meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Chi phí kim loại sản xuất pin tăng “phi mã” khiến các hãng xe điện lâm vào cảnh “khó khăn chồng chất khó khăn”

Thứ sáu, 10/06/2022-10:06
Chi phí các kim loại để sản xuất pin xe điện tăng cao khiến xe điện bán ra cũng bị nâng giá. Tuy nhiên việc tăng giá xe sẽ để lại nhiều rủi ro, bởi vậy giảm tối đa chi phí sản xuất bằng cách mở rộng khai thác những nguyên liệu sản xuất xe điện là điều cấp bách.

Theo Nhịp sống kinh tế, gần đây, sự tăng giá mạnh mẽ của các kim loại chính bao gồm lithium, coban và niken – các nguyên liệu để sản xuất pin xe điện nên buộc các nhà sản xuất xe điện phải tăng giá xe. Ngoài ra, do ảnh hưởng tiêu cực từ những biện pháp phong tỏa do Covid-19 ở thị trường Trung Quốc gần đây thúc đẩy các nhà sản xuất xe điện đang mở rộng quy mô sản xuất để cải thiện chi phí.

Những kim loại để sản xuất xe điện ngày một đắt đỏ làm giá xe điện tăng, người tiêu dùng lại cân nhắc đến việc mua những chiếc xe xăng truyền thống. Như vậy, đang làm suy yếu nỗ lực cắt giảm lượng khí thải trong lĩnh vực giao thông vận tải và bảo vệ môi trường. Theo nhà phân tích cấp cao Alice Yu của S&P Global Commodity Insights, trong tháng 4, tại Trung Quốc, Mỹ và 4 thị trường hàng đầu tại châu Âu, lượng bán xe điện bán ra đã giảm đi 35,6%.


Chi phí kim loại sản xuất pin đang tăng cao
Chi phí kim loại sản xuất pin đang tăng cao

Theo đánh giá từ các chuyên gia trong ngành xe điện, trong doanh số bán hàng xe điện bị giảm đi có thể chỉ là tạm thời bởi các nhà sản xuất đang nỗ lực tăng cường khai thác các kim loại quan trọng này và đang thử nghiệm với các hóa chất pin thay thế để tối ưu hóa chi phí cuối cùng sẽ đẩy giá xe đi xuống. Tuy nhiên trong thời gian tới, các nhà sản xuất xe điện sẽ phải "nỗ lực hết sức mình" để đảm bảo những nguyên liệu sản xuất xe điện này có giá cả hợp lý. Đây được coi là thách thức lớn với các hang xe khi họ đang rơi vào tình trạng thiếu hụt chất bán dẫn và các bộ phận xe khác.

Ông Tae-Yoon Kim, Nhà phân tích tại Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA chia sẻ: "Hậu quả của chi phí nguyên liệu tăng cao là quá trình chuyển đổi bị chậm trễ khi người tiêu dùng đang trì hoãn lại kế hoạch mua xe điện lại, hay một số khách hàng khác chọn mua những mẫu rẻ hơn cho dù phải đợi đến vài tháng hoặc sang năm sau mới được nhận xe. Tình trạng lạm phát đang bùng phát mạnh mẽ, đặc biệt là tại các thị trường xe điện ngoài Trung Quốc.”

Nguyên liệu sản xuất tăng cao kỷ lục

Trong những tháng đầu năm 2022, theo dữ liệu định giá của S&P Global Commodity Insights ghi nhận được, giá lithium đã tăng “phi mã”, sau khi tăng hơn gấp đôi vào năm 2021. Vào giữa tháng 4, giá lithium cacbonat thô đã đạt mức cao nhất là 78.000 USD/tấn. Sau đó đã giảm xuống còn 74.000 USD/tấn sau 2 tháng.

Sau cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine, các nhà sản xuất xe điện ít nhiều cũng bị ảnh hưởng về nguồn cung của các kim loại chủ chốt khác.

Vào đầu tháng 3, giá niken đã tăng cao kỷ lục khi vượt lên 48.000 USD/tấn. Vào ngày 25/5 giá của kim loại này sau đó đã giảm xuống còn 26.731 USD/tấn nhưng giá vẫn cao hơn so với năm trước là 57,2%.


 
 

Những hành động của ông Putin tại Ukraine đã dấy lên nhiều lo ngại về các lệnh trừng phạt có thể xảy ra đối với Nga khi đây là một trong những nhà sản xuất niken lớn. Ngoài Niken thì nguồn cung coban đang bị thu hẹp lại bởi những gián đoạn trong chuỗi cung ứng.

Theo dữ liệu của Market Intelligence, công ty Nga PJSC MMC Norilsk sản xuất khoảng 2,7% lượng coban được khai thác trên thế giới. Từ tháng 1 đến tháng 3, chỉ trong 2 tháng mà giá coban đã tăng 16,3% và đạt đỉnh 82.000 USD/tấn, vào giữa tháng 5 chốt ở mức 75.000 USD/tấn. So với cùng kỳ năm trước giá vẫn cao hơn đến 71,8%.

Tăng giá là điều không thể tránh khỏi

Ông Kim- làm việc tại Cơ quan Năng lượng quốc tế IEA tiết lộ: "Vào cuối năm 2022, chúng ta sẽ chứng kiến giá pin còn tăng cao hơn và điều này sẽ được chứng minh vào giá xe điện. Điều này ảnh hưởng đến trực tiếp nhu cầu của người tiêu dùng".

Do chi phí nguyên liệu thô tăng và nguồn cung cấp nguyên liệu cho pin xe điện đang rất hạn chế Tesla đã tăng giá một số sản phẩm của mình vào đầu năm nay như phiên bản Long Range. Hiện nay, hầu hết toàn bộ mẫu xe hiện hành của Tesla đều đã tăng giá dao động từ 4,4% đến 9,8%.

Trong cuộc họp báo vào ngày 20/4 vừa qua, CEO hãng xe điện số một thế giới, tỷ phú Elon Musk đã chia sẻ rằng: "Nếu như không có sự mở rộng đáng kể trong việc khai thác và tinh chế lithium và những nguyên liệu thô khác mà tất cả mọi người điều đang cạnh tranh nhau để có được chúng thì rõ ràng điều này sẽ đẩy giá nguyên liệu tăng rất cao".

Trong cuộc họp báo vào ngày 11 tháng 5, Giám đốc điều hành Rivian Robert Scaringe cho biết: “Trong vài tháng qua, tôi thấy giá lithium đã tăng lên khá nhiều, điều này ảnh hưởng đến tất cả mọi người”.


 
 

Theo số liệu từ Công ty chuyên theo dõi chuỗi cung ứng pin cho xe điện Benchmark Mineral Intelligence, trong tháng 4, doanh số bán xe điện ở châu Âu đã giảm 36,9%, xuống còn dưới 160.000 chiếc.

Trong tháng 4, hiệp hội Xe du lịch Trung Quốc cũng báo cáo doanh số bán xe điện của Tesla tại Trung Quốc đã giảm 98%, xuống còn 1.512 chiếc. Nguyên nhân của việc giảm sút này phần lớn là do các nhà máy ở Trung Quốc ngừng hoạt động trong bối cảnh quốc gia này phong tỏa do dịch Covid-19. Song, thị trường kim loại đang bất ổn cũng là thách thức lớn với “ông trùm” xe điện có trụ sở tại Texas này.

Elon Musk cho biết thêm: "Hiện tại chúng tôi nghĩ rằng việc khai thác và tinh chế lithium bị hạn chế rất nhiều, điều này thật đáng lo lắng khi đây chính là nguyên nhân dẫn đến sự tăng trưởng chi phí rất lớn để sản xuất xe điện".

Theo IEA cho biết, sản lượng xe điện sẽ tăng gấp 6 lần trong năm 2030 tuy nhiên, nguồn cung lithium cho xe điện đang bị hạn chế nên hiện không đáp ứng được nhu cầu sản xuất. Hiện nay, cả châu Âu và Mỹ đều đang tập trung vào sản xuất pin. Theo IEA, Trung Quốc vẫn là chuỗi cung ứng chủ lực cho đến năm 2030.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Cơn sốt đất đấu giá đã dịch chuyển về tỉnh: Nhà đầu tư tránh đi vào “vết xe đổ”

Dự kiến năm 2025 sẽ khởi công 6 dự án đường bộ cao tốc quy mô lớn với tổng chiều dài 294km, vốn hơn 32.000 tỷ đồng

Năm 2025, kênh đầu tư nào sẽ thu hút dòng tiền?

Fintech là bệ phóng để trung tâm tài chính quốc tế TP.HCM "cất cánh"

Hà Nội: Chủ đầu tư siêu dự án 30.000 tỷ tiếp tục chuyển nhượng hơn 1,5ha "đất vàng"

"Siêu" dự án gần 60.000 tỷ của "đại bàng" Malaysia được Chính phủ tháo gỡ khó khăn

Xu hướng dịch chuyển nhà ở sang các đô thị vệ tinh

Nghịch lý thị trường vàng cận Tết: Chính thống đìu hiu, “chợ đen” tấp nập

Tin mới cập nhật

HoREA đề xuất cho phép chuyển nhượng dự án chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính

2 ngày trước

Cơn sốt đất đấu giá đã dịch chuyển về tỉnh: Nhà đầu tư tránh đi vào “vết xe đổ”

2 ngày trước

Chủ nhà phố chấp nhận nhượng bộ, giảm giá thuê để tìm khách

2 ngày trước

Blockchain và Proptech: Cuộc cách mạng của thị trường bất động sản

2 ngày trước

Những loại đất không được tách thửa: Nhà đầu tư cần biết để tránh rủi ro

2 ngày trước