Giáo viên là gì? Các nhân tố để trở thành một giáo viên chuyên nghiệp
BÀI LIÊN QUAN
Giảng viên cơ hữu là gì? Các tiêu chí để nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên cơ hữuHọc vị là gì? Các cấp bậc học vị trong hệ thống giáo dục của Việt NamCoursera là gì? Tìm hiểu về nền tảng giáo dục trực tuyến hàng đầu thế giớiNghề giáo viên là gì?
Giáo viên hay giảng viên là người làm công tác giáo dục có nhiệm vụ dạy dỗ, giảng dạy kiến thức của từng môn học cho học sinh và sinh viên đồng thời tiến hành xây dựng giáo trình để phục vụ các tiết dạy học, thực hành và giúp học sinh sinh viên phát triển tài năng của mình. Bên cạnh đó, giáo viên cũng là người trực tiếp kiểm tra, ra đề và chấm điểm thi để đánh giá năng lực học tập của học sinh sinh viên.
- Nam giới làm giáo viên sẽ được gọi là thầy giáo
- Nữ giới làm giáo viên sẽ được gọi là cô giáo.
Giáo viên không chỉ là người có vai trò quan trọng trong việc truyền đạt tri thức mà còn là người tổ chức, chỉ đạo và hướng dẫn cách để học giỏi, người cân đo đong đếm sự công bằng cho các hoạt động học tập. Giáo viên phải là người có năng lực truyền cảm hứng và dạy học tốt thì học sinh mới có thể học giỏi được.
Nhiệm vụ và vai trò của nghề giáo viên là gì?
Trong các nền văn hóa khác nhau thì vai trò của giáo viên sẽ được hiểu khác nhau.
Các nhiệm vụ giảng dạy của nghề giáo bao gồm việc chuẩn bị các bài học, chuẩn bị nội dung dạy học theo chương trình của nhà trường đề ra và đưa ra các bài học để giảng dạy cho học sinh đồng thời tiến hành các bài kiểm tra tiến hành đánh giá tiến độ học tập cũng như kết quả học của từng học sinh.
Nhiệm vụ chuyên môn của một giáo viên là việc giảng dạy trong nhà trường. Bên ngoài lớp học thì giáo viên có thể tham gia các hoạt động ngoại khóa như các chuyến đi thực địa với học sinh, bên cạnh đó là thực hiện việc giám sát các phòng học và giúp tổ chức tốt các khóa học của trường đề ra.
Hiện nay nghề giáo đang thiếu rất nhiều giáo viên có tâm với nghề và có trách nhiệm trong công việc, sẵn sàng đi đến những nơi vùng sâu vùng xa để dạy chữ cho những trẻ em dân tộc thiểu số. Đây cũng là một điều mà nhà nước ta đang đặt ra những bài toán nan giải.
Các ngành dạy của giáo viên là gì?
Nghề giáo viên có thể tham gia dạy ở rất nhiều ngành khác nhau để dạy học cho học sinh như
- Làm giáo viên mầm non
- Giáo viên cho bậc Tiểu học dạy học sinh từ 6-10 tuổi
- Giáo viên cho bậc Trung học dạy học sinh từ 11-14 tuổi
- Giáo viên về văn hóa nghệ thuật
- Giáo viên về thể dục thể thao
- Giáo viên dạy các môn liên quan đến khoa học tự nhiên
- Giáo viên liên quan đến lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn
- Giáo viên chuyên về ngoại ngữ: Anh, Nhật, Trung, Pháp, Đức,...
Các nhân tố để trở nên chuyên nghiệp khi là một giáo viên là gì?
Dưới đây, chúng tôi có đề cập một số nhân tố để trở thành một giáo viên chuyên nghiệp.
Biết quan tâm đến bản thân
Ai trong số chúng ta cũng đều thông cảm cho nghề giáo. Đây là ngành nghề phải đối mặt với rất nhiều sự bực bội, khó chịu và dễ mất tập trung khi đứng lớp lúc mệt mỏi.
Mà nghề giáo ảnh hưởng rất lớn tới tương lai của nhiều thế hệ người học. Do đó, để đứng lớp được một cách hiệu quả, người giáo viên phải biết quan tâm tới chính bản thân mình.
Là giáo viên để đứng lớp tỉnh táo thì bạn cần phải ngủ đủ giấc. Trước khi đi ngủ 1 giờ đồng hồ, bạn hãy nhớ tắt hết tất cả các thiết bị có ánh sáng xanh như tivi hay điện thoại đi để giấc ngủ đạt được trạng thái sinh lý. Bên cạnh đó cũng tránh ăn vặt muộn vào mỗi tối trước giờ đi ngủ đồng thời hạn chế hay nếu có thể thì hãy cai thuốc lá với các thầy giáo.
Thiền định
Làm giáo viên, bạn phải đối mặt với “lũ nhất quỷ nhì ma” mỗi ngày. Điều này khiến bạn không ít lần dễ nổi nóng. Khi đó, để có thể đối mặt với những cơn tức giận này thì thiền sẽ giúp giáo viên dễ dàng chấp nhận những khó khăn và thử thách mà nghề giáo mang lại để từ đó giải quyết êm đẹp tất cả những phát sinh nảy sinh trong thời gian dạy học.
Đây chính là 1 hoạt động lành mạnh giúp bạn có thể cải thiện tâm trạng cũng như kiềm chế tốt hơn.
Tập thể dục mỗi ngày
Mỗi tuần, bạn nên chăm sóc tim của bạn nhiều hơn 3 lần bằng các hoạt động như bơi, quần vợt hay bóng rổ, đi bộ hoặc hít đất nhé. Khi thực hiện được các hoạt động này, não của bạn sẽ tiết ra các chất giúp bạn cảm thấy yêu đời hơn đấy. Ngoài ra, bạn cũng sẽ sở hữu cơ thể lý tưởng hơn khi chơi các bộ môn thể thao này.
Ghi chú những thứ quan trọng
Trong một ngày công tác sẽ có rất nhiều thứ bạn cần ghi nhớ, vì vậy, hãy đảm bảo việc ghi lại tất cả những gì bạn cảm thấy quan trọng như các câu hỏi mà học sinh thắc mắc để đưa ra ý kiến trả lời sớm nhất hay những ý tưởng mới khi tiến hành dạy và học và các lịch nhắc thời gian cuộc họp chuyên môn diễn ra,...
Chuẩn bị kỹ trước khi đến lớp
Chuẩn bị kỹ trước khi đến lớp là một việc làm vô cùng cần thiết. Nó không chỉ giúp chuẩn bị về tinh thần thoải mái mà bạn còn cần chuẩn bị tốt phần giáo trình. Hãy ghi nhớ mọi ngõ ngách trong bài giảng của ngày hôm đó để đứng lớp tự tin và giúp học sinh nhớ hết chương trình trong thời gian có hạn.
Việc lên kế hoạch trước khi lên lớp giảng dạy cũng sẽ giúp bạn diễn giảng bài giảng không bị ngắt quãng đồng thời quỹ thời gian sẽ được bạn sử dụng hợp lý, từ đó tăng hiệu quả giảng dạy, giúp giáo viên tự tin hơn khi đến lớp giảng bài mỗi sáng.
Không nổi nóng
Đôi khi bạn sẽ dành cả ngày để chuẩn bị cho một buổi lên lớp rất đặc biệt nào đó nhưng học sinh chỉ biết mất trật tự mà không thèm để ý tới buổi lên lớp ngày hôm đó hay thậm chí phớt lờ hướng dẫn của bạn. Lúc này, bạn sẽ rất dễ nổi nóng và đổ lỗi cho học sinh và. Những lúc như thế bạn phải hết sức bình tĩnh và đừng nổi nóng vì làm thế vừa khó coi vừa thiếu chuyên nghiệp.
Một khi bạn đã nóng giận và quát tháo là bạn đã thất bại, thất bại trong chính công việc của mình. Mất tự chủ là điều thất bại đau đớn mà rất nhiều nước quan niệm, và đương nhiên sẽ không ai đề cao năng lực của một người không thể làm chủ được cảm xúc của chính mình.
Dù người nào có lỗi đi chăng nữa thì thay vì la hét, quát tháo họ, bạn có thể sử dụng sự bao dung của mình để cảm hóa. La hét lên chỉ thể hiện bạn thật tệ và kém cỏi làm học sinh thêm chống đối. Với học sinh thì chắc chắn điều này sẽ xảy ra.
Tổng kết
Như vậy, chúng ta đã đi hiểu qua giáo viên là gì và các yếu tố để trở thành một giáo viên chuyên nghiệp. Hy vọng bài viết đã đem lại cho bạn những thông tin hữu ích cho công việc nhà giáo sau này của bạn.