meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Giảng viên cơ hữu là gì? Các tiêu chí để nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên cơ hữu

Thứ bảy, 12/11/2022-16:11
Để đáp ứng được nhu cầu mở rộng của hệ thống giáo dục thì đội ngũ giảng viên phải đảm bảo cả về số lượng lẫn chất lượng để góp phần đào tạo nhân lực, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Đặc biệt là đội ngũ giảng viên cơ hữu gắn bó làm việc lâu dài tại các cơ sở giáo dục. Vậy giảng viên cơ hữu là gì? Hãy cùng giải đáp mọi thông tin liên quan tới giảng viên cơ hữu trong bài dưới đây.

Khái niệm về Giảng viên cơ hữu là gì?

Cán bộ cơ hữu là đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, giáo viên, nhân viên thuộc biên chế đối với các trường học công lập và cán bộ ký hợp đồng dài hạn từ 01 năm trở lên hoặc ký hợp đồng không giới hạn thời hạn theo quy định của Luật lao động sửa đổi. 

Từ đó có thể định nghĩa giảng viên cơ hữu là đội ngũ giảng viên được tuyển vào làm việc với hợp đồng dài hạn hoặc không có giới hạn thời hạn tiến hành công tác giảng dạy trong nhà trường theo đúng quy định mức giờ dạy do Bộ Giáo dục & Đào tạo quy định. 

Giảng viên cơ hữu là nhân viên chính thức của nhà trường, chịu sự phân công tham gia công tác của nhà trường khi cần thiết và được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của Nhà nước. Đây là đội ngũ giảng viên cốt lõi trong mỗi đơn vị cơ sở giáo dục bởi không có họ công tác  truyền đạt, giảng dạy kiến thức trong trường sẽ gặp khó khăn.

Bên cạnh đó nhiều người cũng thắc mắc giáo viên cơ hữu là gì? Tương tự như giảng viên cơ hữu, giáo viên cơ hữu cũng được ký hợp đồng dài hạn và có trách nhiệm xây dựng, bảo vệ cho chính đơn vị mình đang công tác bởi nếu đơn vị đó suy vong đồng nghĩa với việc họ sẽ có nguy cơ mất việc.


Khái niệm về Giảng viên cơ hữu là gì?
Khái niệm về Giảng viên cơ hữu là gì?

Những tiêu chí tuyển dụng giảng viên cơ hữu là gì?

Tiêu chí tuyển dụng giảng viên trong các trường cao đẳng, đại học quy định ưu tiên hơn cho đối tượng sinh viên tốt nghiệp loại khá, giỏi, có đạo đức tốt và những người có bằng cấp cử nhân đại học, thạc sĩ, tiến sĩ có kinh nghiệm giảng dạy thực tiễn tốt và có mong muốn trở thành nhà giáo. 

Thế nhưng trước khi giảng dạy họ phải được huấn luyện các kỹ năng, bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm để đảm bảo việc truyền đạt kiến thức tốt nhất tới sinh viên. Đây cũng là một trong những phương án hiệu quả giúp tăng cường đội ngũ giảng viên cơ hữu trong nhà trường ngay từ bước tuyển dụng. 

Tuyển dụng giảng viên khác với tuyển dụng nhân viên trong các doanh nghiệp vì phải là người có chuyên môn giảng dạy, truyền đạt đúng kiến thức chuyên ngành được cấp cho sinh viên. 

Mục đích của tuyển dụng là thành lập được đội ngũ giảng viên cơ hữu đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn về số lượng, chất lượng và các vấn đề về tri thức, sức khỏe hoàn thành các yêu cầu chung đã được đề ra trong mỗi nhà trường.


Những tiêu chí tuyển dụng giảng viên cơ hữu là gì?
Những tiêu chí tuyển dụng giảng viên cơ hữu là gì?

Các tiêu chí để phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu là gì?

Tăng cường về số lượng

Số lượng giảng viên phải phù hợp với quy mô của mỗi nhà trường. Nghĩa là số lượng giảng viên đang giảng dạy trong nhà trường càng đông chứng tỏ số lượng sinh viên đang theo học càng lớn tương đương với uy tín nhà trường mạnh. 

Nếu số lượng giảng viên cơ hữu trong nhà trường được đảm bảo thì chắc hẳn chất lượng giảng dạy của trường sẽ được duy trì xây dựng niềm tin cho sinh viên. Số lượng giảng viên trong nhà trường có thể biến đổi tùy theo mong muốn mở rộng đào tạo của nhà trường. 

Ngoài ra, khi tuyển dụng và ký hợp đồng dài hạn hoặc vô thời hạn để bổ sung nhân lực cho đội ngũ giảng viên cơ hữu thì nhà trường cũng phải đảm bảo tiến trình giảng dạy cho mỗi giảng viên với số giờ đứng lớp không quá cao cũng không quá thấp theo quy định trong chính sách của Nhà nước.


Các tiêu chí để phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu là gì?
Các tiêu chí để phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu là gì?

Tăng cường về chất lượng

Tăng cường chất lượng đội ngũ giảng viên cơ hữu trong một tổ chức trên 03 mặt đó là

Về trình độ

Trình độ của đội ngũ giảng viên được biểu hiện và đánh giá dựa trên các tiêu chí về nghiệp vụ, chuyên môn và khả năng cập nhật, tiếp cận kiến thức mới.

Để đảm bảo công tác giảng dạy tốt nhất, giảng viên phải luôn chủ động cập nhật kiến thức mới dựa trên những thành quả mới của thế giới, những kiến thức khoa học hiện đại, những cải tiến trong giáo dục và đào tạo để ứng dụng thường xuyên vào hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của bản thân. 


Tăng cường chất lượng đội ngũ giảng viên cơ hữu
Tăng cường chất lượng đội ngũ giảng viên cơ hữu

Về năng lực

Kỹ năng của giảng viên được đánh giá cao là khả năng ứng dụng những kiến thức bản thân được vào lĩnh vực sư phạm một cách điêu luyện và tự động hóa.

Các giảng viên luôn thực hiện đồng thời hai hoạt động là giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Vì vậy khi xem xét năng lực giảng viên người ta phải đánh giá trên hai góc độ chính là năng lực nghiên cứu khoa học và năng lực giảng dạy.

Về phẩm chất

Một người lái đò là một người phải có tư cách đạo đức theo chuẩn mực xã hội. Ngoài việc nỗ lực phấn đấu nâng cao kỹ năng chuyên môn, kỹ năng sư phạm, người giảng viên cần phải có phẩm chất chính trị.

Thêm nữa thì phẩm chất đạo đức mẫu mực là ưu tiên hàng đầu của nhà giáo nói chung và đội ngũ giảng viên cơ hữu nói chung.


Một người lái đò là một người phải có tư cách đạo đức theo chuẩn mực xã hội
Một người lái đò là một người phải có tư cách đạo đức theo chuẩn mực xã hội

Tăng cường về cơ cấu

Đây cũng là một trong những khía cạnh được quan tâm khi phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu trong mỗi nhà trường. Theo đó các tiêu chuẩn đặt ra để tăng cường cơ cấu đội ngũ giảng viên phái tương xứng về độ tuổi, giới tính, trình độ và nghiệp vụ sư phạm. Cụ thể:

- Về chuyên môn: Đảm bảo số lượng giảng viên cơ hữu tương ứng với quy mô và mục tiêu đào tạo của từng chuyên ngành huấn luyện của nhà trường.

 - Về lứa tuổi: Vấn đề lão hóa hoặc trẻ hóa trong đội ngũ giảng viên cũng cần cân nhắc nếu quá trẻ thì trình độ được đánh giá không sâu còn nếu giảng viên lâu năm có kinh nghiệm giảng dạy thì lại bị đánh giá chưa cập nhật kiến thức mới, kiến thức thực tế trong khi cuộc sống ngày một thay đổi. Bởi vậy cần có thời gian cụ thể để tiến hành chuyển giao hiệu quả giữa các thế hệ giảng viên. 

- Về giới tính: Đảm bảo tỷ lệ phù hợp giữa giảng viên nam và giảng viên nữ trong từng khoa, chuyên ngành và bộ môn được đào tạo trong nhà trường. Như đã nghiên cứu, việc phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu trong nhà trường là một trong những khía cạnh cần được chú trọng hàng đầu để đảm bảo hoạt động giảng dạy trong nhà trường đạt chất lượng cao. 


Tiêu chí để nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên cơ hữu là gì?
Tiêu chí để nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên cơ hữu là gì?

Lời kết

Bài viết trên đây đã chia sẻ kiến thức về giảng viên cơ hữu là gì cũng như những tiêu chuẩn để phát triển đội ngũ giảng viên một cách có hiệu quả. Mong rằng qua việc tìm hiểu những thông tin này, độc giả đã trang bị thêm cho mình những kiến thức bổ ích trong công việc và cuộc sống.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Tin mới cập nhật

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

5 giờ trước

Chuyên gia dự báo, đầu tư căn hộ cho thuê sẽ tiếp tục tăng trưởng

5 giờ trước

Lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội giảm từ năm 2025

5 giờ trước

10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024

5 giờ trước

Các quỹ ETF tiền điện tử giảm gần 700 triệu USD do Fed cắt giảm lãi suất

1 ngày trước