meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Giải pháp để vực dậy cả trăm ngành nghề liên quan chính là "rã băng" thị trường bất động sản, khơi thông nguồn vốn

Thứ ba, 06/12/2022-10:12
Theo tìm hiểu, bất động sản đã đóng góp đến 11% GDP có sức ảnh hưởng chi phối đến hàng trăm ngành nghề. Khơi thông nguồn vốn bất động sản cũng là vực dậy 40 ngành nghề có liên quan trực tiếp và hàng trăm ngành nghề liên đới.

Hàng nghìn doanh nghiệp ở trên thị trường bất động sản rơi vào tình cảnh đói vốn

Theo Nhịp sống thị trường, đánh giá của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, thời điểm 3 tháng cuối năm luôn là mùa vụ được trông đợi nhất trong năm của thị trường bất động sản. Mặc dù vậy, năm nay bước vào quý 4 lại là thời điểm khó khăn nhất của doanh nghiệp bất động sản. 

Có hàng nghìn doanh nghiệp ở trên thị trường bất động sản đã rơi vào tình cảnh đói vốn và khó khăn chưa từng có. Cũng có nhiều doanh nghiệp buộc phải dừng, giãn, hoãn các dự án đang triển khai và thậm chí là sa thải từ 30 - 50% lực lượng lao động bởi vì thiếu vốn trong khi đó doanh thu sụt giảm bởi vì lãi suất tăng và dòng vốn tín dụng bị đóng băng cũng như dư nợ trái phiếu cao. 

Hiện nay, thị trường bất động sản là hàn thử biểu của nền kinh tế. Cánh chim báo bão đó là đầu vào của nhiều ngành nghề khác nhau. Không có đất và không có nhà thì các ngành như hạ tầng, thiết kế, vật tư và xây dựng, gốm sứ, thiết bị gia dụng, máy móc cơ điện,... cũng mất đi cơ hội phát triển. Hay thậm chí là các ngành tưởng chừng như không hề có liên quan như hội họa, điêu khắc cũng đang thịnh hành suy theo sức khỏe của thị trường bất động sản. Đó cũng chính là chưa kể đến sau lưng bất động sản còn có cả hệ thống tài chính. 


Hàng nghìn doanh nghiệp ở trên thị trường bất động sản rơi vào tình cảnh đói vốn
Hàng nghìn doanh nghiệp ở trên thị trường bất động sản rơi vào tình cảnh đói vốn

Có thể thấy, thị trường bất động sản đang trải qua thời kỳ khó khăn chồng chất. Và việc co hẹp nguồn vốn vào thị trường bất động sản cũng đã tạo nên khó khăn cho các chủ đầu tư trong quá trình triển khai dự án hay như người mua nhà. Chính vì thế mà giới chuyên gia cũng cho rằng cần phải có những chính sách đột phá khơi thông nguồn vốn cũng như vực dậy thị trường bất động sản. 

Giám đốc Cấp cao Savills Việt Nam - TS. Sử Ngọc Khương cũng đã chỉ ra rằng, vấn đề pháp lý và vốn đã khiến cho doanh nghiệp khó khăn. Và khi ngân hàng Nhà nước siết chặt cho vay cũng như kiểm soát chặt chẽ trái phiếu cũng đã gây ra khó khăn cho thị trường bất động sản. Chính vì thế mà cần sớm hỗ trợ cho doanh nghiệp với các dự án đã được triển khai, ngân hàng cũng đã thẩm định hồ sơ thì tiếp tục giải ngân. Và đối với những dự án đã đầy đủ các thủ tục về mặt pháp lý thì hiện cũng cần nguồn vốn để có thể phát triển thì cũng cần phải cấp vốn cho doanh nghiệp làm. 

Chuyên gia: Để giải được bài toán vốn cho doanh nghiệp cần phải thúc đẩy chương trình phục hồi kinh tế

Cũng cùng quan điểm, chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) - Tiến sĩ Cấn Văn Lực nói rằng để có thể giải được bài toán vốn cho doanh nghiệp thì cần phải thúc đẩy chương trình phục hồi kinh tế cũng như thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, nếu như làm được sẽ tạo ra cơ hội để có thể tháo gỡ cho thị trường bất động sản. 

Cũng theo ông Lực, với các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát ở mức thấp và tăng trưởng tốt, thu ngân sách khả quan thì các biện pháp hỗ trợ cho thị trường bất động sản khả thi, bao gồm cả việc nới trần tín dụng. 


Chuyên gia: Để giải được bài toán vốn cho doanh nghiệp cần phải thúc đẩy chương trình phục hồi kinh tế
Chuyên gia: Để giải được bài toán vốn cho doanh nghiệp cần phải thúc đẩy chương trình phục hồi kinh tế

Còn về vấn đề trái phiếu, chuyên gia kinh tế - TS. Nguyễn Trí Hiếu cũng đề ra một số giải pháp như đối với trái phiếu đang đến hạn trong năm nay và trong năm 2023 thì Chính phủ cũng cần có chương trình hoãn nợ cho các doanh nghiệp làm ăn bài bản cũng như đúng luật, Cũng theo đó là cần có chương trình cho vay đặc biệt là dành cho doanh nghiệp làm ăn chân chính. Theo đó thì nhà đầu tư cũng sẽ có lại niềm tin cũng như trở lại với thị trường vốn, đầu tư trở lại vào cổ phiếu, trái phiếu. Và đối với các quỹ phát triển, quỹ đầu tư cũng có lại được nguồn vốn để có thể hỗ trợ lại cho thị trường. 

TS. Nguyễn Trí Hiếu nhấn mạnh: "Những giải pháp này cũng cần phải được làm ngay từ đó sẽ giúp cho thị trường bất động sản, thị trường vốn cũng như thị trường trái phiếu có thể hồi phục vào giữa năm 2023 để chúng ta có thể tiếp tục vấn đề phát triển kinh tế". 

Ở góc độ khác, Chủ tịch VARS - ông Nguyễn Văn Đính cho rằng để cho người dân có thể giải quyết được nhu cầu cấp thiết về nhà ở thì cần phải khẩn trương xây dựng, giải pháp đa dạng nguồn vốn và có chính sách thúc đẩy hình thành các kênh dẫn vốn như các quỹ đầu tư, tín thác hay quỹ mua nhà ở cho người lao động,... khơi thông được nguồn vốn cho lĩnh vực kinh doanh bất động sản từ đó để cho các dự án được triển khai một cách liền mạch và giảm sức ép lên thị trường. Các chủ đầu tư uy tín cũng cần được tạo điều kiện hoãn nợ cũng như hỗ trợ vay vốn ưu đãi.

Cũng theo ông Nguyễn Văn Đính thì đối với gói hỗ trợ lãi suất 2% được triển khai theo đúng Nghị định 31 của Chính phủ và Thông tư 03 của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, các cơ quan quản lý nhà nước cũng cần phải có phương án để có thể phân bổ công bằng đối với những dự án đã hoàn thiện  và các dự án nhà ở xã hội đồng thời cũng không nên dễ dãi đưa vào những hoạt động không mang đến lợi ích thiết thực cho xã hội. 


Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Ông Đính nhận định rằng: “Cần đẩy nhanh hơn về tiến độ chỉnh sửa luật và nội dung sửa cũng cần bám sát thực tế, phải thực sự tháo gỡ được điểm nghẽn đang hiện hữu. Song song với đó, quá trình sửa luật cũng cần thường xuyên được cập nhật, công khai để cho xã hội nắm bắt từ đó củng cố niềm tin cho thị trường, nhà đầu tư". 

Khi nhìn sang thị trường Trung Quốc, giới chuyên gia cho rằng thị trường bất động sản nước này cũng đã rơi vào hoàn cảnh khó khăn tương tự. Mặc dù vậy thì những động thái gần đây của Trung Quốc, đáng chú ý là khi 6 ngân hàng lớn bắt tay để có thể bơm khoảng 140 tỷ USD ra thị trường cũng được cho là tích cực để có thể vực dậy một trong những đầu kéo quan trọng của nền kinh tế đó là bất động sản.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

1 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

3 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

4 ngày trước