Giá thép trong nước giảm lần thứ 2 liên tiếp trong nửa tháng
BÀI LIÊN QUAN
Cổ phiếu chu kỳ của chứng khoán Việt Nam diễn biến như thế nào khi nhìn từ mức PE 2-4 lần của nhóm thép?Cổ phiếu ngành thép đồng loạt giảm mạnh sau trần tình của tỷ phú Trần Đình LongGiá thép trong nước đồng loạt "hạ nhiệt" sau đà tăng liên tiếp từ đầu năm 2022Theo Vietnamnet.vn, tại khu vực phía Bắc, Tập đoàn Thép Hòa Phát đã thực hiện giảm giá 210.000 đồng/ tấn đối với thép CB240, sau khi giảm giá bán loại thép này là 17,64 triệu đồng/tấn. Đối với thép D10 CB300 của doanh nghiệp này cũng giảm 270.000 đồng/tấn, giá bán sau khi giảm là 18,01 triệu đồng/tấn. Tại khu vực phía nam, giá thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300 của Tập đoàn Thép Hòa Phát cũng được giảm 370.000 đồng/tấn. Giá bán của 2 loại thép này sau khi giảm lần lượt là 17,56 triệu đồng/tấn và 17,91 triệu đồng/tấn.
Tương tự, thương hiệu thép Kyoei cũng đã công bố giá thép mới sau khi giảm. Tại khu vực phía Bắc, doanh nghiệp giảm 500.000 đồng/tấn đối với thép CB240, giá sau khi giảm còn 17,57 triệu đồng/tấn. Thép D10 CB300 giảm 390.000 đồng/tấn, giá sau khi giảm còn 17,88 triệu đồng/tấn. Tại khu vực miền Nam giá của 2 loại thép này cũng giảm lần lượt là 470.000 đồng/tấn và 370.000 đồng/tấn, xuống còn 17,56 triệu đồng/tấn và 17,91 triệu đồng/tấn.
Không nằm ngoài xu hướng giảm giá, Công ty CP Thép Việt Ý đã công bố hạ giá bán đối với thép CB240 là 410.000 đồng/tấn, giá bán xuống còn 17,57 triệu đồng/tấn. Thép D10 CB3000 giảm 300.000 đồng/tấn, giá sau khi giảm còn 17,39 triệu đồng/tấn.
Thép Việt Đức giảm 490.000 đồng/tấn đối với thép cuộn CB240, giá bán xuống còn 17,32 triệu đồng/tấn. Đối với thép thanh vằn D10 CB300 giảm 390.000 đồng/tấn, giá giảm xuống còn 17,98 triệu đồng/tấn.
Thương hiệu Thép miền Nam cũng điều chỉnh giảm 410.000 đồng/tấn đối với CB240, giá còn 17,57 triệu đồng/tấn. Đối với thép D10 CB300 giảm 300.000 đồng/tấn, giá bán còn 17,88 triệu đồng/tấn.
Lần giảm giá vào ngày 27/5 này là lần thứ 2 liên tiếp trong hơn 2 tuần qua. Trước đó, vào ngày 17/5, hàng loạt doanh nghiệp thép cũng đã hạ mức giá bán từ 300.000 - 450.000 đồng/tấn. Như vậy, chỉ chưa đầy nửa tháng, giá thép trong nước đã giảm tới gần 1 triệu đồng/tấn.
Từ đầu năm 2022 tới nay, thép xây dựng trong nước đã trải qua 10 lần điều chỉnh giá. Trong đó có 7 lần tăng giá và 3 lần giảm giá. Giá thép đã thấp hơn 1-1,5 triệu đồng/tấn tùy loại so với đầu tháng 5/2022. Trong đó, thép CB240 của Hòa Phát tại miền Bắc giảm mạnh nhất, giảm 1,48 triệu đồng/tấn; tiếp theo là thép CB240 của Thép Miền Nam giảm 1,42 triệu đồng/tấn; còn thép CB240 của Việt Ý giảm 1,32 triệu đồng/tấn.
Được biết, nguyên nhân giá thép trong nước liên tục giảm mạnh sau thời gian tăng giá “lập đỉnh” là do giá phôi thép và nguyên vật liệu đầu vào có xu hướng đi xuống. Từ cuối tháng 3 đến nay, giá nguyên vật liệu cho sản xuất thép liên tục giảm từ cuối khiến thị trường thép chững lại.
Tại Trung Quốc với chính sách “zero covid” khiến nhu cầu thép của quốc gia này giảm mạnh. Khiến giá thép tại đây giảm 5% so với đầu tháng 5/2022, hiện đang ở mức 796 USD/tấn. Trong khi đó, Trung Quốc lại là thị trường có tiêu thụ thép lớn nhất thế giới, điều này đã dẫn đến sự suy giảm nhu cầu cầu tiêu thụ thép trên thế giới. Nhu cầu giảm, giá nguyên liệu đầu vào hạ nhiệt đã tạo áp lực lên giá thép trong xây dựng trong nước.
Như vậy, với việc giá thép trong nước giảm sẽ có thể kéo theo việc một số loại vật liệu khác trong xây dựng cũng sẽ hạ nhiệt. Điều này sẽ giúp các công ty xây dựng, công trình thi công sẽ giảm áp lực về chi phí như trong thời gian vừa qua.