meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Giao Hàng Tiết Kiệm cùng dự kiến IPO định giá lên tới tỷ đô ngay trong năm nay đang làm ăn ra sao?

Thứ hai, 06/06/2022-23:06
Với sự góp mặt của hàng loạt công ty cả trong và ngoài nước, thị trường giao hàng Việt Nam ngày càng sôi động, đặc biệt trong những năm gần đây. Trong số đó, Giao Hàng Tiết Kiệm đang gây chú ý với kế hoạch niêm yết trên sàn chứng khoán.

Theo một cuộc khảo sát của Lazada cùng với hãng nghiên cứu thị trường Milieu Insight tại Việt Nam, 85% người tham gia khẳng định, họ chi tiêu rất nhiều cho việc mua hàng trực tuyến kể từ khi dịch Covid-19 xảy ra. Bên cạnh sự bùng nổ của mua sắm trực tuyến và thương mại điện tử, giao hàng tận nơi cũng trở thành nhu cầu không thể thiếu của khách hàng và những người kinh doanh.

Những năm gần đây, thị trường giao hàng Việt Nam ngày càng sôi động với sự góp mặt của hàng loạt các công ty cả trong và ngoài nước. Ra đời năm 2013, Giao Hàng Tiết Kiệm (GHTK) đang khiến nhiều người chú ý với kế hoạch niêm yết trên sàn chứng khoán. Theo nguồn tin từ TechInAsia và DealStreetAsia, GHTK dự kiến tiến hành IPO  ngay trong năm nay với định giá lên tới 1 tỷ USD. 

So với các đối thủ khác, GHTK không đẩy mạnh các chiến dịch truyền thông. Thậm chí trên các trang mạng xã hội, người dùng còn dễ dàng tìm thấy các chủ đề tiêu cực như: Tẩy chay GHTK, GHTK lừa đảo, Chủ shop kinh doanh bức xúc với chất lượng của GHTK…

Tuy nhiên, theo số liệu mà Người Đồng Hành có được, ít nhân trong 3 năm trở lại đây, GHTK vẫn ghi nhận mức lãi lên tới hàng trăm tỷ đồng/năm. Được biết, người sáng lập và điều hành của GHTK chính là Phạm Hồng Quân - cựu sinh viên của trường Đại học Thủy lợi Hà Nội. Được biết, vị CEO sinh năm 1987 này từng là chuyên viên xây dựng sản phẩm cho Zamba, sàn thương mại điện tử của VCCorp (đã bị khai tử). 


Tháng 9/2017, theo công bố thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp của GHTK, CEO GHTK Phạm Hồng Quân đang nắm giữ 16,387% cổ phần
Tháng 9/2017, theo công bố thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp của GHTK, CEO GHTK Phạm Hồng Quân đang nắm giữ 16,387% cổ phần

Sau một thời gian làm việc trong lĩnh vực thương mại điện tử, vị CEO 8x này nhận thấy dịch vụ chuyển phát thời đó khá tệ. Chính vì thế, Phạm Hồng Quân đã có ý định lập ra công ty giao hàng để có thể mang tới những trải nghiệm tốt hơn. Lĩnh vực chuyên hoạt động của GHTK là chuyển phát và dịch vụ bưu chính. Đồng thời, doanh nghiệp này là đơn vị vận chuyển dành cho thương mại điện tử (eLogistics); cung cấp dịch vụ giao hàng tận nơi (Last-Mile Delivery) và thu tiền tận nơi (Cash-on Delivery) cho các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh trực tuyến.

Năm 2017, theo một số nguồn tin, Tập đoàn Sea có trụ sở tại Singapore (công ty mẹ Garena và Shopee) đã tiến hành mua cổ phần của 2 startup tiềm năng ở Việt Nam. Hau startup này chính là Foody - ứng dụng giao đồ ăn Now của Foody đã đổi tên thành ShopeeFood và GHTK.

Tháng 9/2017, theo công bố thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp của GHTK, CEO GHTK Phạm Hồng Quân đang nắm giữ 16,387% cổ phần. Ngoài ra, một cổ đông khác có tên là Nguyễn Nguyệt Minh nắm giữ 1,156% cổ phần. Thế nhưng, ai nắm giữ gần 78,46% cổ phần còn lại của GHTK không được tiết lộ.

Tính đến tháng 6/2020, cơ cấu cổ đông của GHTK còn có sự thay đổi khi 42% cổ phần thuộc sở hữu của một công ty Singapore. Bên cạnh đó, báo cáo tài chính cả năm 2020 và 2021 của Kerry Logistics cho thấy, 42% cổ phần của GHTK được nắm giữ gián tiếp bởi tập đoàn chuyển phát có trụ sở tại Hong Kong (Trung Quốc).

Trước những thông tin đồn đoán về việc Sea hoặc Kerry Logistics sẽ “thâu tóm” GHTK, chia sẻ trên Forbes Việt Nam, CEO Phạm Hồng Quân cho biết, hiện doanh nghiệp đang sắp xếp lại cổ phần trước khi tiến hành IPO. Cụ thể, vị CEO này khẳng định “GHTK sẽ là công ty của Việt Nam, do người Việt lãnh đạo và phát triển bằng công nghệ Việt. Cổ đông ngoại sẽ không giữ quá 49% cổ phần và chỉ có vai trò đối tác tài chính”.

Những con số kinh doanh đầy ấn tượng của GHTK

Kể từ khi hợp tác với Sea, doanh số của GHTK so với trước đây đã có sự tăng trưởng ấn tượng. Được biết, Sea là công ty mẹ của Shopee – một trong những sàn thương mại điện tử lớn nhất đang hoạt động tại Việt Nam. Do đó, không khó gì khó hiểu khi trong những năm đầu hợp tác, GHTK ghi nhận một lượng lớn đơn hàng hơn so với trước.

Chia sẻ với Forbes Việt Nam, CEO Phạm Hồng Quân cho biết, thời điểm hiện tại nguồn đơn hàng từ Shopee chiếm tỷ lệ không đáng kể trong doanh thu của GHTK. Nguyên nhân bởi, nền tảng này còn có cả bộ phận giao hàng riêng trên Shopee Xpress.

Thay vì các sàn thương mại điện tử, GHTK hướng tới chiến lược tập trung vào đơn hàng của các cửa hàng vừa và nhỏ. Đây chính là lý do giúp cho biên lợi nhuận của GHTK cao hơn khi so sánh với một số công ty cùng ngành. Bên cạnh đó, GHTK không sử dụng dịch vụ bản đồ Google với chi phí đắt đỏ mỗi năm mà tự xây dựng bản đồ riêng cho mình để phục vụ cho các hoạt động giao nhận. 


Năm 2019 và 2020, lợi nhuận sau thuế của GHTK đều đạt trên 500 tỷ đồng; năm 2021, GHTK ghi nhận mức lãi lên tới hơn 300 tỷ đồng
Năm 2019 và 2020, lợi nhuận sau thuế của GHTK đều đạt trên 500 tỷ đồng; năm 2021, GHTK ghi nhận mức lãi lên tới hơn 300 tỷ đồng

Sau 9 năm hình thành và phát triển, hiện tại GHTK đã phủ sóng khắp 63 tỉnh thành với 1.500 điểm giao nhận. Bên cạnh đó, công ty sở hữu hệ thống nhà kho lên tới 600.000 m2 cùng với khoảng 30.000 nhân viên giao hàng. Đáng chú ý, mới hồi tháng 4 năm nay công ty đã cán mốc một tỷ đơn hàng luân chuyển qua hệ thống.

Năm 2019 và 2020, lợi nhuận sau thuế của GHTK đều đạt trên 500 tỷ đồng. Năm 2021, GHTK ghi nhận mức lãi lên tới hơn 300 tỷ đồng. Tính đến cuối năm ngoái, khoản lợi nhuận chưa phân phối của công ty là hơn 1.447 tỷ đồng. Nếu như nhìn vào doanh thu cũng như lợi nhuận hàng năm của GHTK, ít ai ngờ được rằng vốn điều lệ của công ty vô cùng khiêm tốn, chỉ ở mức 12,9 tỷ đồng. 

Hàng loạt đối thủ “sừng sỏ” trên thị trường giao nhận tại Việt Nam

Năm 2021, quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam ước tính đã tăng trưởng hơn 20%, lên hơn 16 tỷ USD. Đáng chú ý, trên thị trường này có 3 lĩnh vực có mối quan hệ qua lại khăng khít là bán lẻ trực tuyến (Online Retail); Tài chính số (Fintech) và giao hàng tận nơi (Last-Mile Delivery) đều tăng trưởng mạnh.

Bên cạnh đó, theo như dự đoán của Statista thì thị trường thương mại điện tử Việt Nam đến năm 2025 tới có thể cán mốc 39 tỷ USD. Chính vì thế, tiềm năng của ngành giao nhận hàng hóa tại Việt Nam được đánh giá là còn rất lớn.

Nhu cầu gia tăng cũng dẫn tới một cuộc cạnh tranh khốc liệt trong thị trường này. Không chỉ GHTK, tại thị trường Việt Nam cũng nổi lên rất nhiều công ty chuyển phát và giao hàng được nhiều người biết đến như: VNPost, Viettel Post, Scommerce (công ty mẹ của Giao Hàng Nhanh và Ahamove)... 


Sau 9 năm hình thành và phát triển, hiện tại GHTK đã phủ sóng khắp 63 tỉnh thành với 1.500 điểm giao nhận
Sau 9 năm hình thành và phát triển, hiện tại GHTK đã phủ sóng khắp 63 tỉnh thành với 1.500 điểm giao nhận

Nếu như VNPost và Viettel Post đều thuộc những tập đoàn lớn, Scommerce cũng gây chú ý khi đã được Temasek - quỹ đầu tư nhà nước Singapore “bơm vốn” hơn 100 triệu USD vào năm 2019. Số tiền 100 triệu USD này được Temasek sử dụng để nâng cao hạ tầng, đội ngũ nhân sự, mở rộng hoạt động cũng như đầu tư vào các hệ thống phân loại hàng tự động. 

Chưa kể, thị trường giao hàng ở Việt Nam cũng đang thu hút thêm các doanh nghiệp nước ngoài. Những doanh nghiệp này đều có nhiều kinh nghiệm cùng tiềm lực tài chính tốt, điển hình như Ninja Van. Đây là startup kỳ lân Singapore được Alibaba “chống lưng”. Vào tháng 9/2021, doanh nghiệp này đã huy động được 578 triệu USD trong vòng gọi vốn Series E.

Bên cạnh Ninja Van, tại thị trường Việt còn có thêm đối thủ khác là J&T Express. Đây là một công ty Indonesia cũng được Temasek rót vốn và có định giá đến 20 tỷ USD trong vòng gọi vốn gần đây nhất. J&T Express bắt đầu hoạt động tại thị trường Việt từ năm 2018, đến thời điểm hiện tại J&T Express đã có khoảng 1.900 bưu cục và điểm nhận hàng. Doanh nghiệp còn được trang bị 850 xe tải các loại, phủ rộng 19.000 nhân viên và cộng tác viên trên khắp 63 tỉnh thành, đồng thời từng bước mở rộng quy mô với mô hình nhượng quyền thương hiệu.

Đáng chú ý, thị trường giao nhận tại Việt Nam cũng có sự góp mặt của hàng loạt ứng dụng gọi xe như Grab, Gojek, be... Ngoài ra, các hãng thương mại điện tử tại Việt Nam cũng có mảng giao hàng riêng lẻ, điển hình như Shopee Xpress hay Lazada Express. Bên cạnh đó, tại thị trường giao nhận Việt Nam còn có thêm hàng chục startup khác cũng đang hoạt động vô cùng tích cực. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Chuyên gia tài chính Hồng Kông rơi vào khó khăn vì “cạn kiệt” các thương vụ IPO

Sẽ rút ngắn thời gian từ IPO cho đến niêm yết để hỗ trợ doanh nghiệp huy động vốn

Năm 2024, các startup fintech lạc quan về mục tiêu IPO

Hoa Sen muốn tách mảng ống thép để IPO sau mảng nhựa và bán lẻ

Reddit lên kế hoạch IPO trong năm 2024 sau nhiều năm trì hoãn

Startup kỳ lân rơi vào "thế khó": Từng gây quỹ chỉ bằng một cuộc gọi qua Zoom, giờ IPO không được, bán mình không xong

Chuyên gia: Thị trường IPO Đông Nam Á sẽ “khởi sắc” trong năm 2024 sau thời gian nguồn vốn bị sụt giảm mạnh

Nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến thương vụ IPO của các doanh nghiệp Việt

Tin mới cập nhật

Vợ chồng 9X chi 30 tỷ xây biệt thự hiện đại kết hợp phong cách nội thất Japandi

7 giờ trước

Từng chỉ sống với 72 nghìn mỗi ngày, làm việc 100 giờ/tuần với 3 công việc: Nhiều năm sau "lội ngược dòng" thành doanh nhân thành đạt, nắm giữ khối tài sản tỷ đô

7 giờ trước

Thêm giải pháp duy trì nguồn cung nhà bình dân

7 giờ trước

Người dân sẽ được giao đất mà không phải qua đấu giá

7 giờ trước

Cô Mười Garden Villa: Sự giao thoa của hơi thở hiện đại và dáng dấp kiến trúc nông thôn vùng Tây Nam Bộ

1 ngày trước