Giá thép trong nước giảm lần thứ 8 liên tiếp, giảm tới 360.000 đồng/tấn
BÀI LIÊN QUAN
Sau 6 đợt giảm liên tiếp, giá thép xây dựng tụt xuống còn khoảng 17 triệu đồng/tấnGiá thép trong nước tiếp tục giảm hơn 300.000 đồng/tấn, ghi nhận lần giảm thứ 5 liên tiếp chỉ trong 3 tuầnGiá thép trong nước giảm lần thứ 2 liên tiếp trong nửa thángVào ngày 9/7, nhiều doanh nghiệp thép đã tiếp tục hạ giá sản phẩm với mức giảm lên đến 360.000 đồng/tấn. Trong đợt điều chỉnh này thì đây là lần giảm thứ 8 liên tiếp kể từ ngày 11/5.
Cụ thể, tại khu vực miền Bắc, Hòa Phát đã tiến hành điều chỉnh giảm 360.000 đồng/tấn và 200.000 đồng/tấn đối với mặt hàng thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300. Sau quá trình điều chỉnh, giá của hai loại này còn 16,24 triệu đồng/tấn và 16,6 triệu đồng/tấn. Đối với mặt hàng thép Việt Ý, CB240 và D10 CB300 ghi nhận giảm lần lượt là 200.000 đồng/tấn và 210.000 đồng/tấn xuống chỉ còn 16,16 triệu đồng/tấn và 16,56 triệu đồng/tấn. Còn đối với thép Việt Đức, hai loại thép trên đã giảm lần lượt là 300.000 đồng/tấn và 190.000 đồng/tấn chỉ còn 16,06 triệu đồng/tấn và 16,51 triệu đồng/tấn.
Giá thép đi xuống, SSI Research hạ dự báo lợi nhuận của hàng loạt "ông lớn" ngành thép như của Hòa Phát, Hoa Sen, Nam Kim
Sau khi lập kỷ lục vào năm 2021, SSI Research nhận định lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp thép như Hòa Phát, Hoa Sen và Nam Kim trong năm nay sẽ đi xuống do thị trường xuất khẩu ngày càng yếu đi cộng thêm giá thép đang suy giảm.Giảm đợt thứ 7 liên tiếp, giá thép xây dựng hiện tại đang nằm ở mức nào?
Sau 7 đợt giảm giá liên tiếp, giá thép xây dựng đã tụt xuống còn 16,3-17,2 triệu đồng/tấn tùy thuộc vào chủng loại và thương hiệu.Với mặt hàng thép Kyoei, giá ngày 10/7 là 16,06 triệu đồng/tấn và 16,46 triệu đồng/tấn đối với thép CB240 và D10 CB300 sau khi ghi nhận giảm 200.000 đồng/tấn và 140.000 đồng/tấn theo thứ tự. Như thế, trong thời gian 2 tháng thì giá thép đã ghi nhận lần giảm thứ 8 với tổng mức giá đến hơn 3 triệu đồng/tấn tùy thuộc vào từng thương hiệu và từng loại thép.
Trong báo cáo mới đây nhất của SSI Research thì nhu cầu thép ở trong nước giảm khoảng 6% so với cùng kỳ trong 5 tháng đầu năm 2022. Và sau khi tăng 15% trong quý 1 bởi nhu cầu bị dồn nén thì sản lượng tiêu thụ thép thành phẩm ở trong nước (đã bao gồm thép xây dựng, thép ống) trong tháng 4 và tháng 5 ghi nhận đã giảm xuống khoảng 32% so với cùng kỳ năm trước.
Lý giải về giá thép trong nước quay đầu giảm mạnh sau thời gian tăng nóng được cho là giá phôi thép cùng nguyên vật liệu đầu vào có xu hướng đi xuống. Có thể thấy, giá nguyên vật liệu trong sản xuất thép liên tục giảm từ cuối tháng 3 đến nay cũng đã khiến cho thị trường thép có sự chững lại.
Chuyên gia của SSI Research cho hay, nhu cầu yếu hơn đáng kể có thể là do sự kết hợp từ ba yếu tố là giá thép cao, sự gia tăng chi phí của các chi phí vật liệu xây dựng khác cũng đã khiến cho hoạt động xây dựng bị đình trệ. Ngoài ra, lo ngại về giá thép tạo đỉnh cũng khiến cho các nhà phân phối tạm dừng việc dự trữ hàng tồn kho. Hơn thế, các chính sách quản lý cũng siết chặt hơn dòng vốn vào lĩnh vực bất động sản cũng ảnh hưởng đến nhu cầu cũng như giá thép.