Giá bất động sản tăng, "ăn theo" đầu vào vật liệu xây dựng
BÀI LIÊN QUAN
Thanh khoản èo ọt nhưng bất động sản vẫn lên giá là vì đâu?Đâu là những địa phương dẫn đầu về nguồn cung bất động sản trong tháng 5?"Lướt sóng" nhà xây sẵn trong ngõ, nhà đầu cơ chịu cảnh "ôm bom"TỔNG HỢP NHÓM VẬT LIỆU XÂY DỰNG | |
Có nhiều phân khúc bất động sản bị ảnh hưởng bởi giá nguyên vật liệu
Theo Dân Việt, vừa qua, hàng loạt doanh nghiệp sản xuất xi măng trong nước đã thông báo điều chỉnh tăng giá bán xi măng so với hiện tại lên khoảng 100.000 - 150.000 đồng/tấn. Nguyên nhân chủ yếu do giá nguyên vật liệu đầu vào trong sản xuất xi măng đều tăng, đặc biệt là giá xăng dầu và than đá tăng mạnh, nguồn cung khan hiếm dẫn tới giá thành sản xuất xi măng cũng tăng cao.
Không chỉ xi măng, thép cũng liên tục tăng giá trong quý I. Hiệp hội Thép Việt Nam cho biết, giá nguyên vật liệu từ quặng sắt, than coke, thép phế liệu... tăng mạnh sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán (ở Trung Quốc và khu vực ASEAN) khiến cho giá phôi tăng mạnh.
Giá sắt thép tăng khoảng hơn 40% tính từ thời điểm giữa năm 2021 đến hết quý I. Trong chi phí xây dựng 1m2 căn hộ thì vật liệu xây dựng chiếm khoảng 60%, do đó, giá vật liệu xây dựng tăng bao nhiêu thì giá thành căn hộ cũng sẽ tăng lên tương ứng.
Một số công ty xây dựng ngoài việc chịu tác động từ giá nguyên vật liệu còn phải tăng giá thành nhân công lên tới 50-100 nghìn đồng/người/ngày. Chỉ riêng chi phí nhân công cũng đã chiếm khoảng 30% giá trị công trình. Các nhà thầu lúc này khi tính toán ký hợp đồng với chủ nhà cũng phải khá kỹ để không bị lỗ, hoặc phải ký theo dạng hợp đồng kèm theo điều khoản trượt giá.
Theo các chuyên gia, giá nguyên vật liệu xây dựng tăng tác động lớn đến giá của các sản phẩm bất động sản, trong đó riêng chi phí sắt thép chiếm từ 15-20%, còn lại là chi phí đất, xây dựng, quản lý và lợi nhuận của doanh nghiệp. Nếu giá vật liệu xây dựng tăng, chủ đầu tư buộc phải điều chỉnh giá bán theo chiều hướng tăng.
Bên cạnh đó, những biến động về giá cả vật liệu đầu vào đã và đang có tác động tiêu cực tới hoạt động sản xuất kinh doanh của những nhà thầu xây dựng và điều này cũng đẩy giá bán bất động sản tăng cao nhưng tính thanh khoản lại tỷ lệ nghịch. Tính tiêng 4 tháng đầu năm nay, giá căn hộ chung cư, nhà ở riêng lẻ tiếp tục có xu hướng tăng từ 2-3%, nhưng lượng giao dịch chỉ đạt khoảng 45% so với quý IV năm 2021 và bằng khoảng 80% so với cùng kỳ năm 2021.
Một số chuyên gia bất động sản cho rằng, với những người đang sở hữu nhà đã xây dựng trước năm 2021, dù không chịu ảnh hưởng bởi chi phí xây dựng đầu vào của những đợt tăng giá nguyên liệu liên tiếp trong gần 1 năm nay thì cũng không có lý do gì mà họ không neo giá nhà của họ ăn theo giá thị trường của những người bị ảnh hưởng trực tiếp bởi chi phí xây dựng đầu vào tăng cao hiện nay.
Kiểm soát giá bất động sản, tránh tình trạng "vỡ bong bóng"
Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam - ông Nguyễn Văn Đính cho rằng, việc giá vật liệu xây dựng tăng trong bối cảnh Chính phủ đang đưa ra nhiều chính sách để khôi phục lại phân khúc nhà ở bình dân, nhà ở cho người thu nhập thấp đang cho thấy có sự mâu thuẫn.
"Chính phủ cần có chính sách để điều tiết lại bài toán chi phí đối với ngành vật liệu xây dựng. Đồng thời, cần điều chỉnh lại thị trường vật liệu xây dựng, làm thế nào để trong nước "làm chủ" được giá thành vật liệu xây dựng từ việc sản xuất đến cung ứng", ông Đính nhấn mạnh.
Ngoài việc kiểm soát giá đầu vào vật liệu xây dựng, Bộ Xây dựng cũng đang triển khai hàng loạt giải pháp như kiểm soát chặt tài chính, tín dụng, tăng nguồn cung nhà ở xã hội, đặc biệt là siết chặt việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp bất động sản.
Theo nhiều chuyên gia, tác động của việc giá nhà đất tăng sẽ ảnh hưởng đến chính sách phát triển nhà ở giá thấp. Vì vậy, cần nghiên cứu cơ chế phát triển nhà ở thương mại giá thấp, lồng ghép vào việc sửa đổi và bổ sung Luật Nhà ở trong thời gian tới, nếu được Quốc hội thông qua sẽ tạo ra cơ chế cho phát triển loại hình nhà ở.