Giá phòng khách sạn tại hai Thành phố lớn của Việt Nam tăng mạnh
Khách sạn TP. HCM có đà phục hồi mạnh mẽ
Theo báo cáo thị trường khách sạn tại TP. Hồ Chí Minh của Savills Việt Nam, các khách sạn 4 - 5 sao trên địa bàn có tốc độ phục hồi mạnh so với đợt đỉnh dịch vào năm ngoái. Trong quý III, tỷ lệ lấp đầy phòng khách sạn trên toàn thành phố bình quân là 58%, tăng 19% so với quý trước. Giá phòng bình quân đạt 1,7 triệu đồng/phòng/đêm, tăng 22% theo quý và 50% theo năm.
Homestay khác gì khách sạn? Cách phân biệt 2 khái niệm này đơn giản
Homestay hiện đang là mô hình lưu trú được nhiều người lựa chọn do tính tự chủ cũng như mức giá hợp lý mà vẫn có được sự thoải mái và tiện nghi như với khách sạn. Vậy homestay là gì? Homestay có điểm gì khác biệt so với khách sạn? Bài viết sau sẽ giúp bạn có thêm thông tin về Homestay.Assignment là gì? Tìm hiểu assignment trong lĩnh vực khách sạn
Assignment là một thuật ngữ mang nhiều tầng ý nghĩa khác nhau. Đặc biệt, trong lĩnh vực khách sạn, thuật ngữ này rất phổ biến. Vậy Assignment là gì? Công việc của một Assignment trong khách sạn bao gồm những gì? Cùng tìm hiểu rõ hơn về thuật ngữ đặc biệt này qua bài viết dưới đây nhé."Khách sạn ngàn sao" giá gần 8 triệu vnđ/đêm ở Thụy Sĩ
rank và Patrik Riklin là hai anh em xây dựng nên dự án khách sạn “ngàn sao” độc nhất vô nhị ở Thụy Sĩ, khiến tất cả phải tròn mắt kinh ngạc. Ý tưởng xuất phát từ mong muốn thay đổi quan niệm về khách sạn truyền thống và muốn tập trung vào trải nghiệm của khách du lịch. Khách sạn không có tường, không mái che, chiêm ngưỡng toàn bộ bầu trời ngàn sao ở Thuỵ Sĩ có giá một đêm là 338 USD/ phòng (tương đương khoảng 7,8 triệu đồng).Trong quý vừa qua, các khách sạn từ 2 - 3 sao có mức giá thuê phòng tăng 10 - 15% so với quý trước. Những khách sạn 2 sao xung quanh chợ Bến Thành và khu vực Nguyễn Thái Học, Phạm Ngũ Lão quận 1 có giá phòng khoảng 22 - 25 USD/phòng/đêm kể từ cuối tháng 9 tới nay, trong khi quý II chỉ từ 18 - 20 USD/phòng/đêm. Nhiều khách sạn 3 sao có giá niêm yết là 30 - 40 USD/phòng/đêm trở lên, tức tăng khoảng 12 - 15% so với quý trước.
Các khách sạn 3 sao dọc tuyến đường Lý Tự Trọng, Lê Thánh Tôn cũng tăng lên 15% so với giữa năm. Xung quanh khu Phú Nhuận, gần sân bay Tân Sơn Nhất có giá phòng khách sạn 2 - 3 sao bình quân là 650.000 - 800.000 đồng/phòng/đêm trong quý III.
Theo Savills, TP. HCM luôn là điểm đến đông đúc, với 10 triệu lượt khách nội địa, tăng 69% theo quý, chiếm tới 45% lượng khách toàn quốc. Trong quý III, thành phố cũng đón 1,6 triệu lượt khách quốc tế, tăng 240% theo quý.
Nguồn cung phòng khách sạn tại TP. HCM có đà phục hồi rất tốt, tăng 49% theo năm khi có 15.500 phòng đến từ 110 dự án. Bên cạnh đó, hai khách sạn 4 sao và 3 khách sạn 3 sao đã được mở cửa. Tại quận 1 có dự án khách sạn 5 sao Fusion Original quy mô 146 phòng, trong quý cuối năm sẽ có thêm dự 312 phòng từ dự án Hilton Saigon.
Đơn vị này đánh giá, trong dịp cuối năm nay, TP. HCM kỳ vọng sẽ có thêm 20 triệu lượt khách, gồm cả 2 triệu khách nước ngoài nhờ Triển lãm Du lịch Quốc tế TP. Hồ Chí Minh 2022 và MICE (du lịch hội nghị). Từ đó thị trường khách sạn cao cấp dự kiến tiếp tục khởi sắc.
Chủ tịch North Stars Asia - Ông Bryan Trang nhìn nhận quý IV/2022 sẽ là mùa cao điểm du lịch của thành phố. Lượng khách quốc tế sẽ tăng mạnh nhất vào quý cuối năm. Nhất là sau đại dịch Covid - 19, lượng khách du lịch tới thành phố đang lấy lại đà hồi phục.
Ông Bryan Trang dự báo về những tháng cuối năm nay, thị trường khách sạn sẽ hưởng lợi lớn từ việc TP. HCM bước vào mùa lễ hội, đây cũng là cao điểm du lịch trong năm. Do đó, khách quốc tế tới thành phố trong quý cuối sẽ bứt phá, khinhu cầu phòng khách sạn tăng cao, giá thuê có thể tiếp tục leo thang.
Khách sạn Hà Nội “ế” nhưng vẫn tăng giá
Báo cáo của Savills Việt Nam cho biết, so với quý II - thời điểm Hà Nội tổ chức SEA Games 31 thì trong quý III, lượng khách tới Thủ đô giảm tới 7,5%, tương đương 5,2 triệu người. Doanh thu du lịch trong quý vừa qua giảm 19% so với quý II, chỉ đạt 14.000 tỷ đồng.
Tuy nhiên, trong dịp nghỉ lễ Quốc khánh 4 ngày thì có hơn 420.000 lượt khách tới Hà Nội. Trong 6 tháng đầu năm, Hà Nội đã đón gần 481.000 lượt khách nước ngoài. Tuy nhiên đây vẫn là một con số thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2019 với 1,9 triệu lượt.
Trong báo cáo của Savills chỉ ra, số lượng khách du lịch đã tăng trở lại, công suất phòng khách sạn Hà Nội tăng 25% so với cùng kỳ, nhưng giảm 1% so với quý II, đạt mức bình quân 42%. Trung bình giá thuê phòng khách sạn tại Hà Nội ở mức 2,2 triệu đồng/phòng/đêm, tăng 10% theo quý và 30% theo năm.
Ông Đỗ Quân - Quản lý chuỗi khách sạn 3 sao nằm trong khu vực phố cổ chia sẻ: “Tuy số lượng khách du lịch đã tăng lên, nhưng so với mặt bằng chung trước dịch thì vẫn thấp, tỷ lệ lấp đầy chỉ đạt 50%”.
Bên cạnh đó, các khách sạn còn phải đối mặt với tình trạng thiếu nhân lực phục vụ vào các đợt cao điểm. “Sau dịch, nhiều người làm khách sạn trước đó đã chuyển sang một công việc khác, hiện họ vẫn chưa muốn quay lại công việc cũ. Vì vậy, chúng tôi khá khó khăn trong việc tuyển nhân sự” - Ông Quân nói.
Theo vị quản lý này, hiện tại đã qua thời điểm du lịch nội địa, trong thời gian tới có thể lượng khách trong nước sẽ giảm so với những quý trước. Tuy nhiên, cuối năm lại thường là cao điểm du lịch quốc tế, do đó khả năng cao là khách sạn sẽ hưởng lợi từ khách nước ngoài.
“Thông thường, cuối năm sẽ là cao điểm du lịch quốc tế, nhất là khách tới từ các nước châu u, châu Mỹ rất nhiều. Tuy nhiên, trước những biến động khó lường của thế giới, suy thoái kinh tế toàn cầu thì có thể lượng khách nước ngoài tới Việt Nam sẽ thấp hơn kỳ vọng” - Ông Quân cho hay.
Ông Matthew Powel - Giám đốc Savills Hà Nội nhìn nhận, du lịch quốc tế đang được cải thiện rất tốt, nhưng khách nội địa vẫn là động lực chính của nguồn cầu. Các thị trường chính vẫn còn hạn chế việc đi lại tự do.
“Du lịch quốc tế hiện cũng chỉ phục hồi nhẹ, khách du lịch trong nước là đối tượng thúc đẩy nguồn cầu. Trung Quốc là một trong các thị trường chính của Việt Nam, nhưng hiện tại vẫn đóng cửa, hạn chế đi lại, gây cản trở thị trường du lịch Việt Nam” - Ông Matthew Powel nói.
“Theo Tổ Chức Du Lịch Thế Giới (UNWTO), châu Á có thể tụt lại phía sau về phục hồi du lịch quốc tế vì chính sách giới hạn đi lại ngày càng khắt khe. Bất ổn về giá dầu, lạm phát vhay tỷ giá hối đoái đều làm cản trở du lịch” - Chuyên gia nhấn mạnh.