Hà Nội: Chờ giá nhà thổ cư giảm, người dân “khóc ròng” tiếc nuối
Giá tăng mạnh vì không có “hàng” bán
Theo Nhịp sống Kinh tế, trước bối cảnh thị trường bất động sản có nhiều tín hiệu tiêu cực, nguồn cung nhà ở ngày càng ít hơn nhưng nhu cầu liên tục tăng cao của người dân tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh. Điều này đã làm chênh lệch nguồn cung cầu trên thị trường khiến mức giá bán sản phẩm buộc phải tăng lên. Bên cạnh đó, từ xưa tới nay, người Việt Nam hầu như đều ưa thích sở hữu nhà thổ cư hơn là căn hộ chung cư bởi khả năng tăng giá cao.
Vì sao giá nhà đất Đan Phượng – Hà Nội vẫn tăng trong làn sóng hạ nhiệt?
Mặc dù thị trường bất động sản hiện nay đang có dấu hiệu hạ nhiệt, đặc biệt là tại các khu vực ven đô khi mà nhiều chính sách được ban hành để kìm hãm sự “tăng trưởng nóng” của thị trường bất động sản. Thế nhưng, giá đất khu vực huyện Đan Phượng (Hà Nội) vẫn giữ mức tăng trưởng cao so với các khu vực khác.Nhà đất trầm lắng, môi giới bất động sản gặp nhiều khó khăn
Thị trường hiện nay đang nằm trong giai đoạn đứng hình. Thanh khoản giảm mạnh, người mua không dám mua, người bán đang do dự, không muốn mất giá nhiều. Mặc dù đến thời điểm hiện tại, thị trường chưa ghi nhận tình trạng cắt lỗ lớn, nhưng đa phần người mua đều bị giảm lợi nhuận so với mục tiêu ban đầu.Lực đẩy để thị trường nhà đất Chương Mỹ - Hà Nội tăng trưởng nhanh
Huyện Chương Mỹ là địa phương ít được nhắc đến nhất trong vòng xoáy sốt đất ở các vùng ven TP. Hà Nội. Tuy nhiên, thời gian qua địa phương này đang chuyển mình mạnh mẽ nhờ vào việc cải thiện hạ tầng giao thông, cùng quỹ đất sạch dồi dào, vì thế thị trường nhà đất nơi đây ngày một tăng trưởng tốt hơn.Tính từ đầu năm 2021 tới nay, nhiều khu vực tại Hà Nội ghi nhận mức tăng giá nhà lên 30%, thậm chí những địa phương xa trung tâm cũng lên tới vài chục triệu đồng mỗi m2. Chẳng hạn như tại khu vực Nam Dư (phường Lĩnh Nam, Hoàng Mai), căn nhà có diện tích 30m2 xây dựng 5 tầng, có vị trí bên trong ngõ ô tô tránh nhau có giá 3,5 tỷ đồng vào thời điểm cuối năm 2021, nhưng tới hiện tại đã tăng khoảng 30% lên 4,3 - 4,8 tỷ đồng.
Một lô đất khác có diện tích 40m2 nằm trên mặt đường Thanh Đàm (phường Thanh Trì, Hoàng Mai, Hà Nội) cách đây hơn 1 năm có giá từ 100 - 105 triệu đồng/m2, hiện tại đã có người chốt giá tới 140 triệu đồng/m2.
Tại khu vực phía Tây Hà Nội, một lô đất diện tích 45m2 tại phường Phú Đô (quận Nam Từ Liêm) nằm trong ngõ rộng 3m có giá chỉ khoảng 55 triệu đồng/m2 vào thời điểm đầu năm 2021, tới nay giá giao dịch đã lên tới 70 - 75 triệu đồng/m2.
Có thể thấy, phần lớn những khu vực trên địa bàn thành phố Hà Nội trong vòng 1 năm nay đều đồng loạt tăng giá nhà đất từ 15 - 30%. Giá nhà thổ cư có tốc độ tăng trưởng rất nhanh khiến nhiều người có nhu cầu mua sử dụng gần như mất ăn mất ngủ.
Anh Quang Hưng (trú tại Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho hay, gia đình anh tích góp được gần 2 tỷ đồng, năm ngoái dự tính vay thêm ngân hàng khoảng 1,5 tỷ đồng nữa để mua một căn nhà diện tích 38m2, xây 5 tầng, nằm trong mặt ngõ ô tô chạy qua được tại khu vực đường Lê Đức Thọ (quận Nam Từ Liêm). Tuy nhiên, ở thời điểm đó vì dịch bệnh còn phức tạp, nghĩ rằng giá nhà có thể giảm nên gia đình anh tiếp tục chờ đợi.
Sang tới năm 2022 thì mọi tính toán của anh Hưng đều đổ vỡ vì giá nhà tại Hà Nội ngay từ đầu năm đã tăng “phi mã”. Hiện tại, căn nhà gia đình anh định mua năm ngoái nay đã được giao dịch với giá là 4,2 tỷ đồng.
“Chỉ trong 1 năm mà căn nhà đó đã tăng thêm 700 triệu đồng. Mỗi lần nghĩ lại vợ chồng tôi đều tiếc đến mất ăn mất ngủ. Với đà tăng giá như vậy thì chắc vợ chồng tôi lại phải đi thuê nhà dài hạn” - Anh Hưng chia sẻ.
Tương tự trường hợp này, gia đình anh Nguyễn Tuyên (trú tại Bắc Từ Liêm) cho hay, đầu năm nay anh có khoảng 3 tỷ đồng tiền mặt, dự tính sẽ mua một căn nhà diện tích 42m2 nằm tại mặt ngõ rộng 3m ở đường Trần Cung với giá 3,5 tỷ đồng, vay thêm ngân hàng 500 triệu đồng nữa. Khi đó, thị trường đã có tín hiệu hạ nhiệt nên gia đình anh Tuyên quyết tâm chờ đợi để giá nhà giảm xuống.
Tuy nhiên, căn nhà anh dự tính mua hiện tại đã tăng giá lên tới 4 tỷ đồng. “Cứ nghĩ thị trường hạ nhiệt thì giá bán sẽ giảm đi nhưng đến nay căn nhà kia vẫn tiếp tục tăng thêm 500 triệu đồng” - Anh Tuyên tiếc nuối.
Nhu cầu cao nhưng không có giao dịch
Những tưởng chỉ có người mua bất động sản khi tăng giá sẽ gặp khó khăn nhưng tới cả người bán hiện giờ cũng rất khó thoát hàng. Nguyên nhân vì tín dụng bị thắt chặt, người mua khó vay tiền nên không đủ khả năng mua vào.
Anh Mạnh Linh - Chủ căn nhà đang được rao bán có diện tích 50m2, xây dựng 5 tầng, nằm ngay mặt ngõ rộng có ô tô chạy qua trên địa bàn quận Hà Đông với mức giá 6 tỷ đồng. Anh cho biết đã nhờ bên môi giới cũng như tự đăng tải quảng cáo căn nhà lên các hội nhóm bất động sản trong suốt 5 tháng qua, nhưng tới nay vẫn chưa ai chốt giá.
“Năm 2021, tôi cũng thử rao bán và nhiều khách trả với mức giá khoảng 6 tỷ đồng nên giờ tôi vẫn rao bán giá này. Nhưng đợi mãi mà không ai mua, tôi muốn bán đi để chuyển sang căn hộ mới ở, bán được thì cũng có tiền để đầu tư vào mảng khác” - Anh Linh kể.
Theo thông tin từ anh Vũ Thanh Tùng - Chủ một phòng giao dịch bất động sản tại Hà Nội, thực tế hiện nay không chỉ có đất nền mà tới cả các sản phẩm phục vụ người có nhu cầu ở thực cũng xảy ra nghịch lý: Người cần thì không mua được, người bán thì không ai mua.
“Nguyên nhân đến từ việc nguồn cung nhà ở khan hiếm nên khiến giá bán tăng mạnh. Tuy nhiên, người mua với nhu cầu thực chủ yếu sẽ sử dụng tới đòn bẩy tài chính, hiếm người nào có sẵn vài tỷ trong tay để mua thẳng. Trong khi việc giải ngân của các ngân hàng thì ngày càng khó khăn nên người cần thì không mua được. Từ đó dẫn tới tình trạng ít người mua nhưng giá thì tăng đều” - Anh Tùng cho biết.
Ông Nguyễn Văn Đính - Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho hay, những đợt “sốt nóng” đã đẩy giá nhà thổ cư không lên cao vượt qua giá trị thực và mặt bằng chung trên thị trường. Do đó, hiện tại các nhà đầu tư e dè, không dám bỏ tiền vào bất động sản. Người mua có nhu cầu thực thì lại không đủ khả năng mua nên thị trường rất ít giao dịch.