Chế độ nghỉ không lương tối đa của người lao động trong năm 2022 như thế nào?
BÀI LIÊN QUAN
Bầu Đức lý giải việc bán "heo ăn chuối" trong một ngày duy nhất: "Tôi muốn người tiêu dùng cảm nhận chất lượng"Lượng nhà đầu tư tham gia thị trường "nóng" tăng mạnh, cao thứ ba trong lịch sửTổng lượng truy cập của Tiki, Lazada và Sendo chưa bằng nửa ShopeeNhững điều kiện để người lao động xin nghỉ không lương
Theo điều 115 Bộ luật Lao động đã chỉ rõ, trường hợp người lao động nghỉ không lương sẽ bao gồm:
1, Khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại và anh chị em ruột của người lao động chết; cha/mẹ, anh, chị, em ruột của người lao động kết hôn.
2, Có thỏa thuận về việc nghỉ không hưởng lương giữa người lao động và người sử dụng lao động.
Để có thể xin nghỉ không lương theo các trường hợp trên thì người lao động phải đảm bảo các điều kiện sau:
Trường hợp 1: Phải thông báo cho người sử dụng lao động.
Trường hợp 2: Phải được sự đồng ý của người sử dụng lao động.
Theo đó, cả hai trường hợp trên pháp luật không quy định hình thức thỏa thuận nên người lao động có thể trao đổi bằng lời hoặc bằng văn bản, hình thức khác miễn sao nhận được sự chấp thuận của người sử dụng lao động.
Người lao động được nghỉ không lương tối đa bao nhiêu ngày?
Theo Khoản 3 Điều 115 Bộ Luật lao động năm 2019, thời gian nghỉ không lương trong từng trường hợp được xác định cụ thể như sau:
Trường hợp 1: Khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha/mẹ, anh, chị, em ruột kết hôn thì người lao động được nghỉ không lương 1 ngày.
Trường hợp 2: Người lao động có thỏa thuận về việc nghỉ không lương giữa người lao động với người sử dụng lao động, luật Lao động không quy định cụ thể thời gian nghỉ ở trong trường hợp này. Chính vì thế, người lao động và người sử dụng lao động có thể tự thỏa thuận về số ngày nghỉ không lương mà không bị giới hạn.
Doanh nghiệp có bị phạt khi từ chối yêu cầu nghỉ không lương của người lao động?
Theo quy định thì người sử dụng lao động chỉ buộc phải cho người lao động nghỉ không lương trong trường hợp ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột của người lao động chết hoặc khi cha/mẹ, anh, chị, em ruột của người đó kết hôn.
Trong trường hợp không cho người lao động nghỉ không lương thì người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Khoản 1 Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP. Cụ thể, doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 1 - 10 triệu đồng nếu như doanh nghiệp không đảm bảo cho người lao động nghỉ việc riêng hoặc nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật. Trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân vi phạm sẽ bị phạt từ 2 - 5 triệu đồng. Còn đối với trường hợp người lao động xin nghỉ không lương bởi các lý do khác thì người sử dụng lao động có quyền được từ chối lời đề nghị này mà không bị coi là vi phạm pháp luật.