Giải thích thuật ngữ “Marketing strategy là gì?” Chiến lược marketing cho bạn
BÀI LIÊN QUAN
CR là gì? Ý nghĩa của CR trong marketing onlineChiến lược Marketing là gì? Phương pháp xây dựng chiến lược hiệu quả nhấtTrí tuệ nhân tạo trong marketing ngày nayGiải thích “Marketing strategy là gì?”
Marketing strategy dịch ra là một chiến lược marketing. Nó là một kế hoạch tiếp thị một cách tổng thể để giúp các doanh nghiệp đạt được mục tiêu là tiếp cận khách hàng mà mình mong muốn. Đồng thời cũng chuyển đổi họ trở thành khách hàng sử dụng dịch vụ hoặc sản phẩm của doanh nghiệp. Một marketing strategy hiệu quả là một chương trình đã được thiết kế và pha trộn với những yếu tố có liên quan tới marketing mix nhằm cung cấp giá trị dịch vụ hàng hóa cho người tiêu dùng.
Nội dung có trong chiến lược marketing strategy là gì?
Có thể nói, rất nhiều người vẫn mông lung đối với câu hỏi “Nội dung có trong chiến lược marketing strategy là gì?” Marketing hỗn hợp là sự kết hợp bao gồm tất cả các hoạt động mà công ty hay doanh nghiệp có thể làm để gây tiếng vang hay tạo ảnh hưởng đến nhu cầu của khách hàng và sản phẩm của chính mình. Thường thì các biến này được gọi theo chuyên ngành là 4P với ý nghĩa như sau:
- Product (nghĩa tiếng Việt: sản phẩm): Là tất cả hàng hóa, dịch vụ của công ty hoặc doanh nghiệp cung cấp cho thị trường tiêu dùng. Dựa trên các tiêu chí hoạt động xây dựng thương hiệu sẽ có chiến lược riêng.
- Price (nghĩa tiếng Việt: giá cả): Là số tiền khách hàng cần phải trả cho mặt hàng doanh nghiệp cung cấp. Chiến lược này thực sự rất cần thiết và liên quan đến đặc tính của sản phẩm, mức độ và cường độ cạnh tranh trong ngành/ lĩnh vực.
- Place (nghĩa tiếng Việt: kênh phân phối): Là cùng lúc tất cả các hoạt động của công ty sẽ đưa sản phẩm đến với tay khách hàng. Một trong những quyết định cơ bản của marketing là lựa chọn đúng kênh phân phối.
- Promotion (nghĩa tiếng Việt: hỗ trợ tiêu thụ): Là hoạt động truyền đạt những giá trị của sản phẩm tới khách hàng. Đây là chiến lược gắn kết các hoạt động riêng lẻ thành một khối mang tính chất phối hợp.
Mô hình 4PS mới trong marketing strategy là gì?
Các nhà nghiên cứu marketing trong thời gian gần đây từ mô hình 4P đã phát triển ra các mô hình 7P và 10P bằng việc bổ sung các P mới như sau:
- People - Con người: Chính sách con người luôn là phương pháp thực hiện tốt nhất để xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp.
- Physical evidence - Cơ sở vật chất: Có thể nói rằng các cơ sở vật chất tạo nên môi trường có những đề xuất thị trường, và ở đây sẽ thực hiện và diễn ra các mối quan hệ tương tác giữa doanh nghiệp và khách hàng.
- Process - Quá trình: Những thủ tục, cơ chế, quá trình và chuối các hoạt động được thực hiện theo sản phẩm, dịch vụ.
- Profit - Lợi nhuận: là chiến lược chấp nhận lỗ để thu hút khách hàng mới hoặc giữ chân khách hàng cũ.
- Packaging - Bao gói: Là sự chú trọng vào hình thức đóng gói của sản phẩm đối với thẩm mỹ chung của khách hàng.
- Pace - Tốc độ tiến triển: Để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và người tiêu dùng sản phẩm, các doanh nghiệp cần phải biết rút ngắn chu kỳ sống của các sản phẩm và cung cấp cho thị trường các sản phẩm có tính năng ngày càng cao hơn.
Làm sao để xây dựng marketing strategy hiệu quả?
Chúng ta biết khi không có chiến lược xây dựng marketing cho sản phẩm mới, doanh nghiệp sẽ đi dần vào bế tắc và mất phương hướng. Vậy hệ thống cần xây dựng để có hiệu quả trong chiến lược marketing strategy là gì?
Nắm bắt mục tiêu của khách hàng
Cách nào sẽ giúp bạn biết được mục tiêu của khách hàng trong marketing strategy là gì? Để có thể xây dựng được một chiến lược marketing strategy online, bạn cần ghi nhớ việc làm đầu tiên cho mình là xác định đối tượng khách hàng mà bạn hướng tới. Bạn sẽ nhận lại được những lợi nhuận từ những chiến lược đầu tư thông minh ngoài mong đợi nếu chiến lược của bạn tập trung vào khách hàng.
Và để đạt được điều này bạn cần tạo được cho người mua một thói quen. Như vậy bạn chắc chắn sẽ tiếp thị được những người thực sự quan tâm đến sản phẩm được cung cấp. Hãy cố hình dung tệp khách hàng lý tưởng trong kinh doanh của bạn và tạo danh sách nhân khẩu cho những khách hàng tiềm năng.
Đặt câu hỏi về khách hàng sẽ giúp bạn phác thảo được thói quen của người mua. Vậy nên hãy thử hình dung tệp khách của bạn theo các câu hỏi ví dụ như: Vị trí địa lý, độ tuổi cá nhân, giới tính khách hàng, trình độ học vấn,...
Hiểu được ý nghĩa của việc “đọc vị” thói quen khách hàng
Xây dựng thói quen của khách hàng là một trong những phần quan trọng trong marketing. Nó không chỉ đơn thuần là phác thảo sở thích của khách hàng thông qua những câu hỏi. Bạn cần phải hiểu rõ mục tiêu khách hàng của mình như những người bạn. Nhưng sai lầm lớn nhất mà bạn có thể sẽ mắc phải là tạo thói quen đưa ra các giả định cho người mua hàng. Hãy bắt đầu bằng việc tạo ra một bảng các câu hỏi và phỏng vấn mọi người dựa theo bảng câu hỏi đó. Sau đó, bạn sẽ thu được dữ liệu thực tế.
Làm sao để hiểu được thói quen của khách hàng?
Làm sao để hiểu được thói quen của khách hàng trong chiến lược marketing strategy là gì? Hãy thử sử dụng chiến lược phỏng vấn hoặc khảo sát trong một thời gian. Bạn sẽ thu lại những vị khách phù hợp nằm ngoài tệp danh sách khách hàng có sẵn của bạn. Trong các bước xây dựng marketing strategy, bạn cần nhớ mục đích cuối cùng vẫn là tìm hiểu xem khách hàng thực sự muốn gì và suy nghĩ gì đối với sản phẩm.
Tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh của bạn
Việc nghiên cứu marketing đối với đối thủ cạnh tranh rất quan trọng. Bạn cần chú ý như sau: Đó là cần tìm hiểu những thứ mà đối thủ có và đang thực hiện, để từ đó bạn có thể tìm những cơ hội chưa được khai thác tới. Bằng cách như vậy bạn sẽ hiểu sâu sắc hơn về các tài khoản truyền thông của đối thủ đưa ra.
Bạn cần làm gì đối với marketing strategy?
Cũng giống với kế hoạch kinh doanh, marketing strategy có khả năng linh hoạt và thay đổi để đạt hiệu quả cao. Hoạt động trong kinh doanh sẽ cần bạn liên tục đánh giá và điều chỉnh chiến lược marketing của bạn để phù hợp với nhu cầu trên thị trường kinh doanh. Để có thể tiếp cận và thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng thì bạn lưu ý cần linh hoạt trong những chiến dịch marketing của mình với góc nhìn tổng quan nhất. Có như vậy, doanh nghiệp của bạn mới có thể trụ vững và phát triển trên thị trường kinh doanh.
Tổng kết
Qua bài viết này của chúng tôi ngày hôm nay, rất hy vọng bạn đọc đã có thể hiểu và nắm bắt được marketing strategy là gì và một số thông tin liên quan về chiến lược marketing mà bạn cần biết thêm. Chúc các bạn một ngày vui vẻ!