meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Fintech và Ngân hàng: Mối quan hệ đối thủ hay hợp tác?

Thứ hai, 08/04/2024-14:04
00:00/00:00
Nam miền bắc
Trong thời đại chuyển đổi số, sự xuất hiện của các công nghệ tài chính (Fintech) đã làm thay đổi cả bức tranh của ngành ngân hàng truyền thống. Câu hỏi mà nhiều người quan tâm là liệu Fintech và ngân hàng có phải là đối thủ cạnh tranh, hay họ có thể tạo ra một mối hợp tác tạo lợi ích cho cả hai?

Tác động của Fintech đối với hệ thống ngân hàng

Fintech (viết tắt của Financial Technology) là từ đại diện cho sự đổi mới trong cách tiếp cận các hoạt động, dịch vụ tài chính. Những công ty Fintech thường sử dụng công nghệ để cung cấp các dịch vụ tài chính một cách hiệu quả và linh hoạt hơn. Điều này bao gồm các ứng dụng công nghệ, ứng dụng di động, nền tảng giao dịch trực tuyến và các dịch vụ thanh toán kỹ thuật số.

Thông qua việc áp dụng các công nghệ như trí tuệ nhân tạo, machine learning, blockchain,… Fintech đã tạo ra những trải nghiệm tài chính mới mẻ, thu hút người dùng bằng tính tiện lợi về tốc độ, hiệu suất, cách hoạt động đơn giản hơn, từ đó đáp ứng toàn diện những nhu cầu của khách hàng mà các nhà cung cấp dịch vụ trước đây chưa làm được.

Tại Việt Nam, thị trường Fintech phát triển hết sức mạnh mẽ, chủ yếu tập trung vào thanh toán và chuyển tiền. Nổi bật một số đơn vị, tổ chức tài chính như VNPAY, MoMo, ZaloPay, Moca,… với hàng chục triệu người sử dụng.





Fintech thu hút người dùng bằng tính tiện lợi về tốc độ, hiệu suất và hoạt động đơn giản hơn.
Fintech thu hút người dùng bằng tính tiện lợi về tốc độ, hiệu suất và hoạt động đơn giản hơn.

Tuy chỉ mới hình thành, các sản phẩm Fintech đã làm thay đổi hoàn toàn diện mạo, hệ thống của các phương thức giao dịch truyền thống, tác động đến hầu hết mọi lĩnh vực hoạt động của hệ thống tài chính ngân hàng. Một số chuyên gia cảnh báo, làn sóng Fintech có thể làm “quật ngã” các ngân hàng hoạt động theo kiểu truyền thống, thậm chí cảnh báo ngân hàng nên xem Fintech là đối thủ cạnh tranh. 

TS. Nguyễn Thị Hiền, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Ngân hàng cho rằng, Fintech hiện đã thâm nhập vào nhiều lĩnh vực trong mọi hoạt động của ngân hàng. Đặc biệt nổi bật là hai lĩnh vực thanh toán và cho vay, tập trung chủ yếu vào những đối tượng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân, vốn là thế mạnh của ngân hàng. 





Fintech hiện đã thâm nhập vào nhiều lĩnh vực trong mọi hoạt động của ngân hàng.
Fintech hiện đã thâm nhập vào nhiều lĩnh vực trong mọi hoạt động của ngân hàng.

Sự vươn lên nhanh chóng của Fintech trong những năm gần đây đã phần nào thể hiện tầm quan trọng của lĩnh vực này trên thị trường dịch vụ tài chính. Fintech không chỉ cung cấp cho khách hàng các sản phẩm với chi phí thấp, mà còn mang đến nhiều tiện ích với quy mô và mức độ tiếp cận tốt hơn. Đặc biệt, Fintech còn giúp giảm nguy cơ tiền giả, rửa tiền và kiểm soát tiền mặt cho các nhà quản lý. 

Thực vậy, Fintech đã dần dần phá vỡ các mô hình kết nối truyền thống khách hàng-ngân hàng, tạo cho khách hàng nhiều lựa chọn hơn cho hoạt động huy động vốn, thanh toán, ký thác, mua bán tiền tệ, sử dụng dịch vụ với chi phí ít tốn kém nhất. Fintech cũng xâm nhập sâu rộng vào các lĩnh vực tài trợ, thanh toán, quản lý tài sản và đầu tư, thu thập dữ liệu, đánh giá và xếp hạng tín dụng, cho vay, tiền điện tử, quản lý vốn lưu động v.v... 

Đối thủ hay hợp tác?

Mặc dù có vẻ như Fintech và ngân hàng truyền thống là hai lực lượng cạnh tranh, thực tế là họ cũng có thể hợp tác để tạo ra giá trị cho khách hàng và cho bản thân họ. Chẳng hạn, khả năng hợp tác giữa ngân hàng và các doanh nghiệp Fintech có thể tạo giá trị gia tăng các dịch vụ cung cấp cho khách hàng, chẳng hạn như đưa ra các hình thức thanh toán mới, khả năng hợp tác khai thác và sử dụng dữ liệu do ngân hàng có sẵn mạng lưới khách hàng và cơ sở dữ liệu khách hàng lớn trong khi các công ty Fintech có công nghệ.

Fintech đã trở thành xu thế công nghệ của thế giới, chính vì vậy các ngân hàng rất cần áp dụng Fintech. Vốn dĩ, công nghệ chính là tiền đề cho các lĩnh vực phát triển mạnh hơn, lan tỏa nhanh hơn, điều này khiến cho các ngành đều phải tranh thủ, chạy theo những bước tiến mới của công nghệ. Chính vì vậy, nếu các ngân hàng không cập nhật xu thế này thì sẽ dễ trở nên lạc hậu. 





Ông Phạm Xuân Hòe, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Ngân hàng thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Ông Phạm Xuân Hòe, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Ngân hàng thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Cả Fintech và ngân hàng truyền thống đều có những điểm mạnh riêng, và việc chia sẻ kiến thức và kỹ năng có thể mang lại lợi ích lớn. Fintech có thể học hỏi về quy trình và sự ổn định từ ngân hàng, trong khi ngân hàng có thể học được về đổi mới và linh hoạt từ Fintech.

Theo ông Phạm Xuân Hòe, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Ngân hàng thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, định hình tương lai cho ngành fintech Việt Nam không còn con đường nào khác là phải hợp tác với ngân hàng. Đó cũng chính là đường đi nhanh nhất và hiệu quả nhất. Tuy nhiên, thách thức lớn nhất là câu chuyện về hành lang pháp lý thiếu và không đồng bộ, do đó các cơ quan chức năng phải nhanh chóng xây dựng chính sách phù hợp với mô hình hoạt động cùng chủ thể mới tham gia vào cung ứng dịch vụ ngân hàng…

Do đó, cần tăng cường hợp tác giữa các công ty tham gia vào hoạt động Fintech với các tổ chức tài chính truyền thống. Các công ty Fintech mặc dù có ưu thế về công nghệ, mô hình kinh doanh sáng tạo nhưng lại ít kinh nghiệm trong hoạt động tài chính-ngân hàng, hệ thống kiểm soát, mạng lưới tiếp cận khách hàng còn nhiều hạn chế. Các ngân hàng truyền thống lại có lợi thế về sự am hiểu vận hành và hoạt động của hệ thống tài chính, về dữ liệu khách hàng, bộ máy kiểm soát tuân thủ pháp lý chắc chắn.





Nhiều ngân hàng truyền thống đã bắt đầu hợp tác với các công ty Fintech để cung cấp các dịch vụ tài chính.
Nhiều ngân hàng truyền thống đã bắt đầu hợp tác với các công ty Fintech để cung cấp các dịch vụ tài chính.

Bằng cách hợp tác, cả Fintech và ngân hàng sẽ cùng có lợi. Điều đó tạo ra sức mạnh tổng hợp cho thị trường dịch vụ ngân hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế. 

Hiện nay, nhiều ngân hàng truyền thống đã bắt đầu hợp tác với các công ty Fintech để cung cấp các dịch vụ tài chính mới mẻ cho khách hàng của mình. Điều này có thể là thông qua việc tích hợp các ứng dụng Fintech vào hệ thống của mình hoặc thông qua việc đầu tư vào các công ty Fintech tiềm năng.

Fintech và ngân hàng truyền thống không nhất thiết phải là đối thủ cạnh tranh. Thay vào đó, họ có thể tận dụng lợi ích của nhau để tạo ra giá trị cho khách hàng và thị trường. Bằng cách hợp tác và học hỏi từ nhau, họ có thể tạo ra một môi trường tài chính đa dạng và phong phú, mang lại lợi ích cho tất cả các bên liên quan.

Thiên Anh
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

YouTube Shorts vừa được tích hợp mô hình AI mới, giúp việc sáng tạo trở nên dễ dàng hơn

Ông Donal Trump ra mắt dự án tiền điện tử mới

Các "ông lớn" công nghệ thế giới đã phải xuống nước thế nào để có được GPU hàng đầu của Nvidia?

Cuộc cách mạng số của xây dựng 4.0 tại EU

Mỹ đang tăng áp lực buộc Hàn Quốc tham gia lệnh hạn chế chip công nghệ cao với Trung Quốc?

ChatGPT sắp có bản nâng cấp mới, AI biết “uốn lưỡi 7 lần trước khi nói”

Chuyển tiền hỗ trợ đồng bào bị thiên tai, người dân cần lưu ý những điều sau

YouTube ra mắt tính năng mới, giúp phụ huynh kiểm soát hoạt động của con trên nền tảng

Tin mới cập nhật

YouTube Shorts vừa được tích hợp mô hình AI mới, giúp việc sáng tạo trở nên dễ dàng hơn

7 giờ trước

Khu du lịch là gì? Điều kiện xét thành khu du lịch các cấp

17 giờ trước

Thanh Hóa ra "tối hậu thư", yêu cầu khởi công TTTM Aeon Mall trước ngày 10/10

2 ngày trước

Tòa nhà chọc trời cao tầng nhất TP. HCM "soán ngôi" Landmark 81: Tựa cây tre vươn dài và sở hữu một khu rừng lơ lửng trên không

2 ngày trước

Tập đoàn của ông Donald Trump muốn "rót vốn" đầu tư khách sạn, sân golf tại Hưng Yên

2 ngày trước