meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Giảng viên là gì? Tìm hiểu về nghề giảng viên

Thứ sáu, 25/11/2022-18:11
Giảng viên là một nghề nghiệp cao quý trong xã hội. Vậy giảng viên là gì, công việc cụ thể của họ ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết này.

Giảng viên là gì?

Giảng viên là công chức chuyên môn thuộc ngành giáo dục và đào tạo. Họ làm nhiệm vụ chủ chốt giảng dạy tại các trường cao đẳng, đại học và sau đại học.

Giảng viên được chia thành các chức danh trợ giảng, giảng viên, giảng viên chính, phó giáo sư và giáo sư. Việc bổ nhiệm các chức danh này căn cứ theo quy định của pháp luật, trình độ của giảng viên, quy chế của các trường đại học cũng như nhu cầu sử dụng lao động của họ. Cụ thể:

  • Giảng viên cao cấp (hạng I)- Mã số: V.07.01.01
  • Giảng viên chính ( Hạng II)- Mã số: V.07.01.02 
  • Giảng viên chính ( Hạng III)- Mã số: V.07.01.03 
  • Trợ giảng  ( Hạng III )- Mã số: V.07.01.23 

Giảng viên chính đảm nhiệm lên lớp thường xuyên để thực hiện công tác giảng dạy. Giảng viên cao cấp đảm nhiệm vai trò chủ trì, tổ chức, chỉ đạo công tác giảng dạy. Trợ giảng hỗ trợ giảng viên chính trong quá trình giảng dạy.


Giảng viên là gì?
Giảng viên là gì?

Những tiêu chuẩn để làm một giảng viên là gì?

Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

  • Có trình độ đại học trở lên đối với trợ giảng, trình độ thạc sĩ trở lên đối với giảng viên chính, trình độ tiến sĩ trở lên đối với giảng viên cao cấp.
  • Chuyên ngành được đào tạo phù hợp với công việc và vị trí giảng dạy.

Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp

  • Có nhân thân rõ ràng, có sức khỏe tốt để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy.
  • Có tâm huyết với nghề. Đặc trưng của nghề giáo là đào tạo, bồi dưỡng con người. Vì vậy, sự tâm huyết sẽ tạo ra hiệu quả đào tạo tốt nhất.
  • Có tinh thần đoàn kết trong công việc để phối hợp thực hiện công việc chung.
  • Có lòng nhân ái, bao dung, biết lắng nghe và thấu hiểu người học. Bảo vệ quyền lợi chính đáng và hợp pháp của người học.
  • Thực hiện đúng quy chế của cơ sở giáo dục và quy định của ngành.
  • Công bằng trong giảng dạy và giáo dục để đánh giá đúng năng lực thực chất của người học. Luôn hướng tới một môi trường đào tạo hiệu quả và lành mạnh.

Tiêu chuẩn để trở thành giảng viên
Tiêu chuẩn để trở thành giảng viên

Trách nhiệm và quyền lợi của một giảng viên là gì?

Điều 55 của Luật Giáo dục đại học quy định rõ nhiệm vụ và quyền hạn của giảng viên tại các cơ sở đào tạo.

  • Thực hiện giảng dạy theo đúng chương trình và đảm bảo chất lượng đào tạo. Chương trình đào tạo đó là mục tiêu, khối lượng kiến thức, kĩ năng trình độ đảm bảo chuẩn đầu ra đối với trình độ đào tạo của Khung trình độ quốc gia.
  • Đầu tư nghiên cứu và ứng dụng khoa học vào công tác giảng dạy. Hoạt động khoa học trong các cơ sở đào tạo bao gồm nghiên cứu khoa học, triển khai thực nghiệm, ứng dụng công nghệ … tất cả vì mục tiêu đào tạo con người nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội.
  • Luôn luôn học tập không ngừng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị; tham gia hoạt động thực tiễn để nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học.
  • Luôn giữ gìn danh dự và phẩm chất nhà giáo, phẩm chất của người giảng viên. Là tấm gương sáng cho người học về năng lực chuyên môn và nghiệp vụ.
  • Luôn giữ lập trường và độc lập về chuyên môn trong giảng dạy. Có quyền được ký hợp đồng thỉnh giảng với các cơ sở đào tạo khác theo quy định của cơ sở chính mà bản thân đảm nhiệm.
  • Được hưởng lương và các chế độ phụ cấp khác theo quy định của ngạch bậc trong hệ thống lương công chức, viên chức của nhà nước.

Không ngừng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn
Không ngừng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn

Những lợi thế của nghề giảng viên

  • Bạn được làm việc trong một môi trường lành mạnh, cầu tiến và công bằng.
  • Bạn nhận được sự tôn trọng đặc biệt của người học và xã hội.
  • Bạn có thời gian và được tạo điều kiện để không ngừng nâng cao trình độ của bản thân. 
  • Bạn luôn tự hào về bản thân vì mình là người góp phần vào việc đào tạo thế hệ tương lai cho xã hội.

Niềm hạnh phúc của nghề giảng viên
Niềm hạnh phúc của nghề giảng viên

Những khó khăn của nghề giảng viên là gì?

Đây là một công việc mang tính chất đặc thù, đòi hỏi sự kết hợp của nhiều năng lực và phẩm chất, chứ không chỉ riêng về trình độ. Do đó, khi làm giảng viên, bạn có thể phải đối mặt với một số khó khăn sau.

  • Thứ nhất, nghề giáo là nghề vất vả, đòi hỏi nhiều những hy sinh thầm lặng. Không chỉ đảm nhiệm vai trò giảng dạy trên lớp, người giảng viên luôn phải tìm cách lắng nghe và thấu hiểu người học để tìm ra phương pháp giảng dạy hiệu quả nhất.
  • Thứ hai, người giảng viên luôn phải tự học để nâng cao trình độ chuyên môn của mình, nhằm đáp ứng trình độ ngày càng cao của người học.
  • Thứ ba, trong quá trình giảng dạy bạn có thể sẽ gặp phải những tình huống sư phạm đặc biệt. Điều đó đòi hỏi bạn phải luôn luôn trau dồi vốn sống để có cách giải quyết thỏa đáng trong những tình huống đó.
  • Thứ tư, áp lực của xã hội đối với công việc của bạn cũng là một thách thức đòi hỏi bạn phải có nhiều cố gắng.
  • Và điều cuối cùng là chế độ lương thưởng của nghề giáo chưa cao cũng là một áp lực đối với cuộc sống của nghề giảng viên. Điều này đòi hỏi bạn phải có một sự tâm huyết đặc biệt với nghề để giữ được phẩm chất nhà giáo của mình.

Áp lực của nghề giảng viên
Áp lực của nghề giảng viên

Điểm khác biệt giữa giáo viên và giảng viên là gì?

Điểm giống nhau giữa giảng viên và giáo viên là họ đều làm nhiệm vụ giảng dạy trong hệ thống giáo dục và đào tạo. Họ là những người chịu trách nhiệm đào tạo thế hệ tương lai cho đất nước, chịu trách nhiệm về tương lai của quốc gia, dân tộc.

Tuy nhiên, giảng viên và giáo viên có những điểm khác nhau cơ bản.

Giáo viên là người giảng dạy ở hệ thống các trường từ mầm non đến trung học phổ thông. Nhiệm vụ của họ không chỉ là giảng dạy kiến thức mà con phải định hướng nhân cách cho người học. Và tất nhiên khi giảng dạy ở các cấp học thấp hơn nên yêu cầu về trình độ đào tạo của họ cũng  thấp hơn giảng viên. Thời gian làm việc tại cơ sở của giáo viên cố định hơn giảng viên.

Giảng viên giảng dạy ở các cơ sở đào tạo, do đó nhiệm vụ chủ yếu của họ là định hướng nghề nghiệp và tập trung sâu vào chuyên môn. Họ cần được trang bị kiến thức chuyên môn cao hơn so với giáo viên. Thời gian làm việc của giảng viên linh hoạt hơn giáo viên vì họ phải tham gia các nghiên cứu khoa học và đào tạo thực tế. 

Làm thế nào để bạn trở thành một giảng viên?

Bạn đã hiểu giảng viên là gì và bạn cũng đã biết những tiêu chuẩn cũng như những khó khăn, thách thức đối với nghề giảng viên. Như vậy để trở thành một giảng viên là điều không hề dễ dàng. Nhưng nếu bạn đủ đam mê và cố gắng bạn sẽ theo đuổi được nghề nghiệp này.

  • Bạn phải có trình độ chuyên môn cao ở chuyên ngành của mình. Điều này đòi hỏi bạn phải không ngừng cố gắng để nâng cao năng lực bản thân.
  • Có các công trình khoa học được hội đồng thẩm định đánh giá cao.
  • Thi tuyển vào các cơ sở đào tạo theo quy định của ngành và nhu cầu của cơ sở đào tạo đó. Hình thức thi tuyển có những quy định khác nhau tùy theo quy chế của từng trường bạn dự tuyển.

Bạn mơ ước trở thành một giảng viên?
Bạn mơ ước trở thành một giảng viên?

Tổng kết

Qua bài viết này hi vọng bạn đã hiểu rõ hơn nghề giảng viên là gì. Từ đó, bạn hiểu hơn đặc thù của công việc giảng viên, cũng như có định hướng và mục tiêu rõ ràng  nghề nghiệp của bản thân.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

4 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

4 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

4 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

4 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước