Giá xăng dầu tiếp tục tăng cao đẩy các doanh nghiệp vận tải rơi vào thế khó
BÀI LIÊN QUAN
Nền kinh tế lớn nhất châu Âu cảnh báo nghiêm trọng nếu Nga dừng cung cấp khí đốt hoàn toànBão giá "gõ cửa" từ nhà đến chợ, ngấm từ dân công sở đến tài xế lái xe: Thực phẩm tăng, vé xe tăng đến tô bún ăn sáng cũng tăng giáCổ phiếu dầu khí “cắm đầu”, tiền “lom dom” bắt đáyTheo TTXVN, ông Khúc Hữu Thanh Hải, Giám đốc Công ty cổ phần Vận tải Thương mại và Dịch vụ Đất cảng thì doanh nghiệp vận tải trong thời điểm này không chạy thì "chết" ngay lập tức, mà tiếp tục chạy thì "chết" từ từ. Doanh nghiệp của ông đang sở hữu khoảng 200 đầu xe nhưng hiện tại chỉ hoạt động với công suất 50%.
Giá nhiên liệu ngày một tăng cao khiến cho các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Sau đại dịch Covid-19, doanh nghiệp vận tải còn chưa kịp hồi phục đã phải gánh thêm chi phí tăng cao do giá nhiên liệu.
"Cả trăm con xe của chúng tôi đang nằm bãi vì không có khách hoặc không có hàng hóa để vận chuyển, trong khi các chi phí tiền lãi ngân hàng, bến bãi, bảo trì... hàng ngày vẫn phải gồng gánh", ông Hải buồn lòng than thở.
Hiện nay, giá nhiên liệu trong và ngoài nước tăng cao kỷ lục vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khiến cho việc kinh doanh của các doanh nghiệp khó càng thêm khó. Trên thực tế, chi phí cho nhiên liệu chiếm tỷ lệ khá cao trong cơ cấu tạo nên giá thành của vận tải đường bộ.
Ở thời điểm hiện tại, chi phí cho một chiếc xe tuyến cố định thì xăng dầu chiếm đến 40%, ngoài ra doanh nghiệp vận tải còn phải chịu thêm nhiều chi phí khác bao gồm: phí xuất bến, phí cao tốc, phí bảo trì đường bộ và phí để trả ngân tiền lãi ngân hàng.
Theo tính toán, một chuyến xe khách đi từ Hà Nội về Hải Phòng thì tổng chi phí lên đến 4,5 triệu đồng đó chỉ tính riêng tiền nhiên liệu đã rơi vào khoảng 3 triệu đồng, cộng với chi phí 2 đầu xuất bến và phí cao tốc, tiền lãi của công lái và phụ xe.
Giống như hầu hết các doanh nghiệp vận tải khác đang vật lộn giữa "cơn báo giá" xăng dầu, công ty của ông Hải và nhiều doanh nghiệp vận tải đang ở trong tình trạng như "cá bơi trên cạn" mà không có giải pháp tối ưu nào để xử lý.
"Bản thân doanh nghiệp cũng đã nỗ lực để tái cấu trúc, xin tạm ngừng hoạt động một số tuyến cố định và chuyển sang làm dịch vụ cho thuê xe du lịch nhằm cắt giảm chi phí, giảm bù lỗ trong khi chờ đợi nhiên liệu hạ nhiệt... Tuy nhiên, cũng có cứu vãn được tình thế để có thể duy trì hoạt động của doanh nghiệp", ông Hải cho hay.
Ông Hải còn đề xuất, trong thời gian tới, giá xăng dầu có thế tiếp tục tăng cao. Do đó, các bộ, ngành liên quan nên tính toán đến những giải pháp căn cơ, lâu dài hơn.
Cụ thể như Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các ngân hàng thương mại có thể tiếp tục chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp vận tải vay vốn theo hình thức tín chấp theo gói vay ngắn hạn với lãi suất ưu đãi để các doanh nghiệp này có tiền để trả lương cho người lao động và quay vòng vốn.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp vận tải cũng nên câu cấu lại hoạt động của mình, tăng cường liên kết chặt chẽ trong các hiệp hội vận tải để có thể tạo lập nên một mặt bằng giá cước phù hợp, tăng tỷ lệ hàng hóa vận tải ở cả hai chiều. Đồng thời, nhanh chóng ứng dụng chuyển đổi số để có thể liên thông hệ thống điều phối logistics, hạn chế việc giao nhận hàng hóa rải rải làm tăng chi phí nhiên liệu.
Không chỉ các doanh nghiệp mà người dân cũng phàn nàn về giá nhiên liệu, anh Trần Ngọc Quang, trú tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đau đầu vì giá xăng dầu tăng kỷ lục trong khi phải di chuyển trong ngày từ 65-80mk từ nhà tới chỗ làm. Nếu như trước đây, khoảng 5 ngày thì anh mới phải đổ xăng nhưng thời gian gần đây cứ 3 ngày phải làm việc đó.
Trong bối cảnh lương không đổi, việc kinh doanh ngày một khó khăn do thị trường vẫn đang trì trệ sau đại dịch Covid-19, anh Quang cho rằng đời sống của người dân đang bị ảnh hưởng lớn do giá xăng dầu tăng khiến cho việc đi lại đến vận chuyển hàng hóa tiêu dùng tới lương thực, thực phẩm... đều có xu hướng tăng giá, theo thang cùng với đà tăng của xăng dầu.
Chia sẻ với các doanh nghiệp trong ngành vận tải, ông Nguyễn Công Hùng, Chủ tịch Hiệp hội Taxi Hà Nội đề xuất Chính phủ sớm có quyết định cho các doanh nghiệp tạm dừng đóng Quỹ bảo vệ môi trường đến hết ngày 31/12/2022. Cùng với đó là các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp cần phải mạnh mẽ và sát sườn hơn đối với hoạt động vận tải mới có thể giúp doanh nghiệp nhanh chóng hồi phục.
"Đồng bộ hóa các chính sách hiện có nhằm mục tiêu góp phần hỗ trợ khôi phục sản xuất. Với diễn biến giá xăng ngày một tăng, có thể không tạo ra sự đồng bộ, dẫn đến làm đứt gãy chuỗi khôi phục sản xuất", ông Hùng nhấn mạnh.
Được biết, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cũng có văn bản đồng tình với đề xuất của Bộ tài chính về việc giảm các nghĩa vụ thuế các mặt hàng xăng dầu để có thể đáp ứng được mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế, đồng thời góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp và hồi phục nền kinh tế trong giai đoạn này.
VCCI cũng đánh giá những ưu điểm của việc cắt giảm thuế môi trường đối với những mặt hàng xăng dầu có thể thực hiện ngay trong tháng 7 tới, bởi đây là vấn đề thuộc thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
VCCI nêu quan điểm: "Mức giảm thuế như đề xuất của Bộ Tài chính là hợp lý vì đây là vấn đề thuộc thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Nếu lựa chọn các loại thuế khác như thuế giá trị gia tăng hoặc thuế tiêu thụ đặc biệt thì phải đợi đến Kỳ họp quốc hội gần nhất vào cuối năm 2022. Như vậy, sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô hiện nay".