Áp lực xăng tăng nhưng doanh nghiệp vận tải vẫn duy trì giá cước cũ
Bỏ thì thương, vương thì tội
Theo VOV, anh Nguyễn Hữu H. - Quản lý xe khách của một đơn vị vận tải chạy tuyến Thừa Thiên - Huế đi TP. Hải Phòng chia sẻ: "Thời gian qua, dù dịch bệnh cơ bản đã được kiểm soát, các hoạt động sản xuất kinh doanh cũng hồi phục và đi vào trạng thái bình thường. Tuy nhiên ngay sau đó lại vướng vào thực trạng giá xăng dầu toàn cầu tăng vọt, vận tải hành khách thu không đủ chi".
Như những năm trước đây, vào thời điểm tháng 5, tháng 6 sẽ nhộn nhịp hoạt động vận tải hành khách tại Bến xe phía Nam tỉnh Thừa Thiên - Huế. Như trước đây, khách ra vào bến nườm nượp, nhất là với các chuyến xe đi miền Nam.
Thuế, phí đang tạo “gánh nặng” cho giá xăng
Với việc liên tiếp tăng giá từ đầu năm tới nay, mặt hàng xăng, dầu đã thiết lập kỷ lục mới về giá. Một trong những nguyên nhân khiến giá xăng cao ngất ngưởng như hiện nay là do phải cõng quá nhiều loại thuế, phí.Giá cước taxi có thể tăng nếu xăng không giảm nhiệt
Trong khi các doanh nghiệp taxi vẫn đang đối mặt với loạt khó khăn vì dịch bệnh thì giá xăng dầu thế giới và Việt Nam tiếp tục tăng chóng mặt. Đứng trước tình hình này, đại diện một số hãng taxi đã đưa ra phương án có thể sẽ tăng giá cước trong thời gian tới nếu thị trường xăng dầu không hạ nhiệt.Công ty Cổ phần Bến xe Huế cho biết, giai đoạn trước đại dịch Covid - 19, trung bình có hơn 130 đầu xe xuất bến mỗi ngày đi các tỉnh miền Nam. Còn hiện nay, chỉ khoảng 80 - 90 đầu xe xuất bến, trong đó đã gồm cả những tuyến vận chuyển hành khách đi các tỉnh miền Nam và tuyến xe bus liền kề Huế - Đà Nẵng.
Theo doanh nghiệp giải thích, do giá xăng dầu hiện đã tăng đạt đỉnh, nhiều đơn vị vận tải thu không đủ bù chi, các hoạt động hiện rất cầm chừng để chờ Nhà nước ra cơ chế, chính sách hỗ trợ.
"Trước đây, chúng tôi có 20 đầu xe chạy tuyến Huế - TP. Hồ Chí Minh nhưng hiện tại chỉ có khoảng 8 - 9 đầu xe. Đồng thời phải bán bớt xe để thu vào một ít vốn, phần để trả lãi ngân hàng, còn lại sử dụng để tu sửa xe. Vẫn biết là khó khăn bủa vây nhưng giờ "bỏ thì thương, vương thì tội"" - Người này chia sẻ.
Duy trì giá cước
Chi phí xăng dầu thông thường chỉ chiếm khoảng 40% cơ cấu giá thành vận tải nhưng nay tỷ lệ này đã nâng lên khoảng 80% vì giá xăng đã vượt mốc 33.000 đồng/lít. Trước bối cảnh giá nhiên liệu đang tăng quá cao thì các doanh nghiệp vận tải có thể cầm cự hòa được là rất may mắn, chủ yếu là để duy trì các mối làm ăn hay lốt tuyến bến xe khách.
Ông Hoàng Tuấn Anh - Giám đốc công ty vận tải Phú Anh cho hay: "Các đơn doanh nghiệp khác trong nước đều gặp khó nên chúng tôi không thể tăng giá cước vận tải. Tất cả đều trong hoàn cảnh tiến thoái lưỡng nan và chỉ mong Nhà nước hỗ trợ nhanh chóng. Hàng ít thì xe ít, nhưng phí đường bộ mỗi năm vẫn đóng đủ 18 triệu đồng/xe, bên cạnh là các loại bảo hiểm khác. Hiện giờ vận tải trên đường còn phải đóng nhiều phí đường bộ. Tôi nghĩ Nhà nước nên hỗ trợ kịp thời cho các doanh nghiệp để vượt qua được khoảng thời gian này".
Kể từ đầu năm 2022, giá xăng dầu trong nước đã điều chỉnh giảm có 3 lần nhưng tăng tới 12 lần. Các doanh nghiệp taxi trong nước chỉ có 2 lựa chọn là tăng giá cước hoặc phải chịu lỗ. Với việc tăng giá cước thì tăng như thế nào để hợp lý lại là vấn đề khiến các doanh nghiệp phải đau đầu giải quyết. Trong đó, khó khăn nhất là lái xe taxi chạy khoán, taxi công nghệ. Bởi khi giá nhiên liệu tăng cao cùng hàng loạt phí phải trả khác mà vẫn phải đóng 30% cho doanh nghiệp, như vậy lái xe càng chạy càng lỗ.
Theo ông Nguyễn Công Hùng - Giám đốc Mai Linh vùng I, Chủ tịch Hiệp hội taxi Hà Nội, nếu không tăng giá cước thì doanh nghiệp phải hỗ trợ tiền xăng xe cho các lái, nếu không họ sẽ nghỉ việc một loạt.
"Lộ trình cơ cấu giá cước chúng tôi đang tính toán để cho phù hợp. Hiện giá cước TP.HCM và Đà Nẵng đang cao hơn từ 1.000 - 1.500 đồng/km. Chúng tôi đang cùng các doanh nghiệp điều chỉnh giá cho phù hợp các thành phố trung ương" - Ông Hùng chia sẻ.
Xăng dầu chỉ chiếm khoảng 2- 3% chi phí của toàn nền kinh tế đất nước, nhưng lại tác động mạnh mẽ tới mọi lĩnh vực, hoạt động kinh tế, đặc biệt là đối với những người có thu nhập thấp. Một khi xăng tăng giá sẽ kéo theo các loại hàng hóa, nguyên liệu đầu vào cũng tăng theo và gây áp lực lớn cho các doanh nghiệp. Từ đó ảnh hưởng nặng nề tới tiến độ hồi phục sản xuất, xuất nhập khẩu hàng hóa hậu Covid - 19. Những lịch vực chịu ảnh hưởng lớn nhất từ việc giá xăng dầu tăng là vận tải, logistics, đánh bắt cá xa bờ và nông nghiệp.
Ông Bùi Danh Liên - Phó Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội cho rằng: "Rất nhiều giải pháp đã được xem đến, các giải pháp đó tác động lên giá xăng dầu cũng chẳng được bao nhiêu. Đến lúc này Nhà nước cần có gói hỗ trợ xăng dầu thì mới hỗ trợ được giá xăng dầu và sản xuất mới ổn định".
Vừa qua, nghị quyết của Bộ Tài giảm thuế bảo vệ môi trường xăng dầu từ 500 - 1.000 đồng/lít đã mang tới tín hiệu tích cực cho việc hỗ trợ giá nhiên liệu trong nước vào giai đoạn khó khăn như hiện nay. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, giá xăng dầu sẽ chưa dừng lại mà còn tiếp tục tăng trong giai đoạn tới. Quỹ bình ổn sẽ không gánh được quá lâu khi giá xăng dầu trên thế giới tăng mạnh.
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong đã đề xuất một số giải pháp, bên cạnh việc Chính phủ đã hỗ trợ giá nhiên liệu, thì các doanh nghiệp ngành khác cũng cần nỗ lực, chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp vận tải và người lao động. "Vai trò của Nhà nước tiếp tục đa dạng hóa nguồn cung với nguồn cung giá rẻ, tìm cách tiếp cận nguồn cung giá rẻ. Tiếp tục tăng nguồn cung trong nước trên cơ sở phục hồi công suất nhà máy Nghi Sơn và các đơn vị khác. Tiếp tục quản lý tốt thị trường, nếu tăng nữa xem xét giảm thêm một số khoản thu ngân sách".