Giờ làm thêm của người lao động tăng từ 40 đến 60 giờ/tháng
BÀI LIÊN QUAN
Lịch nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và 30/4 - 1/5 năm 2022 của người lao độngChế độ lương dành cho người lao động đi làm ngày lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và 30/4 - 1/5Chế độ nghỉ không lương tối đa của người lao động trong năm 2022 như thế nào?Chiều 23/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Nghị quyết điều chỉnh giờ làm thêm trong 1 tháng và trong 1 năm của người lao động trong bối cảnh phòng chống dịch bệnh Covid-19 và phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội.
Cũng theo nghị quyết này, nếu được sự đồng ý của người lao động, người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm trong khoảng 200-300 giờ/năm. Ngoại trừ một số trường hợp như: Người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi; người lao động là người khuyết tật nhẹ suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên, khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng; lao động nữ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai…
Theo đó, người lao động một tháng có thể làm thêm trong khoảng từ 40-60 giờ.
Thực tiễn cho thấy, sức ép công việc và đơn hàng khiến nhiều doanh nghiệp trực tiếp thỏa thuận với người lao động về vấn đề làm thêm giờ, điều này khiến quyền lợi của người lao động đôi khi không được đảm bảo.
Cụ thể, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh: “Trong luật quy định rất rõ chính sách đối với giờ làm thêm, do vậy, khi chúng ta thực hiện vấn đề này công khai, minh bạch, quyền lợi của người lao động sẽ được bảo đảm”.
Tại phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương nhấn mạnh, mục tiêu xuyên suốt của chúng ta chính là tăng lương, giảm giờ làm cho người lao động. Về phía cơ quan thẩm tra - bà Nguyễn Thuý Anh, Chủ nhiệm Uỷ ban Xã hội trong quá trình tiếp thu, chỉnh lý đã có 2 loại ý kiến về mức trần thời gian làm thêm giờ trong 1 tháng.
Ý kiến thứ nhất cho rằng, việc nâng trần thời gian làm thêm lên mức không quá 72 giờ một tháng là quá cao, chưa cơ quan soạn thảo nào đưa ra được căn cứ thuyết phục. Vì thế, đề nghị chỉ nâng trần thời gian làm thêm giờ trong 1 tháng từ không quá 40 giờ lên không quá 60 giờ. Điều này tương ứng với việc giờ làm thêm tối đa trong 1 năm từ 200 giờ lên không quá 300 giờ.
Ý kiến thứ hai đồng tình với ý kiến nâng trần thời gian làm thêm giờ trong 1 tháng từ không quá 40 giờ lên không quá 72 giờ như Tờ trình của Chính phủ. Họ cho rằng, đây là mức hợp lý trong bối cảnh kinh tế-xã hội như hiện nay.
Thường trực Ủy ban Xã hội quyết định xin ý kiến thành viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Kết quả 13/18 ý kiến tán thành phương án 1 và 5/18 ý kiến tán thành phương án 2.
Trên cơ sở kết quả biểu quyết, Thường trực Ủy ban Xã hội đã tiếp thu ý kiến của đa số thành viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và quy định trường hợp người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm tối đa 300 giờ trong 1 năm khi đã được sự đồng ý của người lao động, mức làm thêm trong 1 tháng là trên 40 giờ nhưng không được quá 60 giờ.
Quy định về giờ làm thêm trong 1 tháng theo như Nghị quyết trên sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/4 còn quy định về giờ làm thêm trong 1 năm có hiệu lực từ ngày 1/1/2022.