Giá xăng tiếp tục giảm sốc 3.600 đồng/lít, xuống mốc 25.000 đồng
BÀI LIÊN QUAN
Giá xăng dầu vẫn ở mức cao, đề xuất bỏ Quỹ bình ổn giá xăng dầu ngày càng “nóng” Giá xăng tăng gấp 10 lần tại Trung Quốc, người dân đối phó ra sao?Lạm phát tại Mỹ có hy vọng hạ nhiệt vì giá xăng liên tục đi xuốngChiều nay ngày 21/7 là kỳ tiếp theo liên Bộ Tài chính - Công Thương tiến hành điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu trong nước theo chu kỳ 10 ngày một lần. Trong kỳ điều chỉnh giá này, giá xăng xăng E5 RON 92 giảm 2.710 đồng/lít, xuống còn 25.070 đồng/lít. Trong khi đó, giá xăng RON 95 được điều chỉnh giảm 3.600 đồng/lít, xuống còn 26.070 đồng/lít.
Đáng chú ý, trong kỳ điều hành giá xăng dầu lần này, giá bán đối với mặt hàng dầu cũng giảm mạnh. Cụ thể, dầu diesel giảm hơn 1.000 đồng/lít còn 25.200 đồng/lít, dầu hỏa còn 25.240 đồng/lít...
Như vậy, đây là lần giảm thứ 3 sau bảy lần tăng liên tiếp của giá xăng, dầu. Tính đến nay, giá mặt hàng này đã trải qua 19 lần điều chỉnh giá, trong đó có 13 lần tăng và 6 lần giảm. Thời điểm hiện tại, giá xăng E5 RON 92 và RON 95 trong nước đã xuống quanh mức 25.000-26.000 đồng/lít, tương đương mức giá vào cuối tháng 2 năm nay.
Ở kỳ điều chỉnh lần này, liên Bộ Tài chính - Công Thương trích lập quỹ bình ổn giá đối với mặt hàng xăng ở mức 950 đồng/lít, dầu diesel 550 đồng/lít, dầu mazut 950 đồng/kg và dầu hỏa 500 đồng/lít.
Trong Nghị quyết 85 vừa ban hành ngày 18/7, Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương báo cáo Chính phủ, cấp có thẩm quyền về phương án điều chỉnh, giảm các loại thuế đối với xăng dầu theo quy định.
Theo dữ liệu của Trading Economics sáng 21/7 (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô Brent tiêu chuẩn toàn cầu và giá dầu WTI lần lượt là 106, 23 USD/thùng và 99,1 USD/thùng.
Gần đây, giá dầu thô thế giới đã trở lại đà tăng sau nhiều ngày lao dốc mạnh do nỗi sợ suy thoái. Chính vì thế, rất nhiều chuyên gia đã tỏ ra vô cùng lo ngại về nguồn cung thắt chặt đã trở lại chi phối thị trường. Theo chuyên gia tài chính Jeffrey Halley tại hãng tư vấn Asia Pacific Oanda (có trụ sở ở Singapore), thị trường dầu toàn cầu thời điểm hiện tại đang dồn chú ý vào việc nối lại dòng chảy khí đốt từ Nga sang châu u. Đợt bảo trì của đường ống Nord Stream 1 dự kiến kết thúc vào ngày 21/7.
Cụ thể, chuyên gia tài chính Jeffrey Halley dự báo: “Tình trạng khan hiếm trên thực tế vẫn hỗ trợ giá dầu. Nếu Nga không nối lại dòng chảy khí đốt sang châu u vào cuối tuần, giá dầu thô Brent có thể một lần nữa trở lại gần 110 USD/thùng”.