meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Gần 4 tỷ USD vốn FDI đổ vào “Đất cảng” Hải Phòng, cơ hội hay thách thức mới?

Thứ sáu, 22/04/2022-08:04
Sở hữu hạ tầng công nghiệp và hệ thống giao thông hiện đại, Hải Phòng là tỉnh được các nhà đầu tư nước ngoài, nhất là Hàn Quốc cân nhắc lựa chọn trở thành địa điểm phát triển mới trong khu vực. Các dự án của nhà đầu tư Hàn Quốc hướng đến công nghệ tiên tiến, rất phù hợp với chiến lược thu hút đầu tư chọn lọc của Việt Nam, cụ thể là Hải Phòng. 

Theo VnExpress, chiều ngày 15/4 vừa qua, Hội nghị Xúc tiến đầu tư với các doanh nghiệp Hàn Quốc năm 2022 với chủ đề “Hải Phòng - điểm đến thành công” được tổ chức bởi Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng (HEZA) đã phối hợp với Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Phát biểu tại Hội Nghị, ông Đỗ Nhất Hoàng - Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết: “Sự hấp dẫn của Hải Phòng không chỉ của riêng thành phố này mà Hải Phòng còn là trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, cửa ngõ của Việt Nam và còn sở hữu nhiều tiềm năng và thế mạnh lớn”. 


Quang cảnh hội nghị
Quang cảnh hội nghị

Ông Hoàng cũng cho biết, nhà đầu tư Hàn Quốc định hướng phát triển dự án tới công nghệ tiên tiến, phù hợp với chiến lược thu hút đầu tư có chọn lọc của Việt Nam cũng như sự năng động của Hải Phòng. Đây là cơ hội để hai bên bổ xung, hỗ trợ cho nhau nên các nhà đầu tư Hàn Quốc đã ra quyết định nhanh chóng, đóng góp thêm vào ngân sách và an sinh xã hội của Hải Phòng. 

Tính đến ngày 31/03/2022, các khu công nghiệp và khu kinh tế trên địa bàn thành phố Hải Phòng ghi nhận 102 dự án đầu tư từ Hàn Quốc. Tổng số vốn đầu tư đạt hơn 8,5 tỷ USD, chiếm 43,7% tổng nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào các KCN, KKT. Các dự án tập trung chủ yếu vào lĩnh vực điện tử, ô tô như sản xuất sản phẩm, linh kiện - điện tử; Linh kiện, phụ tùng ô tô; Thiết bị và các sản phẩm từ plastic,...

Theo ông Lê Trung Kiên - Trưởng ban HEZA, nổi bật trong số các nhà đầu tư Hàn Quốc là Tập đoàn LG hiện có 7 dự án tại KCN Tràng Duệ. Những dự án này đều hướng tới sản xuất sản phẩm công nghệ cao. Tổng số vốn đầu tư của 7 dự án đạt 7,24 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 84,9% tổng vốn đầu tư FDI vào KCN Tràng Duệ. Hơn hết, mạng lưới các dự án vệ tinh, sản xuất phụ trợ của tập đoàn được hình thành với gần 50 doanh nghiệp đầu tư vào KCN Tràng Duệ có tổng vốn đầu tư khoảng 1 tỷ USD.  


Ảnh: minh họa
Ảnh: minh họa

Ông Kiên khẳng định: “Tổ hợp các dự án của LG đã đóng góp tích cực cho toàn nền kinh tế - xã hội thành phố. Theo đó, thúc đẩy hiện đại hóa ngành công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao vào hoạt động sản xuất, tạo ra chuỗi sản xuất liên kết giữa các doanh nghiệp quốc tế với các doanh nghiệp nội địa. Đồng thời, giải quyết nhu cầu lao động cho thành phố, duy trì nguồn thu nhập ổn định cho người dân”.  

Trong năm 2021, các doanh nghiệp với nguồn vốn từ Hàn Quốc đạt doanh thu 13,1 tỷ USD, giá trị xuất khẩu đạt 13,59 tỷ USD, giá trị nhập khẩu đạt 12,13 tỷ USD, nộp vào ngân sách gần 3.249,02 tỷ đồng. Tổng số lao động làm việc tại các doanh nghiệp này khoảng 40.940 người. Trong đó, lao động Việt khoảng 39.230 người, lao động nước ngoài khoảng 1.710, thu nhập bình quân đạt 10.500.000 đồng/người/tháng.

Hiện tại, Hải Phòng đang có khu kinh tế Đinh Vũ - Cát Hải với tổng diện tích 22.540 ha, thuộc 5 nhóm khu kinh tế trọng điểm quốc gia và 25 KCN theo quy hoạch quy mô 12.702ha. KKT Đình Vũ - Cát Hải được quy hoạch trở thành KKT tổng hợp, trung tâm kinh tế biển đa ngành, đa lĩnh vực, du lịch, thương mại, đô thị công nghiệp. Cũng là động lực phát triển của Hải Phòng và các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm khu vực Bắc Bộ.

12 khu công nghiệp của Hải Phòng đang được triển khai hoạt động đầu tư, xây dựng, kinh doanh cơ sở hạ tầng. Trong đó, 8 khu thuộc KKT Đình Vũ - Cát Hải với tổng diện tích 5.230ha. Hải Phòng dự kiến trong giai đoạn 2021 - 2025 sẽ triển khai xây dựng thêm 15 khu công nghiệp mới có tổng diện tích hơn 6.200 ha. Nơi đây được kỳ vọng cung cấp nguồn mặt bằng sạch thu hút các nhà đầu tư đến với Hải Phòng. 


Hải Phòng dự kiến phát triển thêm nhiều khu công nghiệp mới
Hải Phòng dự kiến phát triển thêm nhiều khu công nghiệp mới

Tại Hội Nghị HEZA đã chứng kiến nhiều thỏa thuận được ký kết, bao gồm: 

  • Thỏa thuận hợp tác giữa Trung tâm Xúc tiến đầu tư và dịch vụ việc làm Khu kinh tế Hải Phòng và Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Hải Phòng về việc hợp tác cung cấp dịch vụ ngân hàng, dịch vụ tài chính cho các dự án, doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, Khu kinh tế trên địa bàn Thành phố;
  • Biên bản ghi nhớ giữa Khu công nghiệp Deep C và Công ty TNHH LogisValley HTNS về việc nghiên cứu lắp đặt mái pin năng lượng mặt trời;
  • Trung tâm hậu cần LogisValley HTNS Hải Phòng là trung tâm lưu thông tối ưu phản ánh nhu cầu của khách hàng bằng cách kết hợp KNOW-HOW. Vận hành trung tâm lưu thông là Hanaro TNS - một công ty vật liệu tổng hợp dựa trên giải pháp công nghệ thông tin logistic tiêu biểu của Hàn Quốc;
  • Trung tâm hậu cần LogisValley HTNS Hải Phòng có diện tích xây dựng 39,755 m2 và diện tích kho lạnh 19,877m2. Kho đang được xây dựng và dự kiến ​​cho thuê từ tháng 7/2022 sau khi hoàn thành vào cuối tháng 6/2022;
  • Cũng tại Hội nghị, ông Lê Trung Kiên, Trưởng ban HEZA đã trao Giấy chứng nhận điều chỉnh tăng vốn đầu tư cho Công ty TNHH Halla Electronics Vina - KCN Tràng Duệ với số vốn tăng thêm là 30 triệu USD;

Theo ông Min Moon Ki - Tùy viên Thương mại, Đại diện Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam, trong năm 2022, Chính phủ hai nước sẽ nâng lên khuôn khổ hợp tác toàn diện và Hải Phòng sẽ góp vai trò quan trọng trong mối quan hệ này. “Năm nay, làn sóng đầu tư sẽ đổ vào Việt Nam với số vốn khủng, công nghệ tiên tiến. Theo đó, Hải Phòng có lợi thế lớn khi nằm gần Hà Nội, hạ tầng đồng bộ, hiện đại nên các nhà đầu tư đang ưu ái hơn cho Hải Phòng” -  ông Min Moon Ki nói. 

Theo: vnexpress.net
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

Mở rộng quỹ đất xây dựng nhà ở thương mại: Chỉ nên thí điểm ở phạm vi hẹp

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

Đất đấu giá “hạ nhiệt” nhưng vẫn bán chênh cả tỷ đồng

Lãi suất “ghìm cương” nhà ở xã hội

ĐBQH lo ngại “cơn sóng sốt đất” nếu thí điểm mở rộng đất cho nhà ở thương mại

Bảng giá đất làm chi phí chuyển đổi một nền đất từ 200-300 triệu lên 1-2 tỷ đồng

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

2 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

4 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

5 ngày trước