Giá bất động sản Phú Quốc đang neo ở mức nào sau thời kỳ “sốt nóng”?
Theo Nhịp sống kinh tế, trong vài năm nay, Phú Quốc đã là một điểm đến nổi bật hàng đầu đối với du khách trong và ngoài nước. Nhờ vậy, nhiều “ông lớn” bất động sản cũng nhắm tới Phú Quốc và thực hiện phát triển loạt sản phẩm bất động sản độc đáo.
Hệ sinh thái bất động sản du lịch nghỉ dưỡng tại đây được kết hợp với không gian vui chơi, giải trí đa dạng. Bao gồm vườn thú safari lớn nhất Đông Nam Á, casino đầu tiên cho người Việt vào chơi, cao treo vượt biển dài nhất thế giới… Nhờ vào những lợi thế này mà giá bất động sản Phú Quốc cũng bước lên tầm cao mới, tốc độ tăng giá nhanh, bình quân trên 15%/năm.
Nắm bắt “thời cơ vàng” trên thị trường bất động sản Phú Quốc
Kể từ ngày 01/1/2021, Phú Quốc trở thành thành phố đảo đầu tiên của Việt Nam. Với vai trò và vị thế này, “đảo Ngọc” càng có thêm sức hấp dẫn để thu hút nhiều nguồn lực đầu tư lớn cho phát triển kinh tế - xã hội. Cơ sở hạ tầng nơi đây cũng dần hoàn thiện tích cực trong việc nỗ lực phấn đấu đưa Phú Quốc phát triển thành trung tâm kinh tế, du lịch đẳng cấp quốc tế.“Bất bại” trên đường đua bất động sản nghỉ dưỡng, Phú Quốc vẫn ngậm ngùi lép vế nhà sở hữu lâu dài
Trên thị trường bất động sản Phú Quốc trong những năm gần đây thì bất động sản nghỉ dưỡng luôn chiếm ưu thế tuyệt đối. Trong khi đó, bất động sản nhà ở sở hữu lâu dài kết hợp với du lịch, đặc biệt là sản phẩm nằm gần khu vực trung tâm hoàn toàn thiếu vắng nguồn cung.Phú Quốc liệu có đang vứt bỏ những nét đặc trưng riêng biệt?
Nhiều ý kiến và từ cả cảm nhận của khách du lịch đều cho rằng, Đảo Ngọc Phú Quốc hiện nay đang mất dần những nét đặc trưng riêng của mình và có dấu hiệu hòa lẫn với những thị trường du lịch phổ biến khác.Ông Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Hội Môi giới BĐS Việt Nam cho biết, giá bán bất động sản tại Phú Quốc tuy cao trên thị trường Việt nhưng còn thấp so với thế giới. Bên cạnh bất động sản du lịch thì Phú Quốc còn có dư địa lớn để phát triển phân khúc bất động sản đô thị và nhà ở. Bởi tại thành phố đảo chủ yếu vẫn là đất tại các thị trấn cũ, dự án nhà ở mới còn ít trong khi nhu cầu liên tục tăng cao.
Nhà đầu tư vẫn đang tìm kiếm đất Phú Quốc
So với cơn bão giá từ năm 2018, tuy hiện tại không còn cảnh rộn ràng tìm mua đất tại Phú Quốc nhưng nơi đây vẫn là điểm đến hàng đầu của giới đầu tư. Anh M. - Tài xế chạy taxi tại Phú Quốc cho biết, những người họ hàng xe đang sống tại miền Bắc đã nhờ anh để ý và tìm hộ vài lô đất đẹp ở Phú Quốc. Họ có mục đích đầu tư vào một mảnh đất, chờ tăng giá rồi bán hoặc dự tính xây homestay để cho thuê.
Thi thoảng anh M. cũng bắt gặp các nhà đầu tư miền Bắc ra, nhờ anh đưa đi xem đất. “Có nhiều người vẫn vào Phú Quốc mua đất. Họ hỏi thăm tình hình ở nhiều chỗ để xem giá cả thế nào, có lô đất đẹp nào đang cắt lỗ hay không?" - Anh M. kể.
Người lái xe này cũng cho biết, những người đã nhờ anh tìm đất đều mang tâm lý kỳ vọng sẽ có được lô đất bán tháo hoặc cắt lỗ. Nếu mua được với mức giá rẻ thì họ sẽ dễ vào hàng và chờ đợi lợi nhuận tăng trưởng tốt trong tương lai. Nhưng thực tế là giá đất ở đây chỉ chững lại chứ không hề giảm đi.
Anh M. còn cho hay, để mua được lô đất diện tích khoảng 100m2 đã có sổ đỏ thì cũng phải bỏ ra khoảng 3 - 3,5 tỷ đồng. Giá đất Phú Quốc đang rất cao bởi đã được sang tay qua nhiều môi giới, nhà đầu tư. Vì vậy sẽ khó có thể hạ giá, nhất là với các lô có vị trí đẹp, nằm sát biển, thuận lợi xây dựng homestay thường khá hiếm.
Trong khi đó, đất không có sổ đỏ thì chỉ giao động trong khoảng 200 triệu - 1 tỷ đồng/lô. Nhưng loại đất không sổ đỏ này ẩn chứa nhiều rủi ro vì có thể khiến nhà đầu tư mất trắng nếu bị thu hồi làm dự án.
“Dân lao động như chúng tôi cứ xác định là ở nhà thuê suốt đời. Ngay cả những người dân gốc Phú Quốc cũng ít khi buôn bán đất. Chủ yếu là người miền Bắc ra hoặc dân từ TP. Hồ Chí Minh di cư đi mua đất rồi làm ăn kinh doanh. Họ mua đi bán lại với nhau chứ người lao động ở đây thì làm gì có tiền mua” - Anh M. chia sẻ.
Đầu tư đất nông nghiệp như “con dao hai lưỡi”
Một nhà đầu tư tay nganh - Ông P. với nghề chính là lái taxi tiết lộ, ông đang sở hữu khá nhiều đất tại Phú Quốc. Khoảng 40 năm trước khi mới vào Phú Quốc lập nghiệp, nhờ chăm chỉ làm việc, khai hoang, tích lũy nên ông P. đã tích được khá nhiều quỹ đất lớn.
Người này kể rằng, trước đây ông có lô đất hơn 1,3ha tại khu vực Hòn Thơm. Ông dự tính sẽ không bán lô đất này nhưng nó lại nằm trong quy hoạch dự án. Có chủ đầu tư trả ông 22 tỷ đồng “Nếu không bán cho doanh nghiệp thì lô đất này bây giờ còn tăng giá nữa” - Ông P. tiếc nuối.
Ông P. còn thường xuyên rót vốn vào những lô đất nông nghiệp. Nếu theo dự tính, tiền lời sẽ còn tăng gấp 10 lần nhưng nếu thuê thì có thể trắng tay. “Tuy nhiên tới hiện tại, tôi vẫn chưa bị lỗ vụ nào cả” - Ông P. nói.
Theo tiết lộ, ông P. thường mua đất nông nghiệp thuộc quy hoạch sắp thực hiện. Trung bình mỗi lô đất này có giá khoảng 200 triệu đồng. Khi dự án bắt đầu triển khai thì doanh nghiệp phải thỏa thuận mua với chủ sở hữu đất, vì vậy số tiền lời được có thể tăng gấp nhiều lần. Còn nếu mua đất đã có sổ đỏ thì sẽ chắc chắn lợi nhuận tốt. Như dù an toàn nhưng mức giá loại đất này lại quá cao. Ông P. biết rõ muốn mua đất có sổ thì tài chính phải mạnh, còn không thì nên mua đất nông nghiệp.
Ông P. còn chia sẻ thêm, ông và nhiều người bạn thường cùng góp tiền để mua đất nông nghiệp. Khi bán đi sẽ dựa vào số vốn góp để chia lợi nhuận. Hiện nay ông P. có khá nhiều tài sản khi sở hữu 10 chiếc ô tô chạy thuê cùng 2 chiếc cano. Thu nhập chính của ông là vận hành ô tô và cano, số tiền lãi sẽ tiếp tục đầu tư vào đất.
Quan điểm của ông P. là có tiền sẽ mua đất, ông cũng muốn tích lũy nhiều đất đai để mai này để lại cho con cháu vì chắc chắn giá đất Phú Quốc sẽ ngày càng đắt đỏ. “Nhà đầu tư từ Hà Nội và TP. HCM vào Phú Quốc đông lắm. Họ mua những lô đất lớn để xây biệt thự, kinh doanh homestay,... hoặc là chờ đợi tăng giá” - Ông P. nói.