meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Giá kim loại, khoáng sản "chơi đuổi bắt" với giá xăng, dầu trước bối cảnh khủng hoảng kinh tế

Thứ tư, 29/06/2022-21:06
Thị trường ngày càng cần một lượng kim loại khổng lồ cho quá trình chuyển đổi năng lượng, tuy nhiên sản phẩm này đang tăng giá rất mạnh như đang "đuổi theo" sức tăng vọt của giá nhiên liệu.

Nguồn cung sụt giảm trầm trọng

Theo Nhịp sống kinh tế, các chuyên gia cho rằng, gần đây các kim loại và khoáng sản đang gặp phải tình trạng thiếu cung và giá tăng mạnh, điển hình như niken, sắt, đồng. Nguyên nhân vì cuộc chiến giữa Nga và Ukraine vẫn chưa có chuyển biến tích cực mà hai nước này lại là những nhà sản xuất kim loại lớn hàng đầu thế giới, đi đầu trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu bạch kim, palladium, neon.

Vừa qua, hãng sản xuất xe điện Tesla tiếp tục gây bão trên thị trường khi thông báo tin không mấy vui vẻ: Hầu hết các mẫu xe của hãng đã tăng giá. Elon Musk - CEO Tesla cho biết, do giá nguyên liệu lạm phát đã trở thành một lý do chính khiến hãng này phải tăng giá sản phẩm.


Kim loại và khoáng sản đang gặp phải tình trạng thiếu cung và giá tăng mạnh
Kim loại và khoáng sản đang gặp phải tình trạng thiếu cung và giá tăng mạnh

Giá đồng, coban, lithium, nhôm và nhiều khoáng sản khác đều tăng vọt. Như trước đây, các công ty khai thác mỏ sẽ chi trả nhiều hơn để khai thác những kim loại này. Nhưng hiện tại, họ đã thận trọng hơn tương tự như cách làm của các công ty dầu mỏ Mỹ khoan đá phiến. Đây cũng là một tin xấu đối với quá trình chuyển đổi năng lượng toàn cầu. 

Theo Wall Street Journal, sẽ có 10 công ty khai thác hàng đầu thế giới đủ khả năng chi khoảng 40 tỷ USD để khai thác trong năm nay và năm sau. So với năm 2012 đạt mức 80 tỷ thì con số này vào hiện đã giảm mạnh. Giá nguyên liệu thô cần thiết để phục vụ quá trình chuyển đổi năng lượng sẽ cao hơn nhiều, buộc các đơn vị khai thác phải cân nhắc kỹ trước khi xây dựng trang trại năng lượng mặt trời hoặc công viên gió.

Ví dụ như thành phần thiết yếu để sản xuất thép là quặng sắt, đã tăng hơn 82 USD/tấn vào tháng 11/2021 lên 125 USD/tấn. Tuy là mức tăng đáng kể trong vòng 6 tháng qua nhưng mức giá này vẫn thấp hơn 227 USD/tấn vào năm 2021. Kim loại đồng duy trì đà tăng từ năm 2020 và đến nay đã tăng gấp đôi chỉ sau 2 năm dù phải chịu "đè nén" từ các chính sách phong tỏa của Trung Quốc.

RCB Capital Markets cho hay, thị trường đồng sẽ sớm vượt qua trạng thái bị thắt chặt khi một số mỏ khai thác mới đi vào hoạt động trong năm 2022. Trong khi đó, chỉ sau 1 năm lithium đã tăng 432%, đây là một trong những lý do khiến giá xe Tesla tăng lên. Các công ty khai thác vẫn duy trì quy mô, không đầu tư thêm mà chỉ tối ưu hóa sản xuất để tạo thêm lithium và coban.

Nhiều chuyên gia tiết lộ, có vẻ như các công ty khai thác hiện đang tập trung vào việc trả cổ tức cho các cổ đông, hơn là đầu tư vào việc sản xuất. Việc này đã khiến nguồn cung dầu ở Mỹ tăng trưởng khá chậm, nguồn cung một số kim loại khác và khoáng chất cần thiết để phát triển năng lượng tái tạo và ô tô bị thiếu hụt.

Không chỉ vậy, lạm phát cũng đẩy chi phí đầu tư lên cao, tương tự như ngành dầu khí. Theo thông tin từ giám đốc điều hành của Freeport McMoran, "Mọi thứ đang tăng giá chóng mặt, tăng thêm các hạn chế về nguồn cung".

Đầu năm 2022, một sự kiện của ngành khoáng sản tại Ả Rập Xê Út được tổ chức, những chuyên gia tại đây cũng bàn luật về vấn đề này. Họ cảnh báo về sự chậm chễ khi đầu tư khai thác mới sẽ đe dọa đến tiến độ của quá trình chuyển đổi năng lượng.


Phải có thêm các mỏ khai thác mới
Phải có thêm các mỏ khai thác mới

Thêm một vấn đề mới là lạm phát tiềm ẩn. Theo đó, khi trữ năng lượng giảm đi ở các mỏ khai thác sẽ đẩy chi phí hoạt động lên cao hơn. Đây là hiện tượng tự nhiên và không thể hồi phục sau này. Do đó, giải pháp duy nhất là mở thêm các mỏ mới. Tuy nhiên, đa phần các mỏ mới lại nằm trong những khu vực không ổn định về mặt chính trị, pháp lý đã làm tăng thêm rủi ro, khó khăn cho các nhà khai thác.

Gần đây, Goldman Sachs đã giảm bớt mối lo về nguồn cung kim loại khi giá lithium sẽ được "điều chỉnh trong nửa cuối năm 2022 nhưng vẫn đang chịu áp lực lớn về nguồn cung". Nhiều nhà phân tích cho rằng, dựa vào kế hoạch đầu tư của các đơn vị khai thác lớn nhất thế giới, họ đang thiên về xu hướng tăng giá kim loại. Thực tế, khi nguồn cung giảm thì giá sẽ tăng, nhu cầu bị xói mòn.

Tác động tới các nền kinh tế khu vực Châu Á

Trước đó, các nhà phân tích của Nomura - Tập đoàn dịch vụ tài chính toàn cầu Nhật Bản đã chỉ rõ tác động của cuộc khủng hoảng leo thang giữa Nga và Ukraine đối với các nền kinh tế châu Á. Theo đơn vị này, những tác động tiêu cực chủ yếu là do gần như các nền kinh tế đều nhập khẩu ròng đầu. Gần một nửa chi tiêu tiêu dùng của người dân châu Á là dành cho thực phẩm và năng lượng. 

Tuy nhiên, Indonesia vẫn nhập khẩu ròng dầu thô nhưng lại là quốc gia được hưởng lợi. Tác động từ việc giá dầu cao hơn sẽ được bù lại bằng giá các mặt hàng năng lượng khác đang tăng mạnh như than đá, dầu cọ thô, khí đốt tự nhiên hóa lỏng.


Nguồn cung thép bị ảnh hưởng rất lớn từ cuộc xung đột giữa Nga - Ukraine
Nguồn cung thép bị ảnh hưởng rất lớn từ cuộc xung đột giữa Nga - Ukraine

Đối với Ấn Độ, nguồn cung thép sẽ bị ảnh hưởng vì cuộc xung đột quân sự thế giới. Nga và Ukraine đều là nhà sản xuất và xuất khẩu thép lớn toàn cầu và cũng là nhà cung cấp nguyên liệu thô là than cốc, khí đốt tự nhiên. Theo các chuyên gia, cuộc chiến leo thang có thể tác động mạnh tới hoạt động nhập khẩu than luyện cốc của Ấn Độ từ Nga.

Nga là nhà cung cấp khoảng 7% sản lượng niken toàn cầu, chiếm khoảng 18% nhập khẩu niken của Trung Quốc. Tuy nhiên, Trung Quốc sẽ không bị ảnh hưởng quá lớn. Nguyên nhân vì nước này có quan hệ chiến lược với Nga, đồng thời chủ yếu nhập khẩu từ Nga dạng tấm niken để sản xuất thép không gỉ và hợp kim. Kim loại nhôm cũng chịu ảnh hưởng bởi chiến tranh trên thế giới. Giá nhôm LME hiện đang ở mức cao nhất kể từ năm 2008, theo đó Nga đang sản xuất khoảng 6% lượng nhôm thô toàn cầu.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thêm giải pháp duy trì nguồn cung nhà bình dân

TS. Võ Trí Thành: Giá trần chung cư có thể khiến chủ đầu tư không còn động lực phát triển dự án mới

Đất nền ven Vành đai 4: Rục tịch tăng giá nhưng giao dịch nhỏ giọt

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

Mở rộng quỹ đất xây dựng nhà ở thương mại: Chỉ nên thí điểm ở phạm vi hẹp

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

Đất đấu giá “hạ nhiệt” nhưng vẫn bán chênh cả tỷ đồng

Tin mới cập nhật

Vợ chồng 9X chi 30 tỷ xây biệt thự hiện đại kết hợp phong cách nội thất Japandi

13 giờ trước

Từng chỉ sống với 72 nghìn mỗi ngày, làm việc 100 giờ/tuần với 3 công việc: Nhiều năm sau "lội ngược dòng" thành doanh nhân thành đạt, nắm giữ khối tài sản tỷ đô

13 giờ trước

Thêm giải pháp duy trì nguồn cung nhà bình dân

13 giờ trước

Người dân sẽ được giao đất mà không phải qua đấu giá

13 giờ trước

Cô Mười Garden Villa: Sự giao thoa của hơi thở hiện đại và dáng dấp kiến trúc nông thôn vùng Tây Nam Bộ

1 ngày trước