meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Đứt gãy nguồn cung ứng: Giải pháp nào cho các doanh nghiệp?

Thứ hai, 06/06/2022-00:06
Việc Trung Quốc thực hiện phong tỏa tại nhiều địa phương với chính sách Zero COVID đã khiến cho nguồn cung ứng nguyên liệu, sản xuất hàng hóa gặp khó khăn. Các doanh nghiệp cho biết với việc vận chuyển hàng khó khăn hay việc chậm giao hàng cho đối tác là điều khó tránh khỏi.

Doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nề từ việc “đứt gãy” nguồn cung ứng

Theo Báo tin tức, Trung Quốc được ví như một công xưởng sản xuất của thế giới. Tại nước này, gần như các mặt hàng nguyên phụ liệu hay linh kiện được sản xuất và vận chuyển đến các quốc gia khác. Chính vì thế mà mỗi sự gián đoạn, chậm trễ giao thương của đất nước này sẽ dẫn đến sự thiếu hụt nguồn nguyên liệu sản xuất cho việc chế tạo. 

Cụ thể, dệt may chính là ngành chịu tác động mạnh mẽ khi có đến 50% nguyên phụ liệu ngành được nhập khẩu từ Trung Quốc. Tổng giám đốc Tổng công ty May 10 - ông Thân Đức Việt cho biết: "Hiện tại Tổng Công ty đang điều chỉnh lại nhận định về thị trường vì sau thời gian 4 tháng qua, thị trường đã có nhiều biến động. Đầu tiên đó là cuộc xung đột Nga - Ukraine đã đẩy giá nguyên liệu đầu vào tăng cao. Điều thứ hai chính là chiến lược Zero COVID đã dẫn đến việc thiếu nguyên liệu ngay trong ngắn hạn, chi phí tăng cao". 



Doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nề từ việc “đứt gãy” nguồn cung ứng
Doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nề từ việc “đứt gãy” nguồn cung ứng

 

Theo đó, Tổng Công ty May 10 là đơn vị có đơn đặt hàng tốt trong ngành. Đến hiện tại, đơn hàng tại doanh nghiệp này đã có đến hết tháng 8/2022. Và riêng với mặt hàng veston thì đã có đơn hàng đến hết cuối năm. Tuy nhiên, nỗi lo lớn nhất của doanh nghiệp này trong bối cảnh hiện tại chính là khu Trung Quốc thực hiện Zero COVID sẽ khiến đứt gãy chuỗi cung ứng. Điều này cũng sẽ kéo theo doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc đáp ứng đúng kế hoạch cũng như tiến độ sản xuất theo các hợp đồng đã ký với đối tác. Ông Thân Đức Việt cho hay: "Chúng tôi đã tính đến phương án đa dạng nguồn hàng nguyên liệu, tránh phụ thuộc vào một thị trường nhất định, như từ Ấn Độ, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc... Tỷ trọng này sẽ tăng lên và có thể chủ động được trong từ 5-10 năm tới. Nhưng trong ngắn hạn thì không còn cách nào khác là chấp nhận phương thức vận chuyển khác hiện nay và tìm kiếm sự chia sẻ từ khách hàng lâu năm, do những tác động từ chính sách Zero COVID của Trung Quốc. Chúng tôi liên tục bám sát từng mã hàng, đơn hàng, tại từng xí nghiệp để sản xuất hiệu quả nhất trước nguy cơ thiếu hụt nguyên phụ liệu hiện tại".

 

Còn đối với Tổng Công ty Việt Thắng, đơn vị này trung bình hàng tuần sẽ nhập 3 container nguyên phụ liệu từ phía Trung Quốc để phục vụ cho việc sản xuất, giá trị hơn 80.000 USD. Tuy nhiên, từ đầu tháng 5 đến nay, do sự tắc nghẽn tại một số cảng ở thị trường này mà hàng nguyên liệu sản xuất đã không thể về đúng hạn như quy định. Ban lãnh đạo Tổng Công ty Việt Thắng cho hay, khoảng 10 ngày nay, đối tác phía Trung Quốc không thông báo được thời hạn giao hàng chính thức nên một số nguyên liệu nhập buộc đổi phải chuyển đổi sang nguồn khác. Đến hiện tại, nguồn nguyên liệu từ Trung Quốc chiếm đến 30 - 40% tổng nguyên liệu nhập khẩu của doanh nghiệp. 

Và không chỉ có ngành dệt may, da giày mà các nhà máy sản xuất cơ khí chế tạo cũng đang trong tình trạng gặp khó khăn. Giám đốc Công ty Cơ khí chính xác SKD Việt Nam - ông Nguyễn Văn Kết cho hay, từ đầu tháng 5 việc nhập khẩu thêm linh kiện sản xuất gặp khó hơn, hàng cũng không thể về đúng hẹn. Hiện tại, SKD đang cố gắng sản xuất với lượng nguyên liệu lưu kho có sẵn, đồng thời cũng liên kết với một số doanh nghiệp khác để có thể cân đối được nguồn hàng. Ông Kết chia sẻ thêm: "Với các đối tác nước ngoài, như Nhật Bản, Hàn Quốc... mà SKD đang hợp tác, họ rất chuẩn trong khâu chất lượng, thời gian giao hàng. Với tình hình nguồn cung hiện nay sẽ rất khó để khẳng định có thể đáp ứng đúng tiến độ hay không. Chúng tôi sẽ phải đàm phán, tìm kiếm sự chia sẻ từ khách hàng".



Gạo Việt có "cửa sáng" khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Châu Âu (EVFTA) được ký kết
Gạo Việt có "cửa sáng" khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Châu Âu (EVFTA) được ký kết

Trong 4 tháng đầu năm 2022, báo cáo từ Bộ Công Thương cho thấy, Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc gần 37 tỷ USD hàng hóa, so với cùng kỳ năm trước tăng 8,3%. Có thể thấy, nguồn nhập khẩu Trung Quốc phần lớn đều là nguyên liệu phục vụ sản xuất. Đặc biệt đây cũng là thị trường cung cấp lớn đối với nguyên vật liệu đầu vào nhằm phục vụ cho việc sản xuất của Việt Nam nhất là nhóm linh kiện điện tử, phụ tùng máy móc và hóa chất. Chính vì thế mà những gián đoạn nguồn cung từ thị trường này do áp dụng chính sách Zero COVID chắc chắn cũng sẽ gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp.

Doanh nghiệp Việt Nam cần đa dạng hóa thị trường nhập khẩu nguyên liệu lẫn xuất khẩu hàng hóa

Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Cơ khí Việt Nam - Ông Phan Đào Long cho biết, nhiều ngành nghề trong đó có cơ khí đang phụ thuộc rất nhiều vào nguyên liệu từ Trung Quốc. Thực trạng này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến việc sản xuất của doanh nghiệp nói riêng mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến nền sản xuất cơ khí và công nghiệp nói chung. Diễn biến hiện nay trong cuộc khủng hoảng Nga - Ukraine hay áp dụng Zero COVID tại Trung Quốc dự báo cũng sẽ còn kéo dài và vô cùng phức tạp. Chính vì thế, để có thể vượt qua được khó khăn này thì bản thân doanh nghiệp phải xoay sở và tìm nguồn cung cấp mới, đồng thời cũng đàm phán để gia hạn thêm thời gian giao hàng với đối tác. 

Phía đại diện các doanh nghiệp cũng cho rằng, đối với những mặt hàng nguyên liệu trong nước có thể sản xuất, số lượng hay chất lượng đều đáp ứng có thể thay thế và các doanh nghiệp cũng sẽ đàm phán để chuyển đổi. Tuy nhiên thì vối những sản phẩm không thể sản xuất được hoặc đã được chỉ định từ phía nhà nhập khẩu thì buộc phải chờ đợi và không thể thay thế ở trong thời điểm này.


Dệt may chính là ngành chịu tác động mạnh mẽ khi có đến 50% nguyên phụ liệu ngành được nhập khẩu từ Trung Quốc
Dệt may chính là ngành chịu tác động mạnh mẽ khi có đến 50% nguyên phụ liệu ngành được nhập khẩu từ Trung Quốc

Không riêng gì Việt Nam, nhiều doanh nghiệp trên thế giới cũng đang phải chịu ảnh hưởng từ việc đứt gãy nguồn cung ứng. Nhằm tránh bị phụ thuộc, điều cần thiết là doanh nghiệp Việt Nam phải đa dạng hóa thị trường nhập khẩu nguyên liệu lẫn xuất khẩu hàng hóa. Ngoài ra, nhiều chuyên gia cũng cho rằng cần có thêm các chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ tại thị trường trong nước để có thể từng bước tự chủ được nguồn nguyên liệu - đây chính là vấn đề cốt lõi để có thể phát triển bền vững nền công nghiệp Việt Nam. 

Bộ Công Thương đưa thông tin, để hỗ trợ cho doanh nghiệp, Bộ đang yêu cầu các hiệp hội, doanh nghiệp có đánh giá và rà soát kỹ lưỡng, khẩn trương những tác động của việc Trung Quốc áp dụng biện pháp phong tỏa vì dịch bệnh. Song song với đó, vì chủ trương của nước bạn là Zero COVID nên các doanh nghiệp trong nước cần chủ động thích ứng để đưa ra chiến lược phù hợp. 

Đại diện của Bộ Công Thương cũng cho rằng, trước những tác động của dịch bệnh COVID-19,  từ cuộc xung đột Nga - Ukraine và biện pháp phong tỏa từ Trung Quốc thì doanh nghiệp cần phải đẩy nhanh hơn quá trình tái cơ cấu sản xuất và tìm nguồn cung ứng nguyên phụ liệu cũng như linh kiện thay thế từ các thị trường khác. Đặc biệt là nếu có thể, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh liên kết, hỗ trợ và sử dụng sản phẩm của nhau trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh để có thể giảm mức phụ thuộc vào nguồn lực từ phía bên ngoài. 

Còn về phía Bộ Công Thương, bên cạnh việc hỗ trợ thông tin thị trường, kết nối cung cầu thì Bộ sẽ tăng cường mở rộng thị trường mới để giúp cho doanh nghiệp tránh bị phụ thuộc vào một thị trường cả ở chiều nhập và xuất khẩu. Đáng chú ý, sẽ tiến hành tận dụng có hiệu quả những lợi thế cùng các cam kết trong các Hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã tham gia. Cụ thể, Bộ đã chỉ đạo các thương vụ tích cực tìm kiếm, cung cấp cũng như cập nhật thường xuyên danh sách các nhà máy phân phối, sản xuất xuất khẩu nguyên phụ liệu cho ngành dệt may, da giày, máy tính và các nguyên, nhiên vật liệu phục vụ sản xuất của ngành hóa chất, đồ gỗ, sắt thép,...

Bên cạnh đó cũng sẽ hỗ trợ các hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp kết nối với nhà cung cấp nước ngoài khi được yêu cầu. Song song với đó sẽ nghiên cứu, xúc tiến nhập khẩu nguyên vật liệu thiết yếu để phục vụ các ngành sản xuất sử dụng nhiều lao động. Đặc biệt cũng sẽ chú trọng các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa có kinh nghiệm trong giao dịch nhập khẩu.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

Người Hà Nội ưu tiên chung cư, TP.HCM chọn nhà riêng

Bất động sản bất ngờ dẫn đầu lợi nhuận của quý IV/2024

Chuyên gia dự báo, đầu tư căn hộ cho thuê sẽ tiếp tục tăng trưởng

Thị trường chung cư cuối năm: Môi giới liên tục mời bán giá cao nhưng chủ yếu "hỏi để đấy"

Bất động sản nghỉ dưỡng vẫn "nằm im" trong cuộc đua phục hồi

Cho vay mua nhà dự kiến sẽ tăng trưởng 15% trong năm 2025

Hà Nội: Năm 2025 nguồn cung căn hộ bất ngờ giảm nhẹ

Tin mới cập nhật

Amazon gây sức ép cho các đối tác bán hàng trên Temu

4 giờ trước

Nga bắt đầu sử dụng bitcoin trong giao dịch quốc tế

4 giờ trước

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

4 giờ trước

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

4 giờ trước

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

4 giờ trước