meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Giá dầu trồi sụt liên tục, nguyên nhân do đâu?

Chủ nhật, 18/09/2022-18:09
Trị trường dầu thế giới vừa mới trải qua một tuần đầy biến động. Theo ông Craig Erlam - một nhà phân tích thị trường cấp cao tại Anh, lo ngại về tăng trưởng kinh tế toàn cầu đã khiến triển vọng nhu cầu dầu giảm sút. Tuy nhiên, tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC+) cũng đã phát đi tín hiệu về việc sẵn sàng vào cuộc trong trường hợp giá dầu giảm sâu. 

Giá dầu giảm liên tiếp

Dù tăng nhẹ trong phiên 16/9 nhưng giá dầu đã ghi nhận mức giảm tuần thứ ba liên tiếp khi tiếp tục phải chịu áp lực từ những lo ngại xảy ra suy thoái kinh tế do xu hướng thắt chặt chính sách tiền tệ trên phạm vi toàn cầu. Trong phiên giao dịch cuối tuần, giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ giao tháng 10 năm nay đã tăng nhẹ 1 xu, lên mức 85,11 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu Brent Biển Bắc tăng 51 xu (tương đương 0,6%) lên mức 91,35 USD/thùng.

Một yếu tố tác động mạnh đến giá dầu chính là những ảnh hưởng từ diễn biến tại thị trường chứng khoán cùng với những tài sản rủi ro khác. Đáng chú ý, những biến động này xảy ra ngay khi Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8 của Mỹ đã thể hiện rõ mức độ lạm phát đã tăng cao hơn dự kiến. Điều này cũng cho thấy, nhiều khả năng Cục Dự trữ Liên bang (Fed) sẽ nâng lãi suất cho vay ít nhất thêm 75 điểm cơ bản trong trường hợp các nhà hoạch định chính sách sẽ họp vào tuần tới.


Diễn biến của giá dầu Brent trong tuần qua
Diễn biến của giá dầu Brent trong tuần qua

Có thể thấy, thị trường năng lượng đã trải qua một tuần thăng trầm với các phiên tăng giảm đan xen. Trong phiên giao dịch ngày 12/9, giá dầu thế giới đã tăng trước mối lo ngại về nguồn cung cho mùa đông năm nay tăng theo. Chốt phiên hôm 12/9, giá dầu Brent đã tăng 1,16 USD (tương đương 1,3%) lên mức 94 USD/thùng; giá dầu WTI tăng nhẹ 99 xu (tương đương 1,1%) lên mức 87,78 USD/thùng. Nguồn cung dầu trên toàn cầu dự kiến sẽ thắt chặt hơn nữa sau khi lệnh cấm vận của EU với dầu của Nga chính thức có hiệu lực vào ngày 5/12 tới. 

Đến phiên 13/9, giá dầu thế giới đã giảm gần 1%, đảo ngược đà tăng trước đó do giá tiêu dùng tháng 8 tại Mỹ bất ngờ tăng. Điều này càng gia tăng khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục tăng mạnh lãi suất trong tuần tới. Khép phiên hôm 13/9, giá dầu Brent Biển Bắc đã giảm 83 xu Mỹ (tương đương 0,9%) xuống còn 93,17 USD/thùng. Ngoài ra, giá dầu WTI cũng đã giảm 47 xu Mỹ (tương đương 0,5%) xuống còn 87,31 USD/thùng.

Đến phiên 14/9, giá dầu thế giới lại tăng 1% sau khi Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự kiến tăng chuyển đổi từ khí đốt sang dầu, dù triển vọng về nhu cầu dầu vẫn khá u ám. Giá dầu thô Brent đã tăng 93 xu Mỹ (tương đương 1%) lên mức 94,10 USD/thùng, trong khi đó, giá dầu WTI tăng 1,17 USD (tương đương 1,3%) lên 88,48 USD/thùng.

Như một trò đùa, giá dầu phiên 15/9 lại quay đầu giảm do những lo ngại về vấn đề nhu cầu. Theo đó, giá dầu WTI giao tháng 10 của Mỹ đã giảm 3,38 USD (tương đương 3,8%) xuống mức 85,1 USD/thùng. Giá dầu Brent cũng tụt giảm 3,26 USD (tương đương 3,5%) xuống 90,84 USD/thùng.


Nguy cơ suy thoái nền kinh tế toàn cầu đang tạo sức ép lên giá dầu thế giới. Ảnh minh họa
Nguy cơ suy thoái nền kinh tế toàn cầu đang tạo sức ép lên giá dầu thế giới. Ảnh minh họa

Đến phiên cuối tuần 16/9, dù giá dầu đã đi lên đôi chút nhưng giá dầu Brent và dầu WTI vẫn ghi nhận mức giảm lần lượt là 1,6% và 1,9% trong tuần qua. Liên quan đến vấn đề này, ông Craig Erlam - một nhà phân tích thị trường cấp cao tại Anh cho biết: “Trị trường dầu thế giới vừa mới trải qua một tuần đầy biến động. Lo ngại về tăng trưởng kinh tế toàn cầu đã khiến triển vọng nhu cầu dầu giảm sút. Tuy nhiên, tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC+) cũng đã phát đi tín hiệu về việc sẵn sàng vào cuộc trong trường hợp giá dầu giảm sâu”.

Nhu cầu trên đà suy yếu cùng nguy cơ thắt chặt nguồn cung

Nguy cơ suy thoái nền kinh tế toàn cầu đang tạo sức ép lên giá dầu thế giới. Các ngân hàng trung ương trên toàn cầu đang đẩy mạnh việc thắt chặt các chính sách nhằm kìm hãm tình trạng lạm phát. Chưa kể, giá cả leo thang cũng khiến sức mua của người tiêu dùng giảm sâu. Theo như dự báo của giới quan sát, nhiều khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tiếp tục nâng lãi suất lên 0,75 điểm phần trăm trong cuộc họp chính sách sắp diễn ra, nhất là trong bối cảnh chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ trong tháng 8/2022 đã tăng vượt mức dự báo.

Đồng thời, báo cáo lạm phát của Mỹ cũng đã dập tắt kỳ vọng của giới đầu tư về thời điểm Fed sẽ chấm dứt chu kỳ thắt chặt chính sách. Lãi suất cùng với sức mạnh của đồng bạc xanh tăng cao sẽ trở thành tin xấu với thị trường hàng hóa, bao gồm cả dầu. Trong khi đó, theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), Trung Quốc đang phải đối mặt với sự giảm sút về nhau cầu dầu lớn nhất trong vòng hơn 30 năm qua. Nhiều thành phố vẫn đang trong tình trạng phong tỏa để phòng chống dịch bệnh. Bên cạnh đó, sức mạnh tiêu dùng của nước này cũng đang chịu sức ép khủng khiếp từ cuộc khủng hoảng về bất động sản.

Do đó, IEA dự báo, nhu cầu dầu tại Trung Quốc sẽ giảm 420.000 thùng/ngày, tương đương với 2,7% trong năm 2022. Điều đáng nói, đây sẽ là năm giảm đầu tiên của Trung Quốc kể từ khi nhu cầu dầu lao dốc 1% vào năm 1990. Đất nước tỷ dân cũng đang áp đặt những hạn chế chống dịch gắt gao, bao gồm cả việc phong tỏa các khu vực siêu thị. Bất chấp nỗ lực giải cứu của chính phủ, giá nhà nước này cũng đã ghi nhận 11 tháng giảm liên tiếp. 


Nguồn cung dầu toàn cầu vẫn phải đối mặt với nguy cơ bị thắt chặt sau khi EU áp lệnh cấm với những dịch vụ vận chuyển dầu qua đường biển của Nga kể từ 5/12. Ảnh minh họa
Nguồn cung dầu toàn cầu vẫn phải đối mặt với nguy cơ bị thắt chặt sau khi EU áp lệnh cấm với những dịch vụ vận chuyển dầu qua đường biển của Nga kể từ 5/12. Ảnh minh họa

Theo IEA, sự suy yếu về nhu cầu tại Trung Quốc sẽ tác động đến thị trường toàn cầu bởi đây là nước tiêu thụ dầu nhiều nhất thế giới trong 2 thập kỷ qua. Đặc biệt, nhu cầu dầu vẫn tăng trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008-2009 và cả năm 2020. Dự báo mới nhất của IEA cho thấy, nhu cầu dầu toàn cầu sẽ tăng 2 triệu thùng/ngày trong năm nay, chủ yếu tập trung vào thời điểm đầu năm. “Giờ đây, môi trường kinh tế đang ngày càng xấu đi, các đợt phong tỏa để chống dịch tại Trung Quốc vẫn đang đè nặng lên tâm lý thị trường”, IEA nhận định.

Một khi triển vọng kinh tế xấu đi, việc chuyển dịch từ sản xuất điện bằng khí đốt sang dầu sẽ phần nào bù đắp nhu cầu dầu, đồng thời đưa mức tăng trong quý 4 năm nay cùng quý đầu năm sau lên mức 700.000 thùng/ngày, đặc biệt là ở châu Âu cùng với khu vực Trung Đông. Thực tế, nguồn cung dầu toàn cầu vẫn phải đối mặt với nguy cơ bị thắt chặt sau khi EU áp lệnh cấm với những dịch vụ vận chuyển dầu qua đường biển của Nga kể từ 5/12.

Theo ước tính của IEA, lệnh cấm này sẽ khiến sản lượng dầu của Nga vào tháng 2/2023 giảm xuống 9,5 triệu thùng/ngày, so với tháng 2/2022 đã giảm 1,9 triệu thùng/ngày. Tuy nhiên, sản lượng dầu của Nga sẽ giảm ít hơn trong trường hợp G7 triển khai thành công kế hoạch áp trần giá dầu. Trong trường hợp triển vọng kinh tế xấu đi, OPEC+ cũng sẽ chuyển hướng từ tăng sản lượng sang việc thắt chặt nguồn cung nhằm giữ được giá dầu ở mức cao. Tuy nhiên, nhóm này cũng cảnh báo rằng, sản lượng có thể tiếp tục cắt giảm trong những tháng tới.

Cũng theo IEA, nguồn cung dầu diesel cho xe tải và nhiên liệu máy bay vẫn trong tình trạng khan hiếm. Thị trường dầu diesel đang bị thắt chặt vì Trung Quốc và Ấn Độ đã hạn chế xuất khẩu.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

14 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

14 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

14 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

14 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước