nhà ở cao cấp đang thể hiện rất rõ trong 2 năm gần đây, khi mà loại nhà ở giá bình dân chỉ chiếm 1% trong nguồn cung nhà ở mới năm 2020 và biến mất trong năm 2021, trong lúc nhà ở cao cấp lại chiếm đến 74%.

"Điều này dẫn đến nguồn thu ngân sách nhà nước từ đất đai và thị trường bất động sản chưa tương xứng với tiềm năng, thể hiện rất rõ qua nguồn thu tiền sử dụng đất tại TP.HCM trong giai đoạn 2016-2021 là 82.932 tỷ đồng, chỉ chiếm 5,9% tổng thu ngân sách mà về tiềm năng thì nguồn thu này có thể đạt trên dưới 10% mới phù hợp", HoREA cho hay.

Bàn về những nguyên nhân dẫn tới sự "bất cập" trên, HoREA cho rằng bắt nguồn từ những vướng mắc từ quy định pháp luật, hạn chế trong khâu thực thi pháp luật, việc chấp hành pháp luật chưa nghiêm túc, thậm chí có trường hợp vi phạm pháp luật của một số doanh nghiệp và lực lượng "phi chính thức" (đầu nậu, cò đất cò nhà...) trên thị trường.

Chủ tịch HoREA - ông Lê Hoàng Châu cho biết, hiệp hội này đã đề xuất hàng loạt giải pháp cấp bách nhằm làm tăng nguồn cung nhà ở thương mại, nhà ở xã hội để kéo giảm giá nhà và bình ổn thị trường bất động sản.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Tin mới cập nhật

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

1 giờ trước

Chuyên gia dự báo, đầu tư căn hộ cho thuê sẽ tiếp tục tăng trưởng

1 giờ trước

Lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội giảm từ năm 2025

1 giờ trước

10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024

1 giờ trước

Các quỹ ETF tiền điện tử giảm gần 700 triệu USD do Fed cắt giảm lãi suất

1 ngày trước