Quản lý giáo dục là gì? Tìm hiểu về vai trò của ngành quản lý giáo dục
BÀI LIÊN QUAN
Giải thích “Giáo dục Phổ thông là gì?” và những điều cần hiểu về Giáo dục Phổ thôngHọc vị là gì? Các cấp bậc học vị trong hệ thống giáo dục của Việt NamCoursera là gì? Tìm hiểu về nền tảng giáo dục trực tuyến hàng đầu thế giớiQuản lý giáo dục là gì?
Đây là một chủ đề khá rộng nên tùy theo sự hiểu biết và đánh giá của mỗi người mà có định nghĩa quản lý giáo dục là gì?
Để đưa ra khái niệm đơn giản và gần sát nhất với ý nghĩa, bạn có thể hiểu rằng quản lý giáo dục là tác động có hệ thống, có kế hoạch và hướng đích của chủ thể quản lý được thể hiện ở các cấp khác nhau nhằm mục đích bảo đảm sự phát triển toàn diện và hài hòa của các cơ quan thuộc hệ thống giáo dục.
Ngành quản lý giáo dục chính là hệ thống các phòng ban không thể thiếu trong giáo dục như phòng đào tạo, phòng hội đồng, phòng tài chính kế toán, phòng hành chính tổng hợp,... với một đội ngũ nhân viên số lượng lớn lên đến hàng trăm người mỗi cấp.
Những người làm trong ngành quản lý giáo dục đều được đào tạo bài bản với trình độ chuyên môn được đánh giá cao.
Vai trò của ngành quản lý giáo dục là gì?
Quản lý giáo dục là hoạt động mang tới nhiều vai trò quan trọng, giúp các nhà trường hoạt động ổn định, bền vững, góp phần tạo ra một môi trường giáo dục tốt nhất. Cụ thể:
- Quản lý giáo dục giúp tạo ra sự thống nhất về ý chí và hành động của giáo viên, học sinh trong tổ chức giáo dục
- Dịnh hướng cho sự phát triển của tổ chức giáo dục dựa vào cơ sở xác định các mục tiêu chung và luôn hướng mọi nỗ lực của giáo viên, học sinh và tổ chức cùng tham gia thực hiện một mục tiêu chung.
- Phối hợp một cách nhịp nhàng giữa các giáo viên, học sinh và toàn bộ nguồn lực trong tổ chức, gắn kết với nhau để đạt được các mục tiêu của tổ chức đã đề ra với một hiệu quả cao nhất.
- Giúp cho tổ chức giáo dục nhanh chóng thay đổi phù hợp với sự biến đổi trong môi trường. Đồng thời tận dụng cơ hội và tránh những thách thức và giảm bớt tiêu cực xảy ra từ môi trường giáo dục hiện nay
Những điều sinh viên được học khi theo chuyên ngành Quản lý giáo dục là gì?
Khi theo học ngành quản lý giáo dục, bạn sẽ được học rất nhiều điều bổ ích cũng như được đào tạo trong một môi trường chuyên nghiệp. Ngoài ra, theo học ngành này bạn cũng sẽ được trang bị rất nhiều những kỹ năng mềm cần thiết như sau:
- Kỹ năng giao tiếp
- Kỹ năng làm việc nhóm hay làm việc độc lập
- Kỹ năng quan sát để phân tích vấn đề và đưa ra những phương hướng giải quyết phù hợp nhất
- Rèn luyện khả năng ngoại ngữ
- Kỹ năng thu thập và xử lý thông tin
- Rèn luyện tư duy sáng tạo và tư duy logic, biết ứng dụng lý thuyết vào thực tiễn
- Kỹ năng quản lý
- Kỹ năng sư phạm
Cơ hội nghề nghiệp dành cho sinh viên tốt nghiệp ngành quản lý giáo dục là gì?
Sau khi tốt nghiệp hgành Quản lý giáo dục bạn sẽ có năng lực và cơ hội đảm nhiệm những vị trí công tác sau:
- Chuyên viên quản lý hành chính giáo dục tại các cơ sở giáo dục lớn như Sở Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo
- Làm việc tại các vị trí công việc khác trực thuộc các phòng ban ở các cơ sở giáo dục các cấp như chuyên viên văn phòng, chuyên viên quản lý cơ sở vật chất và thiết bị trường học, chuyên viên quản lý học sinh, sinh viên, chuyên viên phòng đào tạo, phòng thanh tra giáo dục, phòng đảm bảo chất lượng, phòng tổ chức cán bộ,…
- Chuyên viên quản lý hành chính giáo dục trong các cơ sở giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục cộng đồng, cơ sở đào tạo bồi dưỡng,…
- Chuyên viên phụ trách công tác văn hóa, giáo dục trong các cơ quan chính quyền các cấp và các tổ chức văn hóa giáo dục ở cộng đồng.
- Cán bộ nghiên cứu trong các cơ quan nghiên cứu về quản lý giáo dục
- Giảng viên chuyên ngành quản lý giáo dục trong các cơ sở đào tạo địa phương
Các yếu tố cấu thành khoa quản lý giáo dục là gì?
Theo góc độ khoa học quản lý, các yếu tố cấu thành tổ chức bao gồm:
Mục tiêu hoạt động
Giáo dục phải có một hệ thống tổ chức nhất định cùng đặt ra một mục tiêu chung để phát triển. Đối với một trường học thì hệ thống quản lý giáo dục sẽ đưa ra những quy định và mục tiêu chung để cùng nhau thực hiện, hướng tới những phương hướng hoạt động tích cực và bền bỉ nhất.
Tổ chức
Một hệ thống được thành lập phải có một tổ chức quản lý rõ ràng với các phòng ban cụ thể. Mỗi phòng bạn sẽ thực hiện một mục đích, một nhiệm vụ hướng tới mục tiêu đã được đề ra. Từ đó bắt buộc phải có một hệ thống tổ chức chuyên nghiệp, rõ ràng để quản lý tất cả, thiết lập quy định về cơ chế quản lý
Cơ chế quản lý
Cơ chế quản lý của hệ thống quản lý giáo dục chính là những cách thức thực hiện quản lý tất cả mọi công việc của tổ chức nhằm phát huy tối đa vai trò cũng như thực hiện tốt nhất nhiệm vụ của tổ chức. Điều này cũng giúp cho cơ chế quản lý trở nên chuyên nghiệp, rõ ràng hơn bao giờ hết.
Cơ sở vật chất
Người ta sẽ dựa vào yếu tố tài chính, điều kiện cơ sở vật chất để đánh giá sự phát triển của một tổ chức. Trong khi đó ngành quản lý giáo dục còn là một tổ chức chuyên nghiệp nên càng phải được đầu tư về cơ sở vật chất.
Môi trường hoạt động
Môi trường hoạt động phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố tự nhiên hay các yếu tố xã hội. Do đó, hệ thống quản lý giáo dục cần xác định rõ ràng điểm mạnh về môi trường hoạt động để có thể phát huy triệt để, giúp cho tổ chức hoạt động ngày càng mạnh mẽ hơn.
Thông tin quản lý
Những người làm công việc quản lý giáo dục cần phải biết cách phân tích, đánh giá số liệu để có thể đảm bảo chất lượng mọi hoạt động của hệ thống quản lý giáo dục.
Phương thức kiểm soát chất lượng
Hệ thống quản lý giáo dục cần phải chú trọng vào chất lượng đào tạo và kiểm soát chất lượng hoạt động của tổ chức một cách chính xác nhất.
Lời kết
Bài viết trên là toàn bộ thông tin liên quan tới khái niệm quản lý giáo dục là gì và vai trò của quản lý giáo dục. Hy vọng bài viết sẽ mang tới những kiến thức hữu ích giúp bạn đọc có cái nhìn toàn diện nhất về ngành này.