EVN dừng huy động 172MW điện mặt trời Trung Nam Thuận Nam, Trungnam Group sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?
BÀI LIÊN QUAN
Thị trường ô tô điện mạnh nhất thế giới chọn "bàn đạp" để chinh phục Đông Nam Á: Việt Nam không phải nơi bắt đầuMỹ khó có thể chiếm ngôi đầu bảng của Trung Quốc trên cuộc đua sản xuất pin xe điện CATL - “ông lớn” cung cấp công nghệ khung gầm cho xe điện VinFast có gì đáng chú ý?Tại buổi gặp gỡ nhà đầu tư vào ngày 3/11, ông Nguyễn Tâm Tiến - CEO Trung Nam Group cho biết việc EVN dừng huy động 172 MW công suất dự án điện mặt trời Trung Nam Thuận Nam có ảnh hưởng đến hoạt động của Tập đoàn. Mặc dù vậy thì vẫn có thể cân đối được bởi vì nó chiếm đến 10% tổng công suất của tập đoàn.
Ông Nguyễn Tâm Tiến nói thêm rằng: "Trong khi với điện mặt trời doanh nghiệp không tốn chi phí nhiên liệu, tỷ trọng khấu hao và lợi nhuận nhiều hơn nên vẫn cân đối được".
Ông Tiến cũng cho hay, theo Quyết định 13 về cơ chế khuyến khích việc phát triển điện mặt trời ở Việt Nam thì doanh nghiệp này đã có chứng nhận đầu tư trước ngày 23/11/2019 và sẽ có mức giá ưu đãi là 7,09 UScent/kWh.
Trung Nam Group sẽ chuyển quỹ đất 600ha thành tiền mặt
Công ty đang có quỹ đất khoảng 600ha và sẽ chuyển thành tiền mặt. Đây là quỹ đất được tích lũy từ các dự án BOT trước đây” - Đại diện Trung Nam Group cho hay.Trung Nam Group - Tập đoàn lớn mạnh trong lĩnh vực đầu tư và xây dựng
Trung Nam Group luôn không ngừng lớn mạnh và liên tục mở rộng quy mô hoạt động trên khắp cả nước, trở thành một thương hiệu lớn, tạo được sự tín nhiệm cho các đối tác, khách hàng, trở thành một trong những nhà đầu tư chuyên nghiệp hàng đầu Việt Nam.Ông Tiến nói thêm rằng, với riêng tỉnh Ninh Thuận, đơn vị nào đua trước năm 2021 thì sẽ được hưởng giá ưu đãi. Trung Nam cũng đã hoàn thành được 278 MW theo thời hạn này và còn 172 MW rớt ra nhưng theo Quyết định 13 vẫn còn trong trường hợp được ưu đãi.
Chính vì thế mà trong thời gian tới, Trung Nam cũng sẽ tiếp tục khiếu nại, họp bàn tìm ra giải pháp. Và đến một ngày nào đó, 172MW sẽ tiếp tục sẽ phát theo thỏa thuận 20 năm. Vấn đề là có thể Trung Nam phải đợi lâu hơn thôi.
Tập đoàn này cũng cho biết, việc dừng huy động phần công suất 172,12 MW chưa có cơ chế đánh giá của nhà máy điện mặt trời Trung Nam - Thuận Nam đó là tuân thủ đúng với các văn bản pháp lý theo quy định của pháp luật.
Chi tiết, trong văn bản số 12158, Bộ Công Thương cũng chỉ đạo: “Kể từ ngày 1/1/2017, nếu như các nhà máy điện không có hợp đồng mua bán điện nhưng giá điện đã hết hiệu lực thì Bộ Công Thương cũng yêu cầu EVN chỉ đạo các đơn vị liên quan không huy động các nhà máy điện này phát điện lên lưới điện quốc giá trừ trường hợp cần thiết huy động để có thể đảm bảo được an ninh cung cấp điện.
Bên cạnh đó, Điều 4 Thông tư số 13 của Bộ Công Thương cũng quy định rằng EVN không thực hiện việc tạm thanh toán hay là thanh toán tiền điện cho nhà máy điện khi vận hành, phát điện lên lưới mà không hề ký kết chính thức hợp đồng mua bán điện. Còn trong trường hợp phải huy động các nhà máy này bởi yêu cầu đảm bảo an ninh cung cấp điện thì EVN có trách nhiệm sẽ báo cáo cho Bộ Công Thương phối hợp với các đơn vị phát điện thực hiện việc huy động, vận hành cũng như thanh toán tiền điện cho nhà máy điện.
Thời điểm trước đó, ngày 31/8, Công ty đã mua bán điện (EVNEPTC) thuộc EVN đã có văn bản thông báo ngừng khai thác đối với 40% công suất (tương đương 172,12MW) chưa có giá bán điện của dự án Nhà máy điện Mặt trời Trung Nam Thuận Nam 450 MW ở Ninh Thuận.
Và theo báo cáo của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Điện mặt trời Trung Nam - Thuận Nam thì việc dừng khai thác phần công suất chưa có giá điện của dự án điện mặt trời 450 MW từ ngày 1/9/2022 đã gây ra thiệt hại cho dự án lên đến 80 tỷ đồng.
Đứng trước thực tế này thì vào ngày 18/9, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận cũng đã có văn bản kiến nghị Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành xem xét trong việc chỉ đạo tiếp tục khai thác phần công suất chưa có cơ thế giá điện của nhà máy điện mặt trời 450 MW.
Cũng theo đó thì Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã tiến hành chủ trì họp cũng như có kết luận về việc khai thác công suất chưa có cơ chế giá điện của nhà máy điện mặt trời 450 MW ở Thông báo số 316 vào ngày 5/10 của Văn phòng Chính Phủ.
Trong đó thì chỉ đạo của Bộ Công Thương chịu trách nhiệm trong việc xem xét và hướng dẫn, xử lý dứt điểm các kiến nghị của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Điện mặt trời Trung Nam - Thuận Nam về việc dừng khai thác phần công suất chưa có cơ chế giá điện của Nhà máy điện mặt trời ở xã Phước Minh, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận nhằm đảm bảo đúng quy định của pháp luật.
Và trong quá trình xử lý các kiến nghị cũng cần phải xem xét toàn diện các vấn đề có liên quan về đầu tư xây dựng nhà máy điện gắn với đầu tư lưới điện truyền tải đấu nối giải tỏa công suất của nguồn điện trong khu vực, hợp đồng mua bán điện giữa các bên và công nhân vận hành thương mại của cơ quan có thẩm quyền,... từ đó nhằm đảm bảo được thống nhất và đúng với quy định.
Cũng thực hiện kết luận của Phó thủ tướng Chính phủ ở Thông báo số 316 và phân công của Bộ Công thương, vào ngày 7/10, Cục điện lực và Năng lượng tái tạo Bộ Công Thương cũng đã có văn bản yêu cầu EVN thực hiện việc khai thác và huy động ở trên cơ sở thỏa thuận và Hợp đồng cũng đã ký giữa các bên cũng như quy định pháp luật có liên quan. Mặc dù vậy thì đến ngày 23/10 thì EVN cũng đã có phản hồi như trên.